Giáo án Công nghệ 9 (ngành trồng cây) kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Công nghệ lớp 9 (ngành trồng cây) kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 9 (ngành trồng cây) kì 1 soạn theo công văn 5512
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
TUẦN: 2
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 2 . Bài 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÂY ĂN QUẢ (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được
- Biết được được giá trị của việc trồng cây ăn quả, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.
- Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
- Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV:
-Nghiên cứu SGK tài liệu tham khảo
-Tranh 1 số giống cây ăn quả
- HS:
- Nghiên cứu trước bài.
- SGK đồ dùng học tập. Kiến thức liên quan
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
- b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xuất phát từ tình huống có vấn đề
GV: cho HS xem một số tranh ảnh về cây ăn quả và đặt câu hỏi
Việc trồng các cây ăn quả có giá trị như thế nào với đời sống và nền kinh tế?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các học sinh trả lời
- Dự kiến sản phẩm: bổ sung vitamin cho cơ thể, guyên liệu cho ngành công nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá chéo
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên dẫn dắt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Việc trồng cây ăn quả mang lại rất nhiều lợi ích cho đời sống và nền kinh tế. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu về giá trị của việc trồng cây ăn quả.
-> Giáo viên nêu mục tiêu bài học
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị của việc trồng cây ăn quả.
- a) Mục tiêu: biết được vai trò, nhiệm vụ của nghề trồng cây ăn quả
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức trả lời miệng
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: HS đọc nội dung trong SGK. - GV đặt câu hỏi: - Hãy cho biết giá trị nào là quan trọng nhất? Vì sao? GV Hd nêu các giá trị cho VD. + HS nghiên cứu sgk và kiến thức thực tế. - Học sinh tiếp nhận. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh TL
- Dự kiến sản phẩm: - Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, là hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Vì nghề trồng cây ăn quả ngoài các giá trị trên thì mục đích chính là đem lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ: chế biến mít khô, vải sấy khô… xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: báo cáo kết quả * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng | I. GIÁ TRỊ CỦA VIỆC TRỒNG CÂY ĂN QUẢ:
- Giá trị dinh dưỡng. - Một số bộ phận của một số cây có khả năng chữa bệnh thông thường. - Nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, là hàng hoá xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. - Có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
- a) Mục tiêu: Biết được đặc điểm thực vật và hiểu được những yêu cầu ngoại cảnh với cây ăn quả.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu: học sinh đọc thông tin phần 1 trong SGK. - Cho HS quan sát 1 cây ăn quả thực tế. - Hãy kể tên các bộ phận của cây? - Hãy phân biệt điểm giống và khác nhau giữa hai loại rễ?
GV HD HS tìm hiểu như ND SGK cho VD minh hoạ - Học sinh tiếp nhận… * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời - GV quan sát hướng dẫn - Dự kiến sản phẩm: + Rễ, thân, hoa quả có đặc điểm thích nghi riêng với môi trường. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo kết quả * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng | II. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA CÂY ĂN QUẢ:
1. Đặc điểm thực vật:
a. Rễ: Có hai loại - Rễ mọc thẳng xuống đất -Rễ cọc) giúp cho cây đứng vững, hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây. - Rễ mọc ngang, nhỏ và nhiều có tác dụng hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây. b. Thân: Đa phần cây ăn quả là thân gỗ, nhưng cũng có một số là thân thảo, mềm c. Hoa: Nhìn chung có 3 loại hoa. - Hoa đực - Hoa cái. - Hoa lưỡng tính. d. Quả và hạt: - Nhìn chung có nhiều loại quả. - Số lượng, màu sắc, hình dạng của hạt tuỳ thuộc vào loại quả. 2. Yêu cầu ngoại cảnh. a. Nhiệt độ: Với nhiều loại cây khác nhau nên nhiệt độ thích hợp cho từng loại cây khác nhau -250C – 300C). b. Độ ẩm và lượng mưa: - Độ ẩm không khí 80 – 90% - Lượng mưa 1000 – 2000mm phân bố đều trong năm. c. Ánh sáng: Đa số cây ăn quả là cây ưa ánh sáng. d. Chất dinh dưỡng: Cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng theo các thời kỳ để có năng suất, chất lượng cao. e. Đất: Thích hợp với các loại đất có tầng dày, kết cấu tốt, nhiều chất dinh dưỡng, ít chua, dễ thoát nước. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Giúp HS nắm vững kiến thức vừa học về vai trò nghề trồng cây ăn quả và đạc điểm yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả
- b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
? Các loại cây trồng phụ thuộc vào những yếu tố nào từ tự nhiên
- c) Sản phẩm: HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm dự kiến:
- Đất đai
- Khí hậu
- Nguồn nước
- d) Tổ chức thực hiện:
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Bồi dưỡng cho HS năng tự học, tự giải quyết vấn đề, làm việc trên tinh thần hợp tác nhóm.
- b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời phiếu học tập
? Địa phương em trồng những cây ăn quả nào? Cây ăn quả đó đóng vai trò như thế nào trong nền kinh tế địa phương?
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập, báo cáo theo nhóm
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.
- d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi 1 cuối bài
- Đọc trước và chuẩn bị nội dung cho bài học sau phần III,IV
TUẦN: 14
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 14. Bài 7
KĨ THUẬT TRỒNG CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI
(Cam, chanh, quýt, bưởi )
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được
- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi.
- Năng lực
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
- Phẩm chất
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- GV:
- Nghiên cứu SGK tài liệu tham khảo
- Sơ đồ 15/SGK phóng to
- HS:
- Nghiên cứu trước bài.
- SGK đồ dùng học tập. Kiến thức liên quan
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
- b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xuất phát từ tình huống có vấn đề
GV: Cho HS quan sát 1 số hình ảnh và cho biết các loại quả sau có đặc điểm chung gì?
- HS tiếp nhận…
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các học sinh trả lời
- Dự kiến sản phẩm: Là các loại quả có múi
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá chéo
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên dẫn dắt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Các loại quả có múi được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị, giá trị dinh dưỡng cao. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng và đặc điểm thích nghi của nhóm cây trồng này
-> Giáo viên nêu mục tiêu bài học
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi
- a) Mục tiêu: biết được giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức trả lời miệng
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu: HS đọc nội dung trong SGK. - GV đặt câu hỏi: - Em hãy nêu giá trị của quả cây có múi? - HS đọc tìm hiểu nội dung mục I nêu các giá trị dinh dưỡng của quả có múi. - GV liên hệ thêm các giá trị khác của cây ăn quả có múi. + HS nghiên cứu sgk và kiến thức thực tế. - Học sinh tiếp nhận. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh TL - Dự kiến sản phẩm: * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: báo cáo kết quả * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng | I. Giá trị dinh dưỡng của quả cây có múi: - Có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao. - Trong thịt quả có chứa đường, vitamin, axit hữu cơ và các khoáng chất. - Được trồng rộng rãi ở nước ta.
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả
- a) Mục tiêu: Biết được đặc điểm thực vật và hiểu được những yêu cầu ngoại cảnh với cây ăn quả.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu: học sinh đọc thông tin trong SGK. - Cho HS quan sát sơ đồ -H15) và nêu các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây ăn quả có múi?
- Đất có độ pH từ 5,5 đến 6,5 là loại đất gì? - Học sinh tiếp nhận… * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời - GV quan sát hướng dẫn - Dự kiến sản phẩm: + Rễ, thân, hoa quả có đặc điểm thích nghi riêng với môi trường. * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo kết quả * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - GV kết luận các đặc điểm cho VD minh hoạ. -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng | II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh: 1. Đặc điểm thực vật : - Thân : Là loại cây thân gỗ, có nhiều cành - Rễ : Cây có bộ rễ phát triển, rễ cọc cắm sâu xuống đất, rễ con phân bố tập chung ở lớp đất mặt. - Hoa : Thường nở rộ cùng cành non phát triển, có mùi thơm hấp dẫn. 2. Yêu cầu ngoại cảnh : - Nhiệt độ thích hợp 250C – 270C. - Cây cần đủ ánh sáng nhưng không ưa ánh sáng mạnh. - Độ ẩm không khí 70 – 80%. - Lượng mưa thích hợp : 1000 – 2000mm / năm. - Loại đất thích hợp : Phù sa ven sông, phù sa cổ, bazan … Tầng đất dày, độ pH từ 5,5 đến 6,5.
III. Kĩ thuật trồng và chăm sóc: 1. Một số giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến: - Các giống cam: - Các giống quýt. - Các giống bưởi. - Các giống chanh. 2. Nhân giống cây: - Giâm cành - Chiết cành - Ghép được 3. Trồng cây: a. Thời vụ: - Các tỉnh phía bắc từ tháng đến tháng - Các tỉnh phía nam từ tháng đến tháng. b. Khoảng cách trồng Phụ thuộc vào từng loại cây, từng loại đất. 3. Chăm sóc: a. Làm cỏ vun sới: b. Bón phân thúc: c. Tưới nước và giữ ẩm cho đất: d. Tạo hình, sửa cành: e. Phòng trừ sâu bệnh: |
Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi
- a) Mục tiêu: hiểu được những kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức trả lời miệng
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên: Cho HS đọc nội dung giới thiệu một số loại cây ăn quả có múi trong SGK. - Hãy kể tên một số giống cây ăn quả có múi mà em biết?
- Tại sao phải tiến hành nhân giống cây? - Có những phương pháp nhân giống phổ biến nào? - Các phương pháp này được áp dụng chủ yếu cho những loại cây ăn quả có múi nào? - Tại sao không áp dụng chung ? . - Hãy điền thời gian trồng vào bảng trong SGK. - Cho học sinh tham khảo một số loại cây với khoảng cách trồng của chúng. - Hãy kể tên các công việc chăm sóc? - Làm cỏ vun xới có tác dụng gì cho cây? - Tại sao phải bón phân thúc? - Khi nào thì tiến hành bón? - Dùng loại phân nào để bón? Cách bón? - Tại sao phải có công đoạn tạo hình sửa cành? - Để phòng bệnh, sâu cho cây ta phải SD P2 gì - GV nêu tác dụng các biện pháp + HS nghiên cứu sgk và kiến thức thực tế. - Học sinh tiếp nhận. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh TL - Dự kiến sản phẩm: + Kể tên một số loại cây ăn quả có múi. + Các cách nhân giống: giâm, chiết, ghép cành. + Các cách chăm sóc: làm cỏ, bón phân, tưới nước... * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS: báo cáo kết quả * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng | III. Kĩ thuật trồng và chăm sóc: 1. Một số giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến: - Các giống cam: - Các giống quýt. - Các giống bưởi. - Các giống chanh. 2. Nhân giống cây: - Giâm cành - Chiết cành - Ghép được
3. Trồng cây: a. Thời vụ: - Các tỉnh phía bắc từ tháng đến tháng - Các tỉnh phía nam từ tháng đến tháng. b. Khoảng cách trồng Phụ thuộc vào từng loại cây, từng loại đất. 3. Chăm sóc: a. Làm cỏ vun sới: b. Bón phân thúc: c. Tưới nước và giữ ẩm cho đất: d. Tạo hình, sửa cành: e. Phòng trừ sâu bệnh:
|
Hoạt động 2: Tìm hiểu kỹ thuật thu hoạch và bảo quản quả cây ăn quả có múi
- a) Mục tiêu: Hiểu được các phương pháp kỹ thuật thu hoạch và bảo quản quả cây ăn quả có múi.
- b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
- d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV đặt câu hỏi: - Khi quả đã chín ta nên thu hoạch như thế nào cho hợp lý nhất? - Các công đoạn bảo quản như thế nào để quả được tươi lâu nhất? - Học sinh tiếp nhận… * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời - GV quan sát hướng dẫn - Dự kiến sản phẩm: + Thu khi quả bắt đầu chín + Bảo quản nơi thoáng mát, trong tủ lạnh... * Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo kết quả * Bước 4: Kết luận, nhận định: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng | IV. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN:
1. Thu hoạch: - Thu hoạch cần đúng độ chín. - Dùng kéo cắt sát cuống quả. 2. Bảo quản: - Sử lý tạo màng Parafin. - Trong kho lạnh
|
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- a) Mục tiêu: Giúp HS nắm vững kiến thức vừa học về giá trị dinh dưỡng, kĩ thuật chăm sóc cây có múi.
- b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
? Kể tên các loại cây trồng có múi và giá trị dinh dưỡng
? Kĩ thuật chăm sóc và bảo quản các loại quả có múi khi thu hoạch
- c) Sản phẩm: HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm dự kiến: HS tự trả lời.
- d) Tổ chức thực hiện:
GV: Gọi HS nêu các kiến thức trọng tâm trong bài.
HS: Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.
- HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- a) Mục tiêu: Bồi dưỡng cho HS năng tự học, tự giải quyết vấn đề, làm việc trên tinh thần hợp tác nhóm.
- b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời phiếu học tập
? Ở nhà em có đang trồng cây có múi nào không? Hãy cho biết những cách chăm sóc cây và cách thu hoạch khi quả chín mà gia đình em đã áp dụng?
- c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập, báo cáo theo nhóm
- Dự kiến sản phẩm: HS tự trả lời
- d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- HS về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc trước nội dung của bài 8 SGK
Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Công nghệ lớp 9 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Công nghệ 9.
Phí tải giáo án:
- 150.000/học kì
- 200.000/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 1214136868686 - cty Fidutech - MB
- Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.
Thông tin thêm:
- Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
- Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
- Zalo hỗ trợ: 0386 168 725
Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
Từ khóa: gián án mới công nghệ khối 9, công nghệ 9 kì 1 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an cn 9 ki 1 cv 5512Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS