Giáo án Công nghệ 9 (ngành điện) kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Công nghệ lớp 9 (ngành điện) kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 9 (ngành điện) kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


TUẦN: 22

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết: 21

Bài 8: THỰC HÀNH LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC HAI CỰC

ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN(TT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được

- Trình bày được các bước lắp đặt mạch điện bảng điện.

  1. Năng lực

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. GV: Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài

Chuẩn bị một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật cách điện của mạng điện.

  1. HS:

* Cả lớp :

+Vật liệu: 2m dây dẫn điện, 1 bảng điện, băng cách điện

+Thiết bị: 2 công tắc, 2 cầu chì, 1 phích cắm điện, 2 bóng đèn sợi đốt và đuôi đèn

+Dụng cụ: kìm, tua vít, khoan các loại

* Mỗi nhóm :

+Vật liệu: 2m dây dẫn điện, 1 bảng điện, băng cách điện

+Thiết bị: 2 công tắc, 2 cầu chì, 1 phích cắm điện, 2 bóng đèn sợi đốt và đuôi đèn

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xuất phát từ tình huống có vấn đề

GV: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy HĐN trả lời câu hỏi

Yêu cầu để lắp đặt được mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn đúng yêu cầu kĩ thuật?

- Học sinh tiếp nhận…

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi

- Giáo viên quan sát các học sinh trả lời

- Dự kiến sản phẩm:

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá chéo

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên dẫn dắt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để Trình bày vững các bước lắp đặt mạch điện hôm nay chúng ta thực hành tiếp tục mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn. Cô cùng các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

-> Giáo viên nêu mục tiêu bài học

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Th ực hành lắp đặt mạch điện.

  1. a) Mục tiêu: Hiểu được trình tự các bước lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức trả lời miệng
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Gọi học sinh nhắc lại các bước lắp đặt mạch điện 2 công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.

ØGiáo viên nhắc lại cho hs Trình bày được qui trình lắp đặt. Phân tích nội dung và yêu cầu kĩ thuật của từng công đoạn.

ØChia lớp thành các nhóm như trên, phát dụng cụ cho học sinh để thực hành lắp mạch điện hai công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn. Giáo viên theo dỏi, kiểm tra uốn nắn những sai sót của học sinh và yêu cầu học sinh không được nối nguồn điện khi giáo viên chưa cho phép để tránh gây ra các sự cố cháy nổ thiệt hại đến tính mạng.

- Học sinh tiếp nhận.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh TL

 

- Dự kiến sản phẩm:

lắp mạch điện hai công tắc 2 cực điều khiển 2 đèn.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: báo cáo kết quả

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

 

 

 

 

 

III.Lắp đặt mạch:

LẮP MẠCH ĐIỆN HAI CÔNG TẮC 2 CỰC ĐIỀU KHIỂN HAI ĐÈN

Ghi chú: A: Dây pha

O: Dây trung hoà

S: Cầu chì

K: Công tắc

Đ: Đèn

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS nắm vững kiến thức vừa học về vai trò vị trí của nghề điện và đạc điểm yêu cầu của nghề điện
  3. b) Nội dung: HS biết nguyên lí làm việc của mạch điện hai công tắc hai cực điều kiển hai đèn
  4. c) Sản phẩm: HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

– Giáo viên giới thiệu với HS về nguyên lí làm việc của mạch điện hai công tắc hai cực điều kiển hai đèn

- HS đánh giá chéo nhau giữa các nhóm.

- GV: Nhận xét và đánh giá cụ thể theo các tiêu chí.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Bồi dưỡng cho HS năng tự học, tự giải quyết vấn đề, làm việc trên tinh thần hợp tác nhóm.
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời phiếu học tập
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập, báo cáo theo nhóm

- Dự kiến sản phẩm:

  1. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • - Tìm hiểu kĩ bài đã học, chuẩn bị bài “ Lắp mạch điện hai công tắc 3 cực điều khiển một đèn”.

TUẦN: 32

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết: 31

Bài 12: KIỂM TRA AN TOÀN MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS biết được

- Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà

- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện tronhg nhà

- Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện của mạng điện trong nhà

  1. Năng lực

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,

  1. Phẩm chất

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. GV: Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu của bài

Chuẩn bị một số mẫu dây dẫn điện và cáp điện, một số vật cách điện của mạng điện.

  1. HS:

Cả lớp:

- Một số mẫu vật về dây dẫn điện, thiết bị điện và đồ dùng điện còn mới và đã cũ hoặc bị hư hỏng.

- Bút thử điện

Cá nhân: Một số thiết bị điện, đồ dùng điện bị hư hỏng nếu có.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
  3. b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu bài toán yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xuất phát từ tình huống có vấn đề

GV: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy HĐN trả lời câu hỏi

Để biết mạng điện trong nhà có an toàn hay không, chúng ta kiểm tra bằng cách nào?

- Học sinh tiếp nhận…

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.

- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi

- Giáo viên quan sát các học sinh trả lời

- Dự kiến sản phẩm: Kiểm tra dây diện, bóng đèn, cầu dao, công tắc, ổ cắm, phích cắm..

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá chéo

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên dẫn dắt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo định kỳ và tiến hành thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị nào bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Vậy cách kiểm tra như thế nào để biết mạng điện trong nhà có an toàn không? -> Giáo viên nêu mục tiêu bài học

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách kiểm tra dây dẫn điện và kiểm tra cách điện của mạng điện.

  1. a) Mục tiêu:

- sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà

- cách kiểm tra an toàn mạng điện tronhg nhà

- Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện của mạng điện trong nhà

  1. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức trả lời miệng
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi:

- Em hãy mô tả đường dây dẫn điện vào nhà em là loại dây gì?

Dây có bị chùng bị không?

Các dây dẫn này nếu gần các nhánh cây thì có an toàn không? Vì sao?

 

 

- Gia đình em xử lý trường hợp trên như thế nào?

- Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? Tai sao?

- Theo em, kiểm tra dây dẫn điện là bao gồm kiểm tra điều gì?

 

- Vậy trước khi kiểm tra cần chú ý điều gì?

Nếu dây dẫn điện bị hư vỏ cách điện thì em xử lí như thế nào?

 

Nếu dây dẫn cung cấp không đủ điện nếu làm việc thời gian lâu thì như thế nào?

Để biết được dây dẫn có đảm bảo cung cấp đủ điện không ta phải làm sao?

Theo em, kiểm tra cách điện của mạng điện là bao gồm kiểm tra điều gì?

 

Nếu kiểm tra không đạt các yêu cầu trên thì cần xử lí như thế nào?

- Học sinh tiếp nhận.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh TL

 

- Dự kiến sản phẩm:

FDây dẫn có 1 lõi, mỗi dây có 1 màu sắc khác nhau

FCó nhưng ít.

FKhông, vì trời mưa dông rất dễ bị đứt gây chạm chập hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

FChặt bỏ các cây gần đường dây điện.

FKhông, vì dùng dây trần không an toàn.

FKiểm tra dây dẫn xem có bị nứt, hư hỏng vỏ cách điện không.

FCần cắt điện trước khi kiểm tra.

FNếu bị nứt 1 hoặc 2 chổ thì dùng băng keo quấn lại, nếu nhiều thì cần thay dây dẫn mới.

FDây dẫn sẽ bị nóng và có thể cháy hư hỏng vỏ cách điện.

 

FTính tổng dòng điện đi qua dây dẫn thông qua công suất của đồ dùng điện (P=U.I® I=P/U). Khi tính được tổng dòng điện tiêu thụ ta có thể lựa chọn dây dẫn điện phù hợp thông qua số liệu định mức của nhà chế tạo.

FGồm kiểm tra các ống luồn xem có bị bể, vỡ, chắc chắn không và cách điện các mối nối.

FNếu không chắc chắn thì đóng đinh kẹp lại, nếu bị bể thì thay ống luồn mới.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS: báo cáo kết quả

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

 

I. Kiểm tra dây dẫn điện:

-Kiểm tra dây dẫn xem có hư hỏng vỏ cách điện không.

-Dây dẫn không được buộc chung lại với nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Kiểm tra cách điện của mạng điện:

- Kiểm tra các ống luồn dây và cách điện các mối nối.

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách kiểm tra các thiết bị điện.

  1. a) Mục tiêu: biết được các cách kiểm tra thiết bị điệ.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu:

Mạng điện trong nhà gồm có những loại thiết bị nào?

 

Các thiết bị này thường được lắp ở đâu?

Kiểm tra tổng quát bên ngoài gồm kiểm tra cái gì?

 

 

 

Kiểm tra phần điện gồm kiểm tra cái gì?

 

Hãy đưa ra cách khắc phục ở cột B cho các trường hợp ở cột A?

Công tắc, cầu dao thường đóng điện về hướng nào?

Công tắc, cầu dao thường cắt điện về hướng nào?

Cầu chì thường được lắp đặt ở dây nào?

Thay thẳng cầu chì vào trong hộp, không cần nắp che được không? Tại sao?

Khi cầu chì thường bị đứt ta có thể thay bằng dây đồng được không?

Để chọn đường kính dây chảy cho phù hợp ta phải dựa vào đâu?

Kiểm tra ổ cắm và phích cắm điện thường theo những tiêu chí nào?

- Học sinh tiếp nhận…

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời

- GV quan sát hướng dẫn

- Dự kiến sản phẩm:

FGồm: công tắc, cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ điện, phích cắm điện, áptômat.

FThường được lắp trên bảng điện.

FKiểm tra xem có bị nứt, vỡ, hư hỏng vỏ cách điện không, hướng chuyển động đóng cắt của công tắc, cầu dao, aptômát có đúng không.

FKiểm tra xem lắp đặt có đúng vị trí không, có làm việc tốt không.

FCột B:thay mới/ nối lại/ xiết ốc.

FĐóng lên trên hoặc sang phải.

FCắt xuống dưới hoặc sang trái.

FDây pha

 

FKhông, vì ban đêm sử dụng rất nguy hiểm.

FKhông, vì khi bị ngắn mạch dây chảy sẽ không nóng chảy đứt nên hệ thống dây dẫn bị cháy có thể gây hoả hoạn.

FDựa vào dòng điện định mức của đồ dùng điện.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo kết quả

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

III. Lắp đặt mạch:

Qui trình lắp đặt:

-Vạch dấu

-Khoan lỗ bảng điện.

-Lắp TBĐ vào BĐ.

-Nối dây mạch điện.

-Kiểm tra.

 

 

 

 

Hoạt động 2: Thảo luận để tìm hiểu cách kiểm tra các đồ dùng điện

  1. a) Mục tiêu: biết được các cách kiểm tra đồ dùng điện.
  2. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trình bày miệng
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu: học sinh đọc thông tin SGK.

- GV đặt câu hỏi:

Đối với đồ dùng điện cần kiểm tra cái gì?

- Giáo viên phát các đồ dùng điện bị hư hỏng cho học sinh thảo luận để kiểm tra xem có bị hư hỏng gì không.

Nếu đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ có thể sử dụng được không? Tại sao?

 

Để sử dụng đồ dùng điện được an toàn ta cần chú ý điều gì?

- Học sinh tiếp nhận…

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời

- GV quan sát hướng dẫn

- Dự kiến sản phẩm:

FHọc sinh trả lời theo thực tế của đồ dùng điện.

 

FKhông nên sử dụng vì có thể gây ra tai nạn điện bất cứ lúc nào.

FCần phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện, nếu bị hư hỏng phải sửa chữa ngay.* Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS báo cáo kết quả

* Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

IV. Kiểm tra đồ dùng điện:

-Kiểm tra cách điện các đồ dùng điện.

-Kiểm tra dây dẫn điện và các mối nối vào đồ dùng điện.

-Phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện, chỉ sử dụng những đồ dùng điện đảm bảo an toàn điện.

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS nắm vững kiến thức vừa học về vai trò vị trí của nghề điện và đạc điểm yêu cầu của nghề điện
  3. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi:

Trước khi kiểm tra mạng điện cần chú ý điều gì?

Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện cần kiểm tra những phần tử nào?

Công tắc và cầu chì thường được lắp đặt trên dây nào?

Tại sao? Nếu ta kiểm tra không đúng thì phải làm sao?

  1. c) Sản phẩm: HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

- GV: Trao đổi sơ đồ cho nhau và nhận xét

- HS: Trao đổi bảng dự trù cho nhau góp ý và nhận xét đánh giá hoạt động nhóm, rút kinh nghiệm cho giờ TH sau.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Bồi dưỡng cho HS năng tự học, tự giải quyết vấn đề, làm việc trên tinh thần hợp tác nhóm.
  3. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời phiếu học tập:

- Vì sao công tắc, cầu dao cần phải lắp đúng hướng chuyển động của núm đóng cắt điện?

- Vì sao cần kiểm tra định kì mạng điện trong nhà?

  1. c) Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập, báo cáo theo nhóm

- Dự kiến sản phẩm:

  1. d) Tổ chức thực hiện: Làm bài tập vận dụng

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • - Chuẩn bị tiết sau “ Kiểm tra thực hành”

 

Giáo án Công nghệ 9 (ngành điện) kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Công nghệ 9 (ngành điện) kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Công nghệ lớp 9 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Công nghệ 9. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới công nghệ khối 9, công nghệ 9 kì 2 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an cn 9 ki 2 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay