Giáo án địa lí 7 kết nối bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu phi
Giáo án bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu phi sách địa lí 7 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án địa lí 7 kết nối bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu phi
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU PHI
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.
- Phân tích được một trong những đặc điểm tự nhiên của châu Phi, một trong những
- vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên (ví dụ vấn để săn bắn và buôn bán động vật hoang đã, lấy ngà voi, sừng tê giác....).
- Biết phân tích một số vấn để môi trường trong sử dụng thiên nhiên châu Phi.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.
- Năng lực địa lí:
- Năng lực nhận thức Địa lí: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí tự nhiên.
- Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng công cụ Địa lí (bản đồ, hình ảnh, video,...).
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống: Vận dụng kiến thức đã học về vị trí, đặc điểm tự nhiên châu Phi vào những trường hợp cần thiết trong cuộc sống.
- Phẩm chất
- Yêu thiên nhiên; có ý thức bảo vệ những loài thực vật, động vật hoang đã, có nguy cơ tuyệt chủng.
- Chăm chỉ: tìm hiểu kiến thức trên internet phục vụ cho học tập, yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Bản đồ tự nhiên châu Phi.
- Bản đồ các đới khí hậu ở châu Phi.
- Bản đồ các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
- Một số hình ảnh về cảnh quan các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
- Các video về đặc điểm các môi trường tự nhiên châu Phi.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 7.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Tạo kết nối giữa kiến thức của HS về tự nhiên châu Phi với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích sự tò mò của người học.
- Nội dung:
- Châu Phi là châu lục có hệ sinh thái tự nhiên độc đáo, nơi bảo tồn các loài thực, động vật hoang đã phong phú bậc nhất thế giới và cũng là nơi phát sinh loài người. - Hãy nêu một số thông tin mà em biết về tự nhiên châu Phi.
- Sản phẩm học tập: Dựa vào kiến thức cá nhân, HS đưa ra các câu trả lời. HS không nhất thiết phải trả lời đúng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về châu Phi và đưa ra câu hỏi gợi mở cho HS:
+ Các em biết gì về châu Phi?
+ Nhắc đến châu Phi sẽ nhắc đến những gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ những thông tin về châu Phi dựa vào hiểu biết cá nhân.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Châu Phi là châu lục có hệ sinh thái tự nhiên độc đáo, nơi bảo tồn các loài thực, động vật hoang đã phong phú bậc nhất thế giới và cũng là nơi phát sinh loài người. Để tìm hiểu rõ hơn về châu lục này, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước.
- Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi.
- Nội dung: GV hướng dẫn HS đọc thông tin và bản đồ Hình 1 (SGK tr. 127-128), cho biết:
- Châu Phi tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục nào?
- Hình dạng, kích thước châu Phi có đặc điểm gì?
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS đọc thông tin trong mục 1 và quan sát bản đồ hình 1 (SGK tr. 127-128), hoặc bản đồ tự nhiên châu Phi treo tường. Sau đó, thực hiện các nhiệm vụ sau: + Xác định vị trí châu Phi trên bản đồ. Kể tên các biển, đại dương tiếp giáp với châu Phi. + Nêu nhận xét về hình dạng châu Phi. - GV dùng phương pháp đàm thoại gợi mở, dẫn dắt để HS trao đổi và trình bày được hình dạng, kích thước của châu Phi. - GV yêu cầu HS đọc phần “ Em có biết” về đảo Ma-đa-ga-xca, để có thêm thông tin về một phần lãnh thổ của châu Phi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1 và quan sát bản đồ hình 1 (SGK tr. 127-128) và thực hiện các yêu cầu của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | 1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước - Vị trí: + Phía bắc giáp với Địa Trung Hải, qua đó là châu Âu. + Phía đông bắc giáp với châu Á ở eo đất Xuy-ê (đã bị cắt bởi kênh đào Xuy-ê) và giáp Biển Đỏ. + Phía đông, nam và tây giáp với Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. - Hình dạng: Châu Phi có dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo. - Kích thước: Châu Phi có diện tích 30,3 triệu km”, lớn thứ ba thế giới (sau châu Á và châu Mỹ). Phần đất liên kéo dài từ khoảng 37°B đến 35°N.
|
Hoạt động 2. Đặc điểm tự nhiên
2a. Địa hình và khoáng sản
- Mục tiêu: Phân tích được đặc điểm địa hình, khoáng sản ở châu Phi.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin trong mục 2a (SGK tr.129), bản đồ Hình 1 (SGK tr.128) và trình bày đặc điểm địa hình châu Phi; xác định vị trí phân bố một số khoáng sản chính ở châu Phi.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở đặc điểm địa hình và phân bố khoáng sản ở châu Phi.
- Tổ chức hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, đọc thông tin mục 2a (SGK tr.129), bản đồ Hình 1 (SGK tr.128) và thực hiện các yêu cầu sau: + Trình bày đặc điểm địa hình châu Phi. + Xác định vị trí phân bố khoáng sản chính ở châu Phi. - GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: + Lãnh thổ châu Phi gồm những đạng địa hình nào? Các dạng địa hình đó phân bố như thế nào? + Có những loại khoáng sản nào? Các loại khoáng sản đó phân bố ở đâu? - GV yêu cầu HS đọc mục “Em có biết” (SGK tr.129) để biết thêm thông tin về ngọn núi cao nhất châu Phi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 2a (SGK tr.129), bản đồ Hình 1 (SGK tr.128) và trả lời các câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về đặc điểm địa hình và phân bố khoáng sản ở châu Phi. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | 2. Đặc điểm tự nhiên a. Địa hình và khoáng sản - Địa hình châu Phi: Gần như toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình khoảng 750 m. Địa hình chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông được nâng lên mạnh, có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp; có rất ít núi cao và đồng bằng thấp. - Sự phân bố một số khoáng sản chính ở châu Phi: + Vàng, u-ra-ni-um: chủ yếu ở Trung Phi và Nam Phi. + Đồng, kim cương: chủ yếu ở Nam Phi. + Dầu mỏ, khí tự nhiên, phốt-pho-rít, sắt: Bắc Phi. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)