Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 1 công nghệ 8 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 công nghệ 8 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 1 CÔNG NGHỆ 8 CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ 1. VẼ KĨ THUẬT

  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 1 Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 2 Hình chiếu vuông góc của khối hình học cơ bản
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 3 Bản vẽ chi tiết
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 4 Bản vẽ lắp
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 5 Bản vẽ nhà
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 2. CƠ KHÍ

  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 6 Vật liệu cơ khí
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 7 Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 8 Truyền và biến đổi chuyển động
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 9 Một số ngành nghề cơ khí phổ biến
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 2

CHỦ ĐỀ 3. AN TOÀN ĐIỆN

  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 10 Nguyên nhân gây tai nạn điện và biện pháp an toàn điện
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 11 Dụng cụ bảo vệ an toàn điện và cách sơ cứu người bị tai nạn điện

CHỦ ĐỀ 4. KĨ THUẬT ĐIỆN

  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 12 Cấu trúc chung của mạch điện
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 13 Mạch điện điều khiển và mô đun cảm biến
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 14 Lắp ráp mạch điều khiển đơn giản trong sử dụng mô đun cảm biến
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 15 Một số ngành nghề kĩ thuật điện phổ biến
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 4 

CHỦ ĐỀ 5. THIẾT KẾ KĨ THUẬT

  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 16 Khái quát chung về thiết kế kĩ thuật
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài 17 Các bước thiết kế kĩ thuật
  • Giáo án Công nghệ 8 Cánh diều bài Ôn tập chủ đề 5

II. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ 8 KÌ 1 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: Một số ngành nghề cơ khí phổ biến

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 9: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CƠ KHÍ PHỔ BIẾN

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

  • Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
  • Cách thức nhận biết sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
  1. Năng lực 

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng (năng lực công nghệ): 

  • Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
  • Trình bày được một số yêu cầu cơ bản của một số ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.
  • Nhận biết được sự phù hợp của bản thân đối với một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
  1. Phẩm chất
  • Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  • Có ý thức học tập, rèn luyện để đáp ứng những đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: 
  • SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  • Máy chiếu hoặc màn hình ti vi.
  • Hình ảnh về các ngành nghề cơ khí.
  1. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
  2. a) Mục tiêu: Giúp HS tạo hứng thú học tập, khám phá kiến thức mới.
  3. b) Nội dung: HS lắng nghe GV đặt vấn đề, suy nghĩ về câu hỏi mở đầu.
  4. c) Sản phẩm: HS bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
  5. d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường sử dụng rất nhiều sản phẩm cơ khí (hàng rào, cổng sắt, xe đạp, ô tô,...). Vậy những sản phẩm đó do ai làm ra?

- GV đặt câu hỏi: Quan sát Hình 9.1 và cho biết ngành nghề của những người thợ trong hình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

HS thảo luận, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV gọi đại diện 1 - 2 HS trả lời:

+ Những sản phẩm cơ khí phần lớn đều do những người làm nghề cơ khí chế tạo ra.

+ Ví dụ:

  • Thợ hàn làm ra cánh cổng sắt.
  • Thợ tiện, thợ phay làm ra các chi tiết của xe đạp, ô tô.
  • Thợ lắp ráp hoàn thiện việc lắp ráp các chi tiết.

- GV gọi đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi Khởi động: 

+ Hình a: thợ hàn.

+ Hình b: thợ sửa chữa ô tô.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Có rất nhiều ngành nghề khác nhau trong lĩnh vực cơ khí, trong đó có thể kể đến như: kĩ sư cơ khí, thợ vận hành máy công cụ, thợ sửa chữa xe có động cơ,... Chúng ta cùng vào - Bài 9: Một số ngành nghề cơ khí phổ biến.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí
  3. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được đặc điểm cơ bản của từng ngành nghề.

- HS hiểu được nội dung các công việc chủ yếu trong từng ngành nghề đó.

  1. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục I, quan sát Hình 9.2 - 9.4 SGK trang 51 - 53, suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục. 
  2. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I và cho biết: 

+ Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí thực hiện những công việc gì?

+ Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí được thực hiện bởi ai?

* Kĩ sư cơ khí

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nội dung mục I.1, quan sát Hình 9.2 SGK trang 51, 52 và trả lời câu hỏi mục Khám phá: 

+ Trình bày những đặc điểm của kĩ sư cơ khí.

+ Kĩ sư cơ khí ở Hình 9.2 đang thực hiện những công việc gì?

* Thợ vận hành máy công cụ

- GV giới thiệu kiến thức cho HS:

+ Máy công cụ là loại máy cơ khí chuyên chế tạo ra các chi tiết, phụ tùng,...

+ Các chi tiết, phụ tùng được dùng để lắp ráp thành những máy móc, thiết bị cơ khí khác.

+ Nhiều loại máy công cụ: máy tiện, máy khoan, máy đột dập, máy cán,...

+ Máy công cụ gia công được nhiều vật liệu: thép, gang, kim loại màu, nhựa, gỗ,...

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục I.2, quan sát Hình 9.3 SGK trang 52, 53 và trả lời câu hỏi mục Khám phá: 

+ Trình bày những đặc điểm của thợ vận hành máy công cụ.

+ Thợ vận hành máy công cụ ở Hình 9.3 đang thực hiện những công việc gì?

* Thợ sửa chữa xe có động cơ

- GV giới thiệu kiến thức cho HS:

+ Xe có động cơ là các phương tiện giao thông được gắn thêm động cơ.

+ Động cơ có nhiệm vụ chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó như xăng, dầu, điện,... thành động năng cho xe di chuyển.

+ Ví dụ: 

  • Xe đạp, xe máy dùng động cơ điện.
  • Xe máy, ô tô chạy bằng động cơ xăng hoặc dầu.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục I.3, quan sát Hình 9.4 SGK trang 53 và trả lời câu hỏi mục Khám phá: 

+ Trình bày những đặc điểm của thợ sửa chữa xe có động cơ?

+ Thợ sửa chữa xe có động cơ ở Hình 9.4 đang thực hiện công việc gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi GV đưa ra, câu hỏi mục Khám phá.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày câu hỏi của GV.

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi 2 Khám phá mục I.1 SGK trang 52:

+ Các kĩ sư cơ khí đang làm công việc thiết kế máy móc và vận hành hệ thống cơ khí.

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi 1 Khám phá mục I.2 SGK trang 52:

+ Hình 9.3a: công nhân đang vận hành máy tiện.

+ Hình 9.3b: công nhân đang vận hành máy công cụ điều khiển số.

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi 2 Khám phá mục I.3 SGK trang 53:

+ Hình 9.4a: người thợ đang kiểm tra và bảo dưỡng ô tô.

+ Hình 9.4b: người thợ đang sửa chữa xe máy.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí.

I. Đặc điểm cơ bản của một số ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí

- Thực hiện công việc: nghiên cứu, thiết kế và trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị công nghiệp hay đồ dùng phục vụ cuộc sống.

- Thực hiện bởi: kĩ sư cơ khí, thợ lắp ráp và vận hành máy công cụ kim loại, thợ hàn hay thợ cơ khí và sửa chữa xe có động cơ,...

1.1. Kĩ sư cơ khí

Trả lời câu hỏi 1 Khám phá I.1:

- Đặc điểm:

+ Chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng các loại máy móc và thiết bị cơ khí.

+ Đào tạo ở các trường đại học kĩ thuật.

+ Công việc chính: thiết kế; lắp đặt, vận hành; sửa chữa, bảo trì.








1.2. Thợ vận hành máy công cụ 

Trả lời câu hỏi 1 Khám phá I.2:

- Đặc điểm:

+ Những người trực tiếp vận hành các loại máy tiện, máy phay, máy khoan,... để làm ra các sản phẩm cơ khí.

+ Có tay nghề thành thạo và đào tạo tại các trường nghề, cao đẳng nghề.

+ Công việc chính: Vận hành, giám sát hoạt động các loại máy gia công khác nhau.






1.3. Thợ sửa chữa xe có động cơ

Trả lời câu hỏi 1 Khám phá I.3:

- Đặc điểm: 

+ Những người có tay nghề và hiểu biết chuyên môn về động cơ đốt trong, động cơ điện,...

+ Đào tạo ở trường nghề, cao đẳng nghề, trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng xe.

+ Công việc chính: lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng các bộ phận của động cơ hay các bộ khác của xe cơ giới.

  1. Hoạt động 2: Tìm hiểu về yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí
  2. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được các yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực của ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.

- HS đánh giá được sự phù hợp của bản thân với một trong các ngành nghề đó.

  1. b) Nội dung: HS đọc nội dung mục II SGK trang 54, suy nghĩ trả lời các câu hỏi Khám phá trong mục. 
  2. c) Sản phẩm: Những ghi chép của HS về yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.
  3. d) Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc nội dung mục II SGK trang 54 và trả lời câu hỏi mục Khám phá: 

+ Hãy liệt kê các yêu cầu phẩm chất và năng lực đối với một số ngành nghề cơ khí.

+ Để có thể đáp ứng được công việc trong lĩnh vực cơ khí, em cần học tốt các môn học và tham gia hoạt động giáo dục nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS quan sát hình, đọc thông tin SGK, trả lời câu hỏi mục Khám phá.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi 1 mục Khám phá.

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trả lời câu hỏi 2 mục Khám phá:

+ Học tốt môn khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học,...

+ Học tốt môn Công nghệ về vẽ kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật, gia công cơ khí,...

+ Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa trong trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề.

+ Tích cực tham quan tìm hiểu các hoạt động sản xuất tại cơ sở sản xuất.

+ Tìm hiểu trên Internet về lĩnh vực cơ khí.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

- GV nêu nhận xét, tổng quát lại kiến thức về yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.

II. Yêu cầu của ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí

Trả lời câu hỏi 1 Khám phá II:

- Phẩm chất:

+ Năng động, nhanh nhẹn.

+ Có đức tính kiên trì, nhẫn nại và tỉ mỉ.

+ Có niềm đam mê khám phá các sản phẩm cơ khí.

- Năng lực:

+ Kĩ sư cơ khí:

  • Có kĩ năng tính toán, tư duy kĩ thuật, năng lực trong thiết kế.
  • Có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng.
  • Nhạy bén trong quan sát và giải quyết các vấn đề khi gặp sự cố.

+ Thợ vận hành máy công cụ:

  • Hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc.
  • Có khả năng đọc hiểu các loại bản vẽ thiết kế, bản vẽ kĩ thuật.
  • Hiểu biết về dung sai và đo lường.

+ Thợ sửa chữa xe có động lực:

  • Có kiến thức về động cơ đốt trong.
  • Có tay nghề để kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, xe máy.
  • Chịu được tác động của môi trường làm việc.

=> Xem nhiều hơn:

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHỆ 8 KÌ 1 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint bài: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG Khi đạp xe, bộ phận nào làm nhiệm vụ truyền chuyển động từ trục giữa đến trục sau bánh xe đạp?

Khi đạp xe, xích xe đạp làm nhiệm vụ truyền chuyển động từ trục giữa đến trục sau bánh xe đạp.

BÀI 8: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG

Nêu khái niệm truyền động.

Khái niệm: Truyền động là truyền và biến đổi tốc độ từ bộ phận này đến bộ phận khác của máy phù hợp với yêu cầu làm việc.

Tên gọi của bộ phận truyền chuyển động là gì? Tên gọi của bộ phận nhận chuyển động được gọi là gì?

- Bộ phận truyền chuyển động gọi là bộ phận dẫn.

- Bộ phận nhận chuyển động gọi là bộ phận bị dẫn.

Đọc nội dung mục I, quan sát Hình 8.1 SGK trang 44 cho biết:

+ Chuyển động được truyền từ bộ phận nào tới bộ phận nào?

+ Chỉ ra bộ phận dẫn, bộ phận bị dẫn?

Chuyển động được truyền từ trục giữa đến trục bánh sau xe đạp thông qua bộ truyền xích.

Bộ phận dẫn: đĩa xích gắn trên trục giữa.

Bộ phận bị dẫn: líp gắn trên trục bánh sau xe đạp.

MỘT SỐ BỘ TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ

Truyền động cơ khí có mấy dạng? Đó là những dạng nào?

2.1. Truyền động đai

  1. a) Cấu tạo

+ Gồm bánh đai dẫn 1, bánh đãi bị dẫn 2, dây đai 3.

+ Dây đai được mắc căng trên các bánh đai.

  1. b) Nguyên lí làm việc

+ Bánh đai dẫn (có đường kính D1) quay với tốc độ quay n1 (vòng/phút).

+ Nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai làm bánh đai bị dẫn (có đường kính D2) quay theo với tốc độ quay n2 (vòng/phút).

Trình bày ứng dụng của bộ truyền đai.

2.1. Truyền động đai

  1. c) Ứng dụng

Sử dụng phổ biến như: máy nghiền bột, máy thái khoai sắn, máy nén khí, ô tô, xe máy,...

Thảo luận nhóm

Thảo luận theo cặp, quan sát Hình 8.3 SGK tr. 45 và trả lời câu hỏi.

Cho biết vai trò bộ truyền đai của máy nghiền hạt Hình 8.3.

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều
Giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công nghệ 8 cánh diều

Từ khóa: giáo án công nghệ 8 cánh diều, tải giáo án công nghệ 8 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 công nghệ 8 cánh diều, tải giáo án word và điện tử công nghệ 8 kì 1 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay