Giáo án Công nghệ 8 cánh diều Bài 13: Mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến

Giáo án Bài 13: Mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến sách Công nghệ 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ 8 cánh diều Bài 13: Mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 13: MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN VÀ MÔ ĐUN CẢM BIẾN

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Vẽ và mô tả được sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản.
  • Phân loại và nêu được vai trò của một số mô đun cảm biến trong mạch điện điều khiển đơn giản.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng (năng lực công nghệ):

  • Vẽ và mô tả được sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản.
  • Phân loại và nêu được vai trò của một số mô đun cảm biến trong mạch điện điều khiển đơn giản.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực học tập, nghiên cứu, có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ được giao khi làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy chiếu hoặc màn hình ti vi.
  • Một số hình ảnh về mạch điện điều khiển đơn giản và một số mô đun cảm biến như: mô đun cảm biến ánh sáng, mô đun cảm biến nhiệt độ, mô đun cảm biến độ ẩm,...
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

lIII. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS học tập, HS làm quen với cấu trúc của mạch điện điều khiển đơn giản.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu.
  4. c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt HS: Để đề phòng cháy nổ, ta thấy ở các khu công nghiệp, siêu thị, tòa nhà, … lắp đặt thiết bị phòng cháy. Thiết bị phòng cháy được lắp đặt bằng mạch điều khiển tự động.

- GV chiếu Hình 13.1, yêu cầu HS quan sát hình và cho biết: Có thể bật, tắt, chọn tốc độ của quạt điện Hình 13.1 bằng những cách nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

GV gọi đại diện một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Đáp án:

- Để bật hoặc tắt quạt, có thể dùng dây kéo ở phía dưới đế quạt (thường là dây bên phải) hoặc sử dụng điều khiển từ xa với nút “ON/OFF”.

- Để chọn tốc độ quạt, có thể sử dụng dây kéo hoặc điều khiển từ xa. Khi dùng dây kéo, việc bật, tắt và chọn tốc độ quạt sẽ theo vòng tròn: kéo lần 1 – bật (tốc - độ 1) → kéo lần 2 — tốc độ 2 →... → tắt → bật (tốc độ 1)→... Khi sử dụng điều khiển từ xa, có thể lựa chọn tốc độ hoặc tắt quạt khi quạt đang chạy ở bất kì tốc độ nào.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Trong nhiều trường hợp trong cuộc sống chúng ta cần sử dụng mạch điện điều khiển tự động. Để tìm hiểu cụ thể về mạch điện điều khiển chúng ta cùng vào bài học hôm nay - Bài 13: Mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Hoạt động 1: m hiểu sơ đồ khối của mạch điện điều khiển
  3. a) Mục tiêu: HS vẽ và mô tả được sơ đồ khối của mạch điện điều khiển đơn giản; nêu được chức năng các bộ phận chính của mạch điện điều khiển.
  4. b) Nội dung: Sơ đồ khối mạch điện điều khiển đơn giản và chức năng các bộ phận chính của mạch điện điều khiển.
  5. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về cấu trúc chung của mạch điện và chức năng các bộ phận chính của mạch điện điều khiển.
  6. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục “I.1. Sơ đồ khối mạch điện điều khiển”, quan sát Hình 13.2 và trả lời câu hỏi: Mạch điện điều khiển gồm có những bộ phận nào?

- GV chiếu Bảng 13.1, yêu cầu HS quan sát và ghi nhớ kí hiệu một số phần tử chính trong sơ đồ mạch điện điều khiển.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết và hình 13.3 trang 71 SGK và trả lời câu hỏi:

Rơ le điện là gì? Nguyên lí làm việc của rơ le điện như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về sơ đồ khối mạch điều khiển.

I. Mạch điện điều khiển

I.1. Sơ đồ khối mạch điện điều khiển

- Mạch điện điều khiển gồm có hai bộ phận: Thiết bị đóng, cắt: có thể là công tắc, nút bấm hoặc là các tiếp điểm.

- Bộ phận điều khiển: có thể tác động trực tiếp bằng tay lên nút ấn, tiếp điểm hoặc từ xa qua điều khiển từ xa.

- Rơ le điện là phần tử có tiếp điểm đồng, cắt thường được sử dụng trong mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến.

- Nguyên lí làm việc của rơ le điện: khi cuộn hút có điện thì tiếp điểm của rơ le chuyển đổi trạng thái.

- Hình 13.1. Kí hiệu các phần tử chính trên sơ đồ mạch điện điều khiển

Thứ tự

Tên gọi

Kí hiệu

1

Nguồn xoay chiều

Dây pha

 

Dây trung tính

 

2

Nguồn một chiều

 

3

Công tắc hai cực

 

4

Cầu chì

 

5

Bóng đèn sợi đốt

 

6

 

 

Rơ le điện

Cuộn hút

 

Tiếp điểm thường mở

 

Tiếp điểm thường đóng

 
     
  1. Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến
  2. a) Mục tiêu: HS nhận biết và mô tả được chức năng các bộ phận chính của mô đun cảm biến.
  3. b) Nội dung: Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến.
  4. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về chức năng các bộ phận chính của mô đun cảm biến.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chiếu Hình 13.4, yêu cầu HS quan sát, đọc nội dung mục “I.2. Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến” và trả lời các câu hỏi: Mô đun cảm biến gồm có các phần tử nào? Chức năng của các phần tử đó là gì?

- GV chiếu Hình 13.5, yêu cầu HS quan sát hình và trả lời:

Nguyên lí hoạt động của sơ đồ bật, tắt đèn tự động sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng trong hình 13.5 như thế nào?

- GV yêu cầu HS tìm hiểu các linh kiện bán dẫn qua nội dung Em có biết và hình 13.6 trang 73 SGK.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, nhấn mạnh lại kiến thức về mạch điện điều khiển.

I.2. Mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến

- Mô đun cảm biến gồm ba phần tử là: cảm biến, mạch điện tử và tiếp điểm đóng, cắt.

- Chức năng của từng phần tử:

+ Cảm biến: Cảm nhận và biến đổi các tín hiệu đầu vào (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, chuyển động,...) thành tín hiệu điện đầu ra để đưa vào mạch điện tử xử lí.

+ Mạch điện tử: Nhận và xử lí tín hiệu điện đầu ra của cảm biến để điều khiển tiếp điểm đóng, cắt.

+ Tiếp điểm đóng, cắt: Nhận tín hiệu từ mạch điện tử để đóng, cắt nguồn điện cấp cho phụ tải điện. Tiếp điểm đóng, cắt trong mô đun cảm biến thường sử dụng tiếp điểm của rơ le điện.

- Nguyên lí hoạt động của sơ đồ bật, tắt đèn tự động sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng trong hình 13.5:

+ Hình 13.5a là sơ đồ khối mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến ánh sáng, Hình 13.5b là sơ đồ nguyên lí sử dụng tiếp điểm rơ le.

+ Khi trời sáng, tín hiệu ra của cảm biến ánh sáng sẽ làm cho cuộn hút của rơ le không có điện, tiếp điểm rơ le không đóng, đèn không sáng. Khi trời tối, tín hiệu ra của cảm biến sẽ làm cho cuộn hút của rơ le có điện, tiếp điểm đóng lại, đèn sáng.

 

 

 

 

 

  1. Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương pháp phân loại mô đun cảm biến
  2. a) Mục tiêu: HS có thể phân loại được các mô đun cảm biến
  3. b) Nội dung: Phương pháp phân loại mô đun cảm biến.
  4. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về phương pháp phân loại mô đun cảm biến.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ 8 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 1. VẼ KĨ THUẬT

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 2. CƠ KHÍ

GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 3. AN TOÀN ĐIỆN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. KĨ THUẬT ĐIỆN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 1. VẼ KĨ THUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 2. CƠ KHÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 3. AN TOÀN ĐIỆN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. THIẾT KẾ KĨ THUẬT

Chat hỗ trợ
Chat ngay