Giáo án địa lí 7 kết nối bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu phi

Giáo án bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu phi sách địa lí 7 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 kết nối bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu phi

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11: PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG

VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.
  • Rèn luyện kĩ năng so sánh cách thức khai thác thiên nhiên ở các môi trường với nhau.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập.

- Năng lực địa lí:

  • Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ địa lí (bản đồ, bảng số liệu, hình ảnh,…)
  • Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, phân tích mối quan hệ giữa đối tượng tự nhiên và đối tượng kinh tế - xã hội.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống: áp dụng kiến thức đã học đặc điểm dân cư, xã hội châu Á vào những tình huống cần thiết trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Hiểu rõ thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên.
  • Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Một số hình ảnh, video về khai thác và sử dụng thiên nhiên tại các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến việc khai thác và sử dụng thiên nhiên tại các môi trường tự nhiên ở châu Phi và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS về các môi trường tự nhiên châu Phi với cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung:

- Thiên nhiên châu Phi phân hoá thành các môi trường tự nhiên khác nhau. Mỗi môi

trường tự nhiên có đặc điểm riêng về khí hậu, đất, nguồn nước, sinh vật,...

- Người dân châu Phi sinh sống ở các môi trường đã khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên như thế nào?

  1. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát lại Hình 4. Bản đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi ở bài học trước (SGK tr.131).

 

-  GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Môi trường tự nhiên châu Phi có đa đạng không?

+ Người dân châu Phi sinh sống ở các môi trường khác nhau đã khai thác và bảo vệ thiên nhiên như thế nào để phù hợp với điều kiện tự nhiên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát biểu đồ, vận dụng những kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi của GV.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ những hiểu biết về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

+ Môi trường châu Phi phân hóa đa dạng, gồm 4 môi trường: xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, hoang mạc.

+ Mỗi môi trường tự nhiên có đặc điểm riêng về khí hậu, đất, nguồn nước, sinh vật,… vì cậy người dân sinh sống ở các môi trường khác nhau sẽ có những biện pháp khai thác và bảo vệ  thiên nhiên khác nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và dẫn dắt HS vào bài học: Môi trường châu Phi phân hóa đa dạng, bao gồm các môi trường: xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt và hoang mạc với những kiểu khí hậu đặc trưng riêng, do đó, người dân châu Phi sinh sống ở các môi trường khác nhau sẽ có những phương pháp khai thác và bảo vệ thiên nhiên khác nhau. Để tìm hiểu về hoạt động khai thác và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay - Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các kiểu môi trường

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các kiểu môi trường khác nhau.

  1. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin SGK (tr.135 - 137) và quan sát hình 4 (SGK tr.131), sau đó thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

  1. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở các kiểu môi trường khác nhau của châu Phi.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc thông tin SGK (tr.135-137), kết hợp với quan sát hình ảnh để thực hiện các nhiệm vụ.

·        Nhóm 1: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

+ Xác định phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi.

+ Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo.

- GV lưy ý HS đọc mục “Em có biết” (SGK tr. 135) để mở rộng kiến thức về rừng mưa nhiệt đới ở Trung Phi.

·        Nhóm 2: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

+ Xác định phạm vi môi trường nhiệt đới ở châu Phi.

+ Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

(GV lưu ý HS vấn đề thủy lợi, vấn đề khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường sinh thái.)

.

- GV cho HS đọc mục “Em có biết” (SGK tr. 135) để mở rộng kiến thức về cây cà phê.

- GV mở rộng cho HS thôn tin về vấn đề khai thác gỗ ở Bờ Biển Ngà và đập thủy lợi Át-xu-an ở Ai Cập.

1. Khai thác gỗ ở Bờ Biển Ngà: Những khu rừng mưa nhiệt đới trong vùng nội địa ẩm ướt của Bờ Biển Ngà đang bị phá hoại nghiêm trọng. Người ta chặt cây rừng để trồng cây ca cao có giá trị kinh tế hơn. Hạt ca cao được chuyển tới các nhà máy dọc bờ biển để chế biến thành bơ ca cao - một nguyên liệu quan trọng để làm sô-cô-la và một số loại mĩ phẩm. Hàng xuất khẩu được gửi qua cảng A-bít- gian, nơi trước đây từng là thủ đô của Bờ Biển Ngà, hiện tại là một hải cảng lớn ở Tây Phi.

 

2. Đập Át-xu-an (Ai Cập): Thuỷ lợi có thể biến một vùng hoang mạc thành vùng đất màu mỡ, xanh tươi. Ai Cập đã xây dựng đập nước Át-xu-an cao 111 m, dài 3,8 km trên dòng sông Nin để ngăn lũ trên sông, mở rộng diện tích tưới tiêu cho nông nghiệp và đem

lại giá trị thuỷ điện. Đập này cho phép Ai Cập mở rộng khoảng 840 000 ha đất ở đồng bằng châu thổ hạ lưu và dọc theo thung lũng sông Nin. Đặc biệt mở rộng diện tích trồng bông là cây xuất khẩu chính cùng với đậu, lúa mì, ngô, kê,...

·        Nhóm 3: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

+ Xác định phạm vi môi trường hoang mạc ở châu Phi.

+ Trình bày cách thức con người khai thác, bảo về thiên nhiên ở môi trường hoang mạc.

- GV cho HS quan sát hình ảnh một số hoang mạc lớn ở châu Phi.

Hoang mạc Sa-ha-ra

Hoang mạc Ca-la-ha-ri

Hoang mạc Na-míp

·        Nhóm 4: Tìm hiểu về khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

+ Xác định phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi.

+ Trình bày cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt.

- GV cho HS quan sát hình ảnh người dân châu Phi trồng lúa mì và nuôi cừu.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin SGK về phần tìm hiểu của nhóm mình (tr.135-137), kết hợp với quan sát hình ảnh để thực hiện các yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các môi trường khác nhau của châu Phi.

- Thành viên các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở các kiểu môi trường tự nhiên châu Phi.

1. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo

- Phạm vi của môi trường xích đạo ở châu Phi:

+ Môi trường xích đạo ẩm: gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.

+ Môi trường cận nhiệt đới ẩm: vùng ven biển cực đông Nam châu Phi và phía đông đảo Ma – đa – ga – xca

 + Môi trường nhiệt đới: phía Bắc, phía Nam xích đạo và phía Tây đảo Ma – đa – ga - xca

 + Hai môi trường hoang mạc: gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.

+ Hai môi trường địa trung hải: gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực Nam châu Phi.

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xíchđạo:

+ Trồng gối vụ, xen canh nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao giúp cây trồng phát triển quanh năm.

+ Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,...) theo quy mô lớn nhằm xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến.

+ Bảo vệ rừng và trồng rừng để giữ tầng mùn trong đất không bị nước mưa rửa trôi (đặc biệt là ở các sườn đốc của đổi, núi).

2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới.

- Phạm vi môi trường nhiệt đới châu Phi: phía Bắc, phía Nam xích đạo và phía Tây đảo Ma – đa – ga - xca

- Cách thức con người khai thác, bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

+ Ở những khu vực khô hạn như vùng xa van ở Nam Xa-ha-ra: làm nương rẫy, cây trồng chính là lạc, bông, kê,...; chăn nuôi đê, cừu,... theo hình thức chăn thả.

+ Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi: hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,...) và cây công nghiệp (mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê,... )

để xuất khẩu.

+ Phát triển hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,...); phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.

+ Cần chú ý xây dựng các công trình thuỷ lợi để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong mùa khô.

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên vừa để bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh vật tự nhiên, vừa phát triển du lịch sinh thái.

 

3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

- HS xác định được phạm vi của môi trường hoang mạc ở châu Phi.

- Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường hoang mạc:

+ Trồng một số loại cây nông nghiệp phù hợp trong các ốc đảo (cam, chanh, chà là, lúa mạch,...), chăn nuôi gia súc theo hình thức du mục.

+ Dùng sức lạc đà để vận chuyển hàng hoá và buôn bán xuyên hoang mạc.

+ Ứng dụng kĩ thuật khoan sâu để khai thác một số nguồn tài nguyên trong lòng đất (dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản, nước ngầm).

+ Các nước trong khu vực thực hiện nhiều biện pháp chống hoang mạc hoá như thành lập “vành đai xanh'...

 

4. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt

- HS xác định được phạm vi môi trường cận nhiệt ở châu Phi.

- Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt:

+ Trồng các loại cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu,...) có giá trị xuất khẩu và một số cây lương thực (lúa mì, ngô). Gia súc chính là cừu.

+ Phát triển khai thác khoáng sản, là trung tâm lớn của thế giới về khai thác dầu (An-giê-ri), đứng đầu thế giới về khai thác vàng, kim cương (Cộng hoà Nam Phi).

+ Phát triển các hoạt động du lịch.

+ Các nước trong khu vực cần chống khô hạn và hoang mạc hoá.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU

Giáo án địa lí 7 kết nối bài 1: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu âu

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay