Giáo án địa lí 7 kết nối bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu phi

Giáo án bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu phi sách địa lí 7 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 kết nối bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu phi

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu
  • Trình bày được một trong những vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản lịch sử châu Phi.
  • Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác số liệu.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.

- Năng lực địa lí:

  • Năng lực nhận thức Địa lí: Giải thích hiện tượng và quá trình địa lí kinh tế - xã hội.
  • Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí như bảng số liệu, hình ảnh.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống: Vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi vào những trường hợp cần thiết trong cuộc sống.
  1. Phẩm chất
  • Đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn của cộng đồng dân cư các nước châu Phi.
  • Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu các vấn đề xã hội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Hình ảnh, video (nếu có) về một số vấn đề xã hội tại châu Phi hiện nay như gia tăng dân số, nạn đói, xung đột quân sự,…

  1. Đối với học sinh

- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến dân cư, xã hội châu Phi (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS về dân cư, xã hội châu Phi với bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.

  1. Nội dung:

- Châu Phi là châu lục còn tổn tại nhiều vấn đề nổi cộm về dân cư và xã hội.

- Bằng hiểu biết của bản thân, em hãy nêu một số thông tin về dân cư và xã hội của châu Phi.

  1. Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức cá nhân, HS đưa ra các câu trả lời. HS không nhất thiết phải trả lời đúng.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của bản thân về dân cư và xã hội của châu Phi.

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Các em có biết khu vực nào trên thế giới có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất hiện nay?

+ Những tác động của việc dân số tăng nhanh là gì?

+ Châu Phi đã làm thế nào để đối mặt với vấn để gia tăng dân số nhanh?

+ Châu lục nào hiện nay đang thường xuyên lâm vào tình trạng thiếu lương thực?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào những hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ những thông tin về đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi dựa vào hiểu biết cá nhân.

+ Châu Phi là khu vực có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất hiện nay. Châu lục này thường xuyên lâm vào tình trạng thiếu lương thực.

+ Dân số gia tăng nhanh dẫn đến việc chất lượng cuộc sống của người dân bị suy giảm, gây ra tình trạng thiếu lương thực, việc làm, chỗ ở,…

+ Để đối mặt với vấn đề gia tăng dân số nhanh, cần có các biện pháp nhằm ổn định dân số như kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân,…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Châu Phi là châu lục còn tồn tại rất nhiều vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội như tỉ lệ gia tăng dân số cao; tình trạng nghèo đói, thiếu lương thực; trẻ em không được đến trường;… Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng này, chúng ta hãy cùng đi vào bài hôm nay Bài 10: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số vấn đề dân cư, xã hội

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được một số vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội châu Phi.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, khai thác số liệu.

  1. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin trong các mục 1a, 1b, 1c và bản số liệu (SGK tr. 133-134). Sau đó, thực hiện các nhiệm vụ:
  2. Trình bày vấn đề tăng dân số tự nhiên ở châu Phi.
  3. Trình bày vấn đề nạn đói ở châu Phi.
  4. Trình bày vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi.
  5. Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở một số vấn đề nổi cộm ở châu Phi: tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao, nạn đói, xung đột quân sự.
  6. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 3 nhóm, mỗi nhóm lựa chọn một chủ đề tìm hiểu và thực hiện theo yêu cầu của GV.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về nạn đói ở châu Phi.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về vấn đề xung đột quân sự ở châu Phi.

- GV cho các nhóm thảo luận trong vòng 10 phút, sau đó yêu cầu các nhóm hoàn thành các phiếu học tập tương ứng với nội dung phần tìm hiểu của nhóm.

Trường:……..

Lớp:…………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu: Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi

Nhóm:…….

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục 1 a và bảng số liệu (SGK tr 133), nhận xét tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi theo từng giai đoạn, sau đó, đi sâu vào phân tích giai đoạn 2015-2020.

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

Câu 2. Cho biết những hậu quả do tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao đối với kinh tế-xã hội, môi trường ở châu Phi.

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

 

Trường:……..

Lớp:…………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Tìm hiểu: Nạn đói ở châu Phi

Nhóm:…….

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục 1b (SGK tr. 133), trình bày tình trạng thiếu lương thực ở châu Phi (nguyên nhân, thực trạng, hậu quả).

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

Câu 2. Đưa ra một số biện pháp mà Chính phủ châu Phi có thể làm để khắc phục nạn đói.

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

 

Trường:……..

Lớp:…………

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Tìm hiểu: Vấn đề xung đột quân sự

Nhóm:…….

Câu 1. Nguyên nhân gây ra những cuộc xung đột quân sự ở châu Phi là gì?

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

Câu 2. Những cuộc xung đột vũ trang dẫn đến hậu quả như thế nào?

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

………………………………………………………….

*GV giải thích để HS hiểu rõ khái niệm xung đột quân sự: Xung đột quân sự (xung đột vũ trang là tình trạng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn.

- GV mở rộng cho HS một số thông tin: Chiến tranh và nạn đói ở châu Phi:

+ Nội chiến và nạn đói thường xuyên diễn ra ở châu Phi.Nguyên nhân chủ yếu do những bất đồng về chính trị hoặc xung đột giữa các bộ tộc. Ở Sát là nội chiến kéo dài nhiều năm giữa tộc người Tu-a-rét được Li-bi hậu thuẫn với những người nông dân sống ở vùng đất nhiều mưa hơn. Ở Ru-an-đa và Bu-run-đi, cuộc chiến giữa tộc Tút-xi và Hu-tu đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

- Một số hình ảnh về xung đột quân sự ở châu Phi:

 

 

+ Nạn đói cũng là một thảm kịch đối với người dân nơi đây. Trước kia, người dân thường có đủ lương thực cho đến vụ mùa năm sau. Thế nhưng, các quốc gia châu Phi lại chú trọng nhiều đến việc canh tác cây trồng xuất khẩu và ngày càng phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu. Nếu việc phân phối thực phẩm bị gián đoạn hoặc mất mùa do hạn hán thì hàng chục nghìn người có thể chết đói.

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về nạn đói ở châu Phi:

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin SGK trong các phần 1a, 1b, 1c (SGK tr.133 – 134), kết hợp quan sát các hình ảnh để thực hiện các yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần tìm hiểu của nhóm mình.

- Các nhóm khác lắng nghe, khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Một số vấn đề dân cư, xã hội

a. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao

- Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.

- Dân số châu Phi tăng rất nhanh từ những năm 50 của thế kỉ XX, do các nước thuộc địa ở châu Phi giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử vong, trong khi tỉ lệ sinh lại cao. Giai đoạn 1950 - 2020, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của châu Phi luôn cao hơn mức trung bình thế giới.

- Tăng dân số nhanh là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,... ở châu Phi.

b. Nạn đói

- Mỗi năm, có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe doạ; trong đó, vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tình trạng hạn hán, bất ổn chính trị....

 

- Rất nhiều quốc gia châu Phi phải phụ thuộc vào viện trợ lương thực của thế giới hằng năm.

c. Xung đột quân sự

- Xung đột quân sự đang là một vấn đề nghiêm trọng tại châu Phi. Xung đột xảy ra do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, do cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước ở một số khu vực của châu Phi.

- Hậu quả của xung đột quân sự: gây thương vong về người, gia tăng nạn đói, bệnh tật, đi dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, tạo cơ hội để nước ngoài can thiệp,...

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU

Giáo án địa lí 7 kết nối bài 1: vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu âu

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 7 KẾT NỐI TRI THỨC

Chat hỗ trợ
Chat ngay