Giáo án địa lí 7 kết nối địa lí 7 kết nối bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu

Giáo án bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu sách địa lí 7 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 kết nối địa lí 7 kết nối bài 3: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu âu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ  BẢO VỆ THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Trình bày được một số vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.
  • Biết cách khai thác thông tin qua hình ảnh.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.

- Năng lực địa lí:

  • Năng lực nhận thức địa lí: phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các đối tượng tự nhiên và kinh tế, xã hội.
  • Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng công cụ địa lí.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
  • Yêu khoa học, ham học hỏi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Phiếu học tập dành cho HS.

- Hình ảnh, video một số hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường ở châu Âu.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo kết nối giữa kiến thức của HS về một số vấn đề môi trường ở Châu Âu với bài học.
  3. Nội dung:

- Trong quá trình khai thác và sử dụng TNTN, các quốc gia châu Âu cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường.

- Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số vấn đề về môi trường được quan tâm ở châu Âu.

  1. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số vấn đề về môi trường được quan tâm ở châu Âu từ vốn hiểu biết của bản thân.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về thiên nhiên, môi trường châu Âu:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, các quốc gia châu Âu phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số vấn đề về môi trường được các nước châu Âu quan tâm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Một số vấn đề về môi trường được các nước châu Âu quan tâm:

+ Ô nhiễm môi trường.

+ Suy giảm các nguồn tài nguyên và sinh học.

+ Biến đổi khí hậu.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Môi trường thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là chủ đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người, cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Châu Âu được biết đến là khu vực công nghiệp phát triển vào bậc nhất trên thế giới với nền công nghiệp được xây dựng từ thế kỉ 18. Trong quá trình phát triển, các quốc gia châu Âu phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Vậy, làm như thế nào để khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Khai thác, sử dụng, và bảo vệ thiên nhiên ở châu Âu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Vấn đề bảo vệ môi trường

1a. Bảo vệ môi trường không khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được vấn đề bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.

- Biết cách khai thác thông tin qua hình ảnh.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin và hình ảnh trong mục a, trình bày vấn đề về bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu.
  2. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở một số giải pháp cải thiện chất lượng không khí của các quốc gia ở châu Âu.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 1a, quan sát Hình 1 SGK tr.104 và trả lời câu hỏi:

+ Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu là gì?

+ Các quốc gia ở châu Âu đã thực hiện những giải pháp nào để cải thiện chất lượng không khí?

 

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1a, quan sát Hình 1 SGK tr.104 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày một số giải pháp cải thiện chất lượng không khí cảu các quốc gia ở châu Âu.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Vấn đề bảo vệ môi trường

a. Bảo vệ môi trường không khí

- Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở châu Âu: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiêu thụ năng lượng, vận tải đường bộ.

- Những giải pháp để cải thiện chất lượng không khí ở châu Âu:

+  Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển.

+ Giảm khí thải CO2 vào khí quyển bằng cách đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng các-bon cao.

+ Đầu tư phát triển công nghệ xanh, năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch.

+ Đối với thành phố, giảm lượng xe lưu thông, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ.

 

 

 

 

 

 

1b. Bảo vệ môi trường nước

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông trong mục b, HS trình bày vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở một số giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trước đây, môi trường nước ở châu Âu bị ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1b SGK tr.105 và trả lời câu hỏi: Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

- GV trình chiếu một số hình ảnh, video về một số biện pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Thụy Điển là một trong những quốc gia hàng đầu về xử lí rác thải. Để có được thành công này, Thụy Điển đã phải nỗ lực hàng chục năm nhờ những quy định chặt chẽ về phân loại rác thải trong các hộ gia đình, nhà máy và địa phương từ những năm 1970.

+ Chỉ khoảng 1% rác thải ở Thụy Điển được đưa vào bãi chôn lấp. Phần còn lại được tái chế hoặc sử dụng làm nhiên liệu trong các nhà máy điện, biến chất thải thành năng lượng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1b (SGK tr.105) và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Vấn đề bảo vệ môi trường

b. Bảo vệ môi trường nước

Một số biện pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu:

- Tăng cường, kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải, hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp.

- Xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

- Kiểm soát và xử lí các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển.

- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU

Giáo án địa lí 7 kết nối bài 1: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu âu

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay