Giáo án Công nghệ 5 Kết nối bài 4: Thiết kế sản phẩm

Giáo án bài 4: Thiết kế sản phẩm sách Công nghệ 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công nghệ 5 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 5 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: THIẾT KẾ SẢN PHẨM

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thiết kế được một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản theo hướng dẫn. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: HS tự tìm hiểu bài và tự nhận xét được kết quả học tập của mình; tự làm được những việc của mình theo sự phân công, hướng dẫn của GV .

  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS hình thành ý tưởng mới về một sản phẩm thủ công kĩ thuật theo hướng dẫn; xác định được các bước để làm sản phẩm mẫu từ ý tưởng mình đã đề ra. 

Năng lực công nghệ: 

  • Thiết kế kĩ thuật: Nêu được ý tưởng thiết kế một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản từ những vật liệu thông dụng theo gợi ý, hướng dẫn.

  • Giao tiếp công nghệ: Phác thảo bằng hình vẽ do người khác hiểu được ý tưởng thiết kế của mình.

  • Đánh giá công nghệ: Đưa ra được lí do thích hay không thích một sản phẩm công nghệ; bước đầu so sánh và nhận xét được về các sản phẩm công nghệ cùng chức năng.  

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ.

  • Trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ tự học cá nhân, nắm được và thực hiện tốt nhiệm vụ khi làm việc nhóm. 

  • Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên:

  • Giáo án, SGK Công nghệ 5. 

  • Máy tính, máy chiếu.

  • Tranh ảnh liên quan đến bài học. 

  • Giấy A4.

  • Phiếu đánh giá.

2. Đối với học sinh:

  • SGK Công nghệ 5.

  • VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi vốn hiểu biết sẵn có của HS và tạo nên không khí lớp học hào hứng, vui vẻ. 

b. Cách tiến hành: 

- GV hỏi HS:

“Có kim mà chẳng biết khâu?

Suốt ngày chạy mãi, lâu lâu mới dừng

Không tay, không mắt thế nhưng

Chỉ ra chính xác đúng từng phút giây”

(Đây là đồ vật gì?) 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài mới: Bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng lên ý tưởng thiết kế và vẽ phác thảo đồng hồ. Chúng ta cùng vào Bài 4 – Thiết kế sản phẩm - Tiết 1.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: 

- HS nêu ý tưởng thiết kế một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản theo hướng dẫn.

- HS vẽ phác thảo ra một sản phẩm thủ công kĩ thuật đơn giản theo hướng dẫn. 

b. Cách tiến hành: 

Hoạt động luyện tập 1

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: 

 Lựa chọn, chia sẻ với bạn mình về loại đồng hồ mà em yêu thích trong Hình 1 SGK trang 17 và giải thích lí do. 

- GV mời đại diện 2 cặp trình bày. Các cặp khác chú ý lắng nghe để nhận xét và bổ sung. 

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: 

 Nêu các bước để thiết kế được một chiếc đồng hồ đồ chơi như trên. 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt lại các bước thiết kế một chiếc đồng hồ đồ chơi. 

Hoạt động luyện tập 2

- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi: 

 Trong 4 bước trên, chúng ta đã thực hiện được bước nào?

- GV phát giấy A4, tổ chức cho các HS làm bước 2:

 Em hãy vẽ phác thảo sản phẩm đồng hồ đồ chơi mà em thiết kế dựa vào gợi ý trong Hình 2. 

- GV khen ngợi HS khi hoàn thành bản phác thảo, yêu cầu HS cùng bàn trao đổi bài và nhận xét bản phác thảo của mình, của bạn. 

- GV mời một số cặp lên bảng trình bày về kết quả thảo luận. 

- GV nhận xét chung về bản phác thảo của lớp. 

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ                                                     

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Về nhà chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ cần thiết để làm chiếc đồng hồ đồ chơi.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện HS trả lời:

 Chiếc đồng hồ. 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi. 

 

 

- HS thảo luận trả lời câu hỏi:

Bước 1: Hình thành ý tưởng về chiếc đồng hồ đồ chơi.

Bước 2: Vẽ phác thảo và lựa chọn vật liệu, dụng cụ.

Bước 3: Làm sản phẩm mẫu.

Bước 4: Đánh giá và hoàn thiện chiếc đồng hồ đồ chơi. 

- HS lắng nghe.

               

 

- HS trả lời:

 Trong 4 bước trên, chúng ta đã thực hiện được bước 1.

- HS vẽ phác thảo theo gợi ý. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, trao đổi và nhận xét. 

 

 

 

- Một số cặp lên bảng trình bày. 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm. 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện. 

- HS lắng nghe và chuẩn bị cho tiết học sau.

TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức của HS từ tiết học trước và tạo nên không khí lớp học hào hứng, vui vẻ. 

b. Cách tiến hành: 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhìn hình, đoán chữ”

+ GV chia lớp thành 2 đội.

+ Mỗi đội cử 1 bạn lên bảng nhận 1 từ khóa bí mật (đồng hồ đeo tay, vẽ phác thảo).

+ Trong vòng 1 phút, bạn đại diện sẽ nêu số lượng chữ cái của từ và vẽ minh họa cho từ mình nhận được. HS không cùng nhóm với bạn trên được quyền trả lời. 

+ Nếu đoán đúng, đội đó sẽ được điểm. Nếu không đoán được, đội của HS vẽ sẽ được điểm. 

+ Lưu ý: Chỉ được vẽ, không được viết chữ, không được sử dụng âm thanh, lời nói để gợi ý. 

- Kết thúc trò chơi, GV công bố đội chiến thắng. 

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học mới: Tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thực hành thiết kế đồng hồ đồ chơi. Chúng ta cùng vào Bài 4 – Thiết kế sản phẩm – Tiết 2. 

B. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: 

- HS đưa ra các bước làm đồng hồ đồ chơi theo thiết kế của tiết.

- HS thiết kế được chiếc đồng hồ đồ chơi đơn giản theo hướng dẫn.

- HS đánh giá sản phẩm của mình, của bạn và hoàn thiện sản phẩm của mình.  

b. Cách tiến hành: 

Hoạt động vận dụng 1

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2:

 Đưa ra các bước để làm đồng hồ chơi theo bản phác thảo và ý tưởng thiết kế trong tiết trước.

- GV mời đại diện 1 HS trả lời. Các HS còn lại lắng nghe và nhận xét.

..........................

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe luật chơi và tham gia trò chơi. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe. 

 

 

- HS lắng nghe, ghi tên bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận và trả lời. 

 

 

 

- HS trình bày:

 ..................................

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay