Giáo án Công nghệ 8 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Công nghệ lớp 8 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 8 kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …./…./….

Ngày dạy: …./…./….

BÀI 30: BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.

  1. Năng lực:

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

  1. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. 1. Giáo viên:

- Tranh vẽ: Hình 30.1, Hình 30.2, Hình 30.3, Hình 30.4 SGK

- Nội dung: SGK, tài liệu Nguyên lí chi tiết máy

- Đồ dùng dạy học: mô hình tay quay - con trượt, cơ cấu bánh răng- thanh răng , cơ cấu vít- đai ốc

  1. Học sinh: Đọc trước bài 30

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình bày.
  4. c) Sản phẩm: GV trình bày
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- Giáo viên liên hệ với thực tế về chiếc xe đạp : tại sao khi ta chỉ đạp một vòng mà bánh xe có thể lăn mấy vòng. Để trả lời được câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bai 30” Biến đổi chuyển động”.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tại sao cần biến đổi chuyển động?

  1. a) Mục tiêu: Hiểu được tại sao cần biến đổi chuyển động
  2. b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động nhóm
  3. c) Sản phẩm: Nắm vững kiến thức.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Treo Hình 30.1 SGK.

+ Máy khâu gồm những bộ phận nào?

+ Điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

*Chuyển động của bàn đạp.....

* Chuyển động của thanh truyền ....

*Chuyển động của vô lăng.............

*Chuyển động của kim máy.........

+Trong các chuyển động trên, đâu là chuyển động thực hiện nhiệm vụ chính của máy?

+ Vậy, vì sao cần phải biến đổi chuyển động?

+ Có những kiểu biến đổi chuyển động nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận, tiến hành hoạt động

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

I. Tại sao cần biến đổi chuyển động

- Thực hiện biến đổi biến đổi chuyển động nhằm mục đích biến chuyển động của các bộ phận về chuyển động chính của máy để thực hiện gia công sản xuất.

- Có hai kiểu biến đổi chuyển động:

+ Biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay và ngược lại.

+ Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc và ngược lại.

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Một số cơ cấu biến đổi chuyển động

  1. a) Mục tiêu: Biết cấu tạo và nguyên lí hoạt động của truyền động ma sát, truyền động đai.
  2. b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động.
  3. c) Sản phẩm: Hiểu về truyền động ma sát, truyền động đai.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1.Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

Trình bày Hình 30.2: cơ cấu tay quay – con trượt.

+Nêu cấu tạo của cơ cấu tay quay- con trượt?

Giải thích quá trình chuyển động của các bộ phận trong cơ cấu bằng mô hình.

+ Khi tay quay AB quay đều, con trượt C sẽ chuyển động như thế nào?

+ Khi nào con trượt C sẽ đổi hướng theo chiều ngược lại ?

+ Hãy trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - con trượt?

+ Cơ cấu trên có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của con trượt thành chuyển động quay của thanh trượt được không?Khi đó cơ cấu sẽ chuyển động như thế nào?

+ Cơ cấu trên đuợc ứng dụng trên các máy nào? Cho ví dụ?

Cho Hs quan sát hình30.3SGK.

+ Ngoài cơ cấu tay quay con trượt, trong cơ khí còn sử dụng những cơ cấu nào?

+ Những cơ cấu này được sử dụng trên những thiết bị hoặc máy nào?

Gọi nhận xét, bổ sung.

Gv kết luận.

2. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc.

Cho Hs quan sát Hình 30.4SGK.

+ Cơ cấu tay quay thanh lắc gốm có những bộ phận nào?

+ Cơ cấu tay quay thanh lắc còn được gọi là gì?

Giới thiệu mô hình cơ cấu tay quay thanh lắc.

+ Khi tay quay 1 quay tròn một vòng thì thanh lắc 3 sẽ chuyển động như thế nào?

+ Nêu nguyên lí làm việc của cơ cấu trên.

+ Có thể biến chuyển động lắc 3 thành chuyển động quay của tay quay 1 được không?

+ Hãy cho biết ứng dụng của cơ cấu tay quay thanh lắc trong cơ khí. Cho ví dụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận, tiến hành hoạt động

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

II.Một số cơ cấu biến đổi chuyển động

 

1. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến( cơ cấu tay quay – con trượt)

a. Cấu tạo:( SGK)

b. Nguyên lí làm việc:

Khi tay quay AB quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt C chuyển động tịnh tiến khứ hồi trong rãnh D

c. Ứng dụng: dùng trong các loại máy khâu, máy cưa, máy hơi nước,....

 

2. Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc( cơ cấu tay quay – con lắc)

a. Cấu tạo: ( SGK)

b. Nguyên lí làm việc:

Khi tay quay 1 quay quanh trục A, thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D. Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
  3. b) Nội dung: hs vận dụng kiến thức đã học để làm bài luyện tập.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay – con lắc?

Câu 2: Nguyên lí làm việc của cơ cấu tray quay – thanh trượt?

- HS tiếp nhận, suy nghĩ và hoàn thiện bài tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
  3. b) Nội dung: hs vận dụng kiến thức đã học để làm bài luyện tập.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Mẹ bạn Mai giải thích cho bạn Mai về cách hoạt động của máy khâu đạp chân như sau: Dùng chân đạp lên bàn đạp để bàn đạp bập bênh để thanh truyền chuyển động lên xuống tác động lực lên vô lăng dẫn chuyển động quay tròn. Thông qua dây đai mà lực từ vô lăng dẫn truyền lên vô lăng bị dẫn. Tuy vô lăng bị dẫn chuyển động quay tròn nhưng nhờ hệ thống truyền động trong thân máy làm cho kim máy chuyển động lên xuống thực hiện công việc may vải.

Thông qua lời giải thích cảu mẹ Mai em hãy cho biết:

Câu 1: Máy khâu đạo chân có những loại chuyển động nào?

Câu 2: Máy khâu đạp chân có những cơ cấu biến đổi chuyển động nào?

- HS trình bày kết quả thực hiện, trả lời miệng

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Ngày soạn: …./…./….

Ngày dạy: …./…./….

SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐIỆN NĂNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Sử dụng điện năng một cách hợp lý an toàn, tiết kiệm
  3. Năng lực:

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

  1. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. GV: Nghiên cứu SGK bài 48, tìm hiẻu nhu cầu điện năng trong gia đình, địa phương, khu công nghiệp…
  4. HS: Đọc và xem trước bài..

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi, lắng nghe GV trình bày.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Quan sát hình, cs bao giờ bản thân em quên không tắt một số các thiết bị điện sau khi đã sử dụng xong không? Nhiều người quan niệm, tôi bỏ tiền mua điện, việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí không ảnh hưởng tới ai. Theo em như vậy có đúng hay không?

- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

- GV: Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện năng hiện nay là một bài toán khó đặt ra cho các nghành chức năng. Vấn đề này cần sự ủng hộ của mỗi hộ tiêu thụ điện. Vậy

làm thế nào để sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng chúng ta cùng tìm hiểu bài: “Sử dụng hợp lý điện năng”.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nhu cầu tiêu thụ điện năng

  1. a) Mục tiêu: Hiểu được giờ cao điểm và những đặc điểm của giờ cao điểm
  2. b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động nhóm
  3. c) Sản phẩm: Nhu cầu tiêu thụ điện năng hiện nay.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Thời điểm nào dùng nhiều điện năng nhất?

+ Các biểu hiện của giờ cao điểm tiêu thụ điện năng mà em thấy ở gia đình là gì?

+ Nếu đun nước hoặc nấu cơm ở giờ cao điểm thì em thấy có hiện tượng gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận, tiến hành hoạt động

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng

1. Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng.

- Giờ cao điểm dùng điện trong ngày từ 18 giờ đến 22 giờ.

 

2. Những đặc điểm của giờ cao điểm.

- Điện áp giảm xuống, đèn điện phát sáng kém, quạt điện quay chậm, thời gian đun nước lâu sôi.

- Lượng điện năng tiêu thụ lớn vượt quá khả năng cung cấp của nhà máy điện.

Hoạt động 2: Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng

  1. a) Mục tiêu: Biết cách giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm, sử dụng đồ điện hiệu xuất cao để tiết kiệm.
  2. b) Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức để thực hiện hoạt động nhóm
  3. c) Sản phẩm: Nắm rõ cách sử dụng và tiết kiệm điện năng
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Tai sao trong giờ cao điểm phải giảm bớt tiêu thụ điện năng? Phải thực hiện băng biện pháp gì?

+ Tại sao phải sử dụng đồ dùng điện có hiệu xuất cao?

+ Để chiếu sáng trong nhà, công sở nên dùng đèn huỳnh quang hay đèn sợi đốt để tiết kiệm điện năng? Tại sao?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS tiếp nhận, tiến hành hoạt động

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ HS trình bày kết quả

+ GV nhận xét.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

II. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng

 

1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm.

- Cắt điện những đồ dùng không cần thiết…

 

2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu xuất cao để tiết kiệm điện năng.

- Sử dụng đồ dùng điện hiệu xuất cao sẽ ít tốn điện năng.

 

3. Không sử dụng lãng phí điện năng.

- Không sử dụng đồ dùng điện khi không nhu cầu.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
  3. b) Nội dung: hs vận dụng kiến thức đã học để làm bài luyện tập.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1: Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm?

Câu 2: Tiết kiệm điện năng có lợi ích gì cho gia đình, xã hội và môi trường?

- HS tiếp nhận, suy nghĩ và hoàn thiện bài tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
  3. b) Nội dung: hs vận dụng kiến thức đã học để làm bài luyện tập.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Gia đình em đã có những biện pháp gì để tiết kiệm điện năng?

- HS trình bày kết quả thực hiện, trả lời vào vở.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Giáo án Công nghệ 8 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Công nghệ 8 kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Công nghệ lớp 8 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Công nghệ 8. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới công nghệ khối 8, công nghệ 8 kì 2 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an cn 8 ki 2 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay