Giáo án Công nghệ 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Công nghệ lớp 7 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

BÀI 19 : CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Nêu được một cách khái quát các biện pháp cơ bản trong chăm sóc cây trồng và vai trò của mỗi biện pháp trong hệ thống các biện pháp. . Nêu được ví dụ minh hoạ.

  1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: - Kế hoạch bài học, phiếu học tập, tài liệu tham khảo.

- Hình 29, 30 sgk

  1. Học sinh:

Xem trước bài 19, tìm hiểu các biện pháp chăm sóc cây trồng ở địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu vấn đề: Nhân dân ta có câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Em hiểu ý nghĩa câu nói trên như thế nào?

- HS: Tiếp nhận

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời

- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm:

Hs trình bày theo ý hiểu của mình: Nói lên tầm quan trong của việc chăm sóc cây trồng...

* Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Hs trả lời

* Bước 4: Kết quả, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Sau khi gieo trồng điều quan trọng là phải chăm sóc cây mới có thể sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao. Vậy kĩ thuật chăm sóc như thế nào? Để giúp các em có được kiến thức đúng và thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc cây trồng, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học,

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tỉa cây, dặm cây

  1. a) Mục tiêu: Nêu được biện pháp tỉa, dặm cây và mục đích của những biện pháp đó trong trồng trọt. Nêu được ví dụ minh hoạ.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:

? Tại sao phải tỉa, dặm cây? Nêu nội dung của biện pháp tỉa, dặm cây? Lấy VD minh họa?

- Hs tiếp nhận

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV theo dõi

- Dự kiến trả lời:

+ Để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.

+ Tỉa cây yếu, bị sâu, bệnh ở chỗ cây mọc dày

+ Dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc..

+ VD...

* Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Hs trình bày nhanh

* Bước 4: Kết quả, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

I.Tỉa, dặm cây

- Tỉa cây yếu, bị sâu, bệnh ở chỗ cây mọc dày

- Dặm cây khoẻ vào chỗ hạt không mọc.. - > đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về làm cỏ, vun xới

  1. a) Mục tiêu: Trình bày được cách làm cỏ cho cây trồng và mục đích của việc làm cỏ. Trình bày được các cách xới xáo đất, vun gốc cho cây trồng và mục đích của việc xới xáo đất, vun gốc. Nêu VD.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận lựa chọn nội dung đúng về mục đích của làm cỏ, vun xới.

- HS tiếp nhận

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm

- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

- Dự kiến sản phẩm: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn, chống đổ.

* Bước 3: Báo cáo thảo luận

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

* Bước 4: Kết quả, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

II. Làm cỏ, vun xới

Mục đích: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn, chống đổ.

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tưới, tiêu nước

  1. a) Mục tiêu: Nêu được vai trò của việc tưới, tiêu nước. Trình bày được các cách tưới nước và nêu VD mỗi cách tưới thường ứng dụng cho loại cây trồng phù hợp.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Họa động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình 30( sgk/45), thảo luận nhóm:

? Tại sao cần tưới, tiêu nước.

? Điền tên các phương pháp tưới nước dưới các hình? Mỗi cách tưới thường áp dụng cho loại cây trồng nào?

- HS tiếp nhận

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm

-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Tưới, tiêu nước giúp cây trồng có đủ nước để sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Phương pháp tưới:

- Tưới ngập (a): lúa, rau muống...

- Tưới vào gốc cây (b): ngô...

- Tưới thấm (c): lạc, đỗ, khoai, ngô...

- Tưới phun mưa (d): rau màu...

* Bước 3: Báo cáo thảo luận:

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

* Bước 4: Kết quả, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

III. Tưới, tiêu nước

1. Mục đích của việc tưới, tiêu nước

Tưới, tiêu nước giúp cây trồng có đủ nước để sinh trưởng và phát triển tốt.

 

 

 

 

 

 

2. Phương pháp tưới nước.

có 4 phương pháp tưới:

- Tưới ngập

- Tưới vào gốc cây

- Tưới thấm

- Tưới phun mưa

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về bón phân thúc

  1. a) Mục tiêu: Biết được qui trình bón phân thúc
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Họa động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu…

? Vì sao phải bón phân hoai

? Kể các cách bón phân thúc cho cây

? Bón phân thúc theo qui trình nào

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi

- Giáo viên quan sát các nhóm tl

- Dự kiến sản phẩm:

1. Chất dinh dưỡng được phân giải ở dạng dễ tiêu, cây hút dễ dàng.

2. Bón vãi, bón theo hàng, theo hốc, phun trên lá.

3. Qui trình:

- Bón phân

- Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất

* Bước 3 : Báo cáo thảo luận

Đại diện nhóm hs báo cáo kết quả.

* Bước 4: Kết quả, nhận định:

- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

IV. Bón phân thúc

Qui trình:

- Bón phân

- Làm cỏ, vun xới, vùi phân vào đất

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
  3. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu :

Câu 1: Chọn đúng sai

  1. Lúa sau khi cấy chú ý tỉa dặm cây đảm bảo mật độ và khoảng cách
  2. Khi cây ngô lên cao phải chú ý làm cỏ và vun gốc
  3. Cây lúa phát triển ở thời kì làm đòng cần vun gốc
  4. Khi cây đậu ra hoa cần xới gốc và vun cao
  5. Khi lúa, lạc bị sâu, bệnh hại nên bơm nước ngập hết cây sẽ diệt được sâu bệnh hại

Câu 2: Điền tiếp vào các câu sau cho phù hợp

  1. Khi cây lúa sắp làm đòng nên bón thúc phân bằng phân............
  2. Dùng phân đạm bón thúc cho rau bằng cách...............
  3. Tưới nước cho lúa bằng cách............còn tưới cho rau bằng cách...............
  4. Dụng cụ làm cỏ cho lúa là..............dụng cụ làm cỏ cho rau là...............

Câu 3: Khi bón phân hữu cơ nên bón phân hoai để:

  1. Giảm chi phí chăm sóc cây trồng.
  2. Chất dinh dưỡng ở dạng dễ phân hủy, cây hút dễ dàng .
  3. Tạo điều kiện cho phân tiếp tục hoai mục.
  4. Cả a và c.

- Hs tiếp nhận

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu làm bài

- GV theo dõi

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của hs

* Bước 3: Báo cáo thảo luận:

Hs trả lời nhanh

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
  3. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. c) Sản phẩm: câu trả lời của HS
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu :

Hãy cho biết ưu, nhược điểm của các phương pháp tưới nước cho cây?

- Hs tiếp nhận

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu, thảo luận làm bài

- GV theo dõi

- Dự kiến sản phẩm:

  1. Phương pháp tưới ngập

- Ưu điểm: Điều hòa nhiệt độ của cây trồng, kìm hãm sự phát triển của cỏ dại, giảm bớt nồng độ các chất có hại.

- Nhược điểm: Giảm độ thoáng khí, giảm hđ của các VSV trong đất, tốn nhiều nước...

  1. Tưới thấm

- Ưu điểm: Đất mặt vẫn tơi xốp, kết cấu đất ít bị phá vỡ, đất ít bị bào mòn, chất dinh dưỡng ko bị rửa trôi...

- Nhược điểm: Lãng phí nước ở cuối rãnh, tốn công làm rãnh

  1. Tưới vào gốc cây

- Ưu điểm: Đơn giản, nhanh

- Nhược điểm: chỉ áp dụng cho một loại cây nhất định, số lượng cây ít

  1. Tưới phun mưa

- Ưu điểm: tiết kiệm nước, thích hợp mọi địa hình, ko gây xói mòn đất, ko phá vỡ kết cấu đất, ...

- Nhược điểm: tốn tiền xây dựng hệ thống, kĩ thuật tưới phức tạp, chất lượng tưới bị ảnh hưởng bởi thời tiết...

* Bước 3: Báo cáo thảo luận

Đại diện nhóm báo cáo kết quả

* Bước 4: Kết quả, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

* Hướng dẫn về nhà:

- Tìm hiểu xem ở gđ, đp em ngoài những biện pháp đã học còn biện pháp nào nữa để chăm sóc cây trồng?

Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

* thực hiện nhiệm vụ

+ Đọc yêu cầu

+ Về nhà suy nghĩ trả lời

- Đọc và xem trước bài: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

- Tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản ở địa phương

 

TUẦN:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Bài 25: THỰC HÀNH

GIEO HẠT VÀ CẤY CÂY VÀO BẦU ĐẤT

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần:

- Khắc sâu và củng cố kiến thức về gieo hạt và cấy cây vào bầu đất.

  1. Năng lực :

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, chuẩn bị sơ đồ 10,11

2 - HS: Đọc SGK, xem trước sơ đồ và hình vẽ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức cũ để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

Câu1: Em hãy cho biết các cách kích thích hạt giống cây rừng ?

Câu 2: Em hãy nêu quy trình gieo hạt cây rừng ở nước ta?

HS lắng nghe tiếp nhận nhiệm vụ.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.

  1. Đốt hạt, tác động bằng lực, kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.
  2. - Gieo hạt - lấp đất - che phủ - tưới nước, phun thuốc trừ sâu,bệnh- bảo vệ luống gieo.

* Bước 3: Báo cáo thảo luận Hs trình bày miệng

* Bước 4: Kết luận, nhận định

-Hs nhận xét, bổ sung

GV đánh giá cho điểm.

Chúng ta đã nghiên cứu ở bài trước cách gieo hạt,chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.Hôm nay chúng ta cùng để có thể giúp gia đình chuẩn bị tốt một số cây trồng ở vườn,đồi.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các vật liệu và dụng cụ cần thiết:

  1. a) Mục đích: Nắm được các vật liệu và dụng cụ cần thiết.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trình bày các vật liệu và dụng cụ cần thiết đã chuẩn bị theo nhóm.

- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Đại diện nhóm HS trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình:

Dự kiến trả lời:

+ Chuẩn bị bầu đất, hạt giống đã xử lý phân bón, xẻng, dao, bình tưới...

- GV quan sát phần chuẩn bị của các nhóm.

* Bước 3: Báo cáo , thảo luận

+ Đại diện nhóm HS trình bày.

* Bước 4: Kết luận, nhận định

- Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá phần chuẩn bị của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức, ghi bảng.

I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.

 

-SGK

 

 

Hoạt động 2: thực hành

  1. a) Mục đích: Nắm được các vật liệu và dụng cụ cần thiết.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát hình 39 SGK. Quy trình gieo hạt vào bầu đất.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK.

- GV làm mẫu cho HS quan sát cách thực hiện các bước gieo hạt vào bầu đất.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân sau đó thực hành theo nhóm gieo hạt vào bầu đất.

Gv: Lưu ý HS giữ vệ sinh lớp học và an toàn lao động trong khi thực hành.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ cá nhân hệ thống quy trình gieo hạt vào bầu đất rồi thực hành theo nhóm

-Quy trình kĩ thuật:

Bước1: Trộn đất với phân bón tỉ lệ 88- 89% đất mặt. 10% phân hữu cơ ủ hoại và 1-2 % supe lân.

Bước2: Cho hỗn hợp đất, phân vào bầu, nén chặt xếp thành hàng.

Bước3: gieo hạt vào bầu ( 2-3 hạt) vào giữa bầu, lấp kín.

Bước 4: Che phủ bằng rơm, rác mục, cắm cành lá tươi, tưới nước, phun thuốc.

- GV quan sát các nhóm làm việc, uốn nắn, hướng dẫn các nhóm làm thực hành.

* Bước 3: Báo cáo , thảo luận

- Đại diện nhóm HS trình bày và nộp sản phẩm (Mỗi nhóm cấy cây vào từ 5 đến 10 bầu đất.)

- GV theo dõi.

* Bước 4: Kết luận, nhận định

- Đại diện các nhóm HS khác nhận xét, đánh giá phần thực hiện của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

GV yêu cầu HS thu dọn dụng cụ, vật liệu, vệ sinh lớp học

II. Quy trình thực hành.

1.Gieo hạt vào bầu đất.

 

 

Bước1: Trộn đất với phân bón tỉ lệ 88- 89% đất mặt. 10% phân hữu cơ ủ hoại và 1-2 % supe lân.

 

 

Bước2: Cho hỗn hợp đất, phân vào bầu, nén chặt xếp thành hàng.

Bước3: gieo hạt vào bầu ( 2-3 hạt) vào giữa bầu, lấp kín.

Bước 4: Che phủ bằng rơm, rác mục, cắm cành lá tươi, tưới nước, phun thuốc.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích: củng cố kiến thức của HS về quy trình gieo hạt vào bầu đất
  3. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi
  5. d) Tổ chức thực hiện:

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

? Em hãy nêu quy trình gieo hạt vào bầu đất?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hệ thống lại kiến thức.

* Bước 3: Báo cáo , thảo luận

+ Hs trình bày miệng.

* Bước 4: Kết quả, nhận định

- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

=>GV nhận xét, đánh giá.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục đích: nắm vững kiến thức về quy trình gieo hạt vào bầu đất từ đó có thể vận dụng vào thực tế.
  3. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS: về nhà mỗi HS làm 3 bầu đất và gieo hạt vào bầu theo quy trình của bài thực hành

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc cá nhân thực hành tại nhà.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS nộp sản phẩm ( 3 bầu đất và gieo hạt vào bầu ) vào tiết học sau

* Bước 4: Kết luận, nhận định

=>GV nhận xét, đánh giá. ( trong tiết học sau)

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thực tế ở gia đình mình về các cách gieo hạt và cấy cây vào bầu đất, ghi lại quy trình cấy cây con vào bầu đất.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

 

Giáo án Công nghệ 7 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Công nghệ 7 kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Công nghệ lớp 7 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Công nghệ 7. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới công nghệ khối 7, công nghệ 7 kì 2 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an cn 7 ki 2 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay