Trắc nghiệm địa lí 7 chân trời bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu
Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu
A. Đa dạng sinh học rừng và biển
B. Đa dạng sinh học rừng ngập mặn
C. Đa dạng sinh học sinh vật
D. Đa dạng sinh học sinh vật và biển
Câu 2: Sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường nào?
A. Nước.
B. Không khí.
C. Rừng.
D. Đất.
Câu 3: Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí ở châu Âu?
A. Chặt phá, cháy rừng.
B. Rác thải sinh hoạt, công cộng.
C. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng.
Câu 4: Các quốc gia châu Âu đã sử dụng bao nhiêu biện pháp để cải thiện chất lượng không khí?
A. Ba.
B. Bốn.
C. Năm.
D. Sáu
Câu 5: Giải pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu là
A. kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải.
B. đánh thuế phát thải các-bon, giảm lượng xe lưu thông.
C. tầng cường tái chế và tái sử đụng chất thải.
D. xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi thải ra mới trường.
Câu 6: Giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu là
A. trồng rừng và bảo vệ rừng.
B. đầu tư công nghệ xanh, năng lượng tái tạo.
C. kiểm soát đầu ra của các nguồn rác thải, hoá chất độc hại từ sản xuất
nông nghiệp.
D. sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch trong sản xuất công nghiệp.
Câu 7: Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu là
A. kiểm soát và xử lí các nguồn chất thải độc hại.
B. trồng rừng và bảo vệ rừng.
C. hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
D. cả hai ý B và C.
Câu 8: Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất ở châu Âu:
A. Nước sông
B. Nước ngầm và băng hà
C. Nước trong ao, hồ
D. Nước sông và nước ngầm
Câu 9: Ngành kinh tế nào sử dụng nhiều nước ngọt nhất ở châu Âu
A. Nông, lâm, ngư nghiệp
B. Công nghiệp và xây dựng
C. Dịch vụ
D. Công nghiệp và dịch vụ
Câu 10: Châu Âu đã thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ môi trường nước?
A. Thực hiện các dự án kiểm soát nguồn nước thải.
B. Đầu tư công nghệ tiên tiến làm sạch nước ngọt.
C. Đối với vùng biển thành lập các khu bảo tồn.
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (5 câu)
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào sai ?
A. Trồng rừng và bảo vệ rừng ở châu Âu vừa giảm khí thải CO, vào khí quyển,
vừa bảo vệ đa dạng sinh học và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
B. Xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải từ sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường chỉ có tác dụng bảo vệ môi trường nước.
C. Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch là một trong những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
D. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ là những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu.
Câu 2: Đâu không phải là giải pháp để cải thiện chất lượng không khí ở Châu Âu?
A. Đi xe đạp.
B. Phát triển công nghệ xanh.
C. Kiểm soát lượng khí thải.
D. Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng cac-bon cao.
Câu 3: Càng về phía Nam của môi trường ôn đới lục địa, lần lượt có rừng
A. Lá kim, lá rộng, hỗn giao và thảo nguyên.
B. Lá kim, hỗn giao, lá cứng và thảo nguyên.
C. Lá cứng, hỗn giao, thảo nguyên và lá rộng.
D. Thảo nguyên, lá kim, lá cứng và hỗn giao.
Câu 4: Tỉ lệ độ che phủ rừng ở châu Âu năm 2020 là bao nhiêu?
A. 35%
B. 39%
C. 66%
D. 31%
Câu 5: Các quốc gia châu Âu rất chú trọng bảo vệ vấn đề nào sau đây?
A. Dân số.
B. Kinh tế.
C. Sự ô nhiễm môi trường.
D. Sự đa dạng sinh học.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Quan sát hình dưới đây và nhận xét sự thay đổi tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 so với năm 2005. Chọn đáp án đúng
A. Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 tăng so với năm 2005.
B. Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005.
C. chất NO2 chiếm tỉ lệ % cao nhất so với các chất khí còn lại.
D. chất NH3 chiếm tỉ lệ % thấp nhất so với các chất khi còn lại.
Câu 2: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, nhận xét sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030. Chọn đáp án đúng nhất
Tỉ lệ năng lượng tái tạo trong sản lượng điện của châu Âu, giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 (đơn vị %)
Năng lượng tái tạo | Năm 2010 | Năm 2019 | Dự báo năm 2030 |
Năng lượng sinh khối | 4 | 6 | 11 |
Năng lượng mặt trời | 1 | 4 | 11 |
Năng lượng gió | 4 | 14 | 26 |
Thuỷ điện | 12 | 11 | 9 |
Tổng năng lượng tái tạo | 21 | 35 | 57 |
A. Sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 giảm.
B. Sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 tăng.
C. Sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 là không đều. Tất cả nguồn năng lượng đều có xu hướng tăng (trừ năng lượng thuỷ điện).
D. Sự thay đổi tỉ lệ năng lượng tái tạo trong giai đoạn 2010 - 2019 và dự báo đến năm 2030 là không đều. Tất cả nguồn năng lượng đều có xu hướng giảm (trừ năng lượng thuỷ điện).
Câu 3: Châu Âu có thuận lợi gì để thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành thủy sản
A. Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng
B. Đa dạng sinh học
C. Đa dạng sinh học rừng và biển
D. Nhiều loại động, thực vật đa dạng
Câu 4: Cối xay chạy bằng sức gió là hình ảnh điển hình cho nước nào ở châu Âu?
A. Nước Anh.
B. Nước Pháp.
C. Nước Đức.
D. Nước Hà Lan.
Câu 5: Tỉ lệ độ che phủ rừng ở Phần Lan năm 2020 là bao nhiêu?
A. 35%
B. 39%
C. 66%
D. 66%
4. VẬN DỤNG CAO ( 3 câu)
Câu 1: Biện pháp giúp giảm thiểu lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là
A. Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên… trong sản xuất điện
B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp
C. Xây dựng các khu phát thải ở các thành phố lớn
D. Sử dụng các phương tiện giao thông có sử dụng các nguyên liệu từ xăng dầu
Câu 2: Quốc gia nào có mật độ xe đạp ghi nhận tham gia giao thông nhiều nhất ở châu Âu?
A. Anh.
B. Đức.
C. Đan Mạch.
D. Tây Ban Nha.
Câu 3: Giải pháp “giảm lượng xe lưu thông, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí ở khu vực nào của châu Âu?
A. Thành phố.
B. Ngoại ô.
C. Trung tâm thành phố.
D. Nông thôn