Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn Tiếng Việt lớp 5 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: THANH ÂM CỦA GIÓ

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Thanh âm của gió. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời kể, tả giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
  • Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu và nội dung chính của văn bản Thanh âm của gió. Chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, biết tóm tắt và hiểu được chủ đề của văn bản.
  • Nhận biết được các từ loại danh từ, động từ, tính từ và tạo lập được câu có chứa các từ loại đó.
  • Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe bằng những chi tiết sáng tạo.
  • Có ý thức quan sát, khám phá thế giới xung quanh, phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu với thiên nhiên, cuộc sống.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Đồ dùng dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về thiên nhiên, cuộc sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1- 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về một số trò chơi và hoạt động ngoài trời của các bạn nhỏ:

Nhảy dây

Chơi chuyền

Lắc vòng

Cờ chiếu tướng

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Trao đổi với bạn về những trò chơi hoặc những hoạt động em thường thực hiện khi chơi ngoài trời.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr8, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

Bài đọc Thanh âm của gió là câu chuyện về sự ngạc nhiên, thích thú của các bạn nhỏ trước tiếng gió thổi trong một khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Thanh âm của gió với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc hồn nhiên, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có điều khác lạ.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những câu đối thoại giữa các nhân vật, sự ngạc nhiên, thích thú đúng với nhân vật là các bạn nhỏ.

- GV mời HS đọc phân vai.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: lấp lánh, thỉnh thoảng, thung lũng, tha thẩn…

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài. Ví dụ:

·        Suối nhỏ,/ nước trong vắt,/ nắng chiếu xuống đáy làm cát,/ sỏi ánh lên lấp lánh.

·        Chiều về,/ đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối,/ chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình.

+ Nhấn giọng ở một số câu thoại thể hiện cảm xúc hào hứng, thích thú của các bạn nhỏ khi phát hiện ra tiếng gió có sự kì lạ. Ví dụ:

·        Ơ, em bịt tai lại nghe tiếng gió lạ lắm.

·        Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm.

·        Đúng rồi, tớ nghe thấy “vui, vui, vui, vui…”.

·        Gió nói “đói, đói, đói…rồi”….

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, HS phân vai và luyện đọc cùng nhau.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 5 HS đọc phân vai tương ứng với 5 nhân vật: tôi, Bống, Văn, Thành, Điệp.

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Thanh âm của gió.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Khung cảnh thiên nhiên khi các bạn nhỏ đi chăn trâu được miêu tả như thế nào?

+ GV hướng dẫn HS đọc lướt đoạn mở đầu và tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Cỏ gần nước tươi tốt…Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng…Chiều về, đàn trâu no cỏ đằm mình dưới suối…

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? Theo em, vì sao các bạn nhỏ thích trò chơi đó?

+ GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Em Bống phát hiện ra khi bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế sẽ nghe được âm thnah tiếng gió rất khác lạ.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Việc bố hưởng ứng trò chơi của hai anh em nói lên điều gì? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.

A. Trò chơi hấp dẫn đến mức người lớn cũng thích chơi.

B. Bố khuyến khích các con chơi những trò chơi ngoài trời.

C. Bố muốn hòa nhập vào thế giới trẻ thơ của các con.

+ GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi, khuyến khích HS tự nêu lên ý kiến của mình.

+ GV mời đại diên 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và nhận xét: Đáp án C.

+ GV bổ sung: Người bố hiểu rằng đó chỉ là tiếng gió bình thường nhưng bố vẫn thể hiện sự hào hứng, thích thú bởi trò chơi ấy xuất phát từ sự hồn nhiên và trí tưởng tượng phong phú của tâm hồn trẻ thơ.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt ta nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy.

+ GV hướng dẫn HS chia lớp thành 5 nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi.

+ GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nêu câu trả lời gợi ý cho HS: Nếu cùng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, điều em nghe thấy có thể là: vút vút vút…, bay bay bay…, tiếng gió cười hí hí hí…tùy vào tưởng tượng của các em.

- GV mở rộng kiến thức, cho HS nghe âm thanh gió trong thực tế và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

https://drive.google.com/file/d/1HtIqiF4f95k6rYl1-uE4zy9oNiHUi5jY/view?usp=sharing

 

+Trong cuộc sống, em có thường lắng tai nghe tiếng gió thổi không?

+ Cảm nhận của em về tiếng gió trong thực tế có giống như trong câu chuyện Thanh âm của gió không?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khen ngợi HS.

- GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: Từ câu chuyện Thanh âm của gió, em có nhận xét gì về trí tưởng tượng của các bạn nhỏ?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và mời 2 – 3 HS của các nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khích lệ HS và kết luận: Trí tưởng tượng của trẻ thơ luôn rất phong phú và thú vị, là chìa khóa để trẻ em tiến đến và khám phá thế giới xung quanh với tất cả những ngây thơ, hồn nhiên nhất. Các em hãy luôn phát huy tối đa trí tưởng tượng và sáng tạo của bản thân nhé!

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Thanh âm của gió.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

* Làm việc cả lớp:

+ GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

+ GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

* Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Thanh âm của gió.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”.

Câu 1: Đâu không phải câu văn miêu tả khung cảnh thiên nhiên trong bài đọc Thanh âm của gió?

A. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh.

B. Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi.

C. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi.

D. Chiều về, trời chợt đổ cơn mưa tầm tã nhưng đàn trâu no cỏ vẫn đằm mình dưới suối.

Câu 2: Em Bống phát hiện ra trò chơi gì rất thú vị?

A. Chạy thật nhanh sẽ nghe thấy tiếng gió thổi rất hay.

B. Bịt mắt lại, im lặng và lắng nghe sẽ thấy âm thanh tiếng gió rất hay.

C. Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế sẽ nghe tiếng gió thôi lạ lắm.

D. Đứng im một chỗ và nhắm mắt lại lắng nghe sẽ thấy tiếng gió lạ lắm.

Câu 3: Có những nhân vật nào xuất hiện trong bài đọc Thanh âm của gió?

A. Bống, Điệp, Thành.

B. Nhân vật “tôi”, Bống, Điệp.

C. Bống, nhân vật “tôi”, Điệp, Thành, văn.

D. Nhân vật “tôi” và Bống.

Câu 4: Âm thanh mỗi bạn nghe được có đặc điểm gì?

A. Mỗi bạn lại nghe thấy một thanh âm khác nhau.

B. Các bạn nhỏ không nghe thấy âm thanh gì.

C. Các bạn đều nghe thấy âm thanh gió nói “vui, vui, vui…”

D. Các bạn nhỏ nghe được hai âm thanh là “cười, cười, cười…” và “đói, đói, đói…”.

Câu 5: Gió trong bài đọc Thanh âm của gió được nhắc đến với biện pháp tu từ nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Liệt kê.

D. Điệp từ.

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. D

2. C

3. C

4. A

5. B

 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Thanh âm của gió, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước bài Luyện từ và câu SGK tr.10.

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

- HS đọc SGK.

- HS làm việc theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo cặp, cá nhân.

- HS luyện đọc.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS trả lời

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS làm việc theo hướng dẫn.

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe,

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

=> Đặt bây giờ để có giáo án sớm nhất. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Xem chi tiết

Từ khóa: Giáo án tiếng việt 5 kết nối tri thức theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word tiếng việt 5 sách kết nối tri thức, tải giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức, GA tiếng Việt 5 KNTT 2024

Tài liệu giảng dạy môn Tiếng việt tiểu học

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay