Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
Giáo án Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam sách Lịch sử và Địa lí 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 4: BIỂN ĐẢO VIỆT NAMBÀI 12: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
- Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
- Năng lực
Năng lực chung:
- - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực địa lí:
- Nhận thức địa lí: nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
- Tìm hiểu địa lí: trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí: nêu được ví dụ về vai trò của tài nguyên biển đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, sử dụng được các công cụ của Địa lí học để khai thác thông tin về môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.
- Phẩm chất
- Yêu nước, yêu biển đảo Việt Nam.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
- Máy tính, máy chiếu.
- Bản đồ phân bố một số khoáng sản ở Việt Nam.
- Một số hình ảnh, video về môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Địa lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu:
- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS về một số tài nguyên biển ở Việt Nam với nội dung bài học là môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học.
- Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”.
- Sản phẩm: HS trả lời được các ô chữ hàng ngang và ô chữ chủ đề.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ô chữ bí mật”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ Có 9 ô chữ hàng ngang tương ứng với 9 câu hỏi.
+ HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi để mở ô chữ hàng ngang.
+ Sau khi mở được từ 6 ô chữ hàng ngang trở lên, HS có quyền đoán ô chữ hàng dọc.
STT | Câu hỏi | Hình ảnh |
1 | Tên một nguồn tài nguyên quý giá ở vùng biển nước ta. | |
2 | Tên một địa danh du lịch nổi tiếng ở Bà Rịa – Vũng Tàu. | |
3 | Hoạt động gì đang diễn ra trong ảnh? | |
4 | Điền vào chỗ trống: Động vật có giá trị dinh dưỡng cao là một loại … | |
5 | Tên một tài nguyên biển được khai thác nhiều ở Quảng Ngãi, Bình Thuận. | |
6 | Tên một hòn đảo ở Cam Ranh. | |
7 | Tên một quần đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa. | |
8 | Điền vào chỗ trống: Cát thủy tinh là một loại … | |
9 | Tên một vịnh biển ở Quảng Ninh. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xung phong lựa chọn ô chữ, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi để mở ô chữ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên HS lựa chọn ô chữ và trả lời.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đưa ra đáp án khác (nếu câu trả lời của HS trước chưa đúng).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
Ô chữ chủ đề: MÔI TRƯỜNG
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các ô chữ chúng ta vừa giải đều xoay quanh chủ đề môi trường biển. Để hiểu rõ hơn về môi trường và tài nguyên biển đảo của nước ta, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 12: Môi trường và tài nguyên biển đảo Việt Nam.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Môi trường biển đảo Việt Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm môi trường biển đảo, vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.
- Nội dung: GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong mục 1 SGK tr. 154, 155 và trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam.
+ Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. Bản thân em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo?
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về môi trường biển đảo Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Đặc điểm môi trường biển đảo Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng phương pháp đàm thoại, diễn giải khái niệm môi trường biển đảo: Môi trường biển đảo là một bộ phận trong môi trường sống của con người nói chung, bao gồm các yếu tố tự nhiên (bờ biển, đáy biển, nước biển, đa dạng sinh học biển,…) và các yếu tố nhân tạo (các công trình xây dựng, các cơ sở vật chất,… nằm ven biển, trên biển và các đảo). - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục 1.a SGK tr.154 để trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam. - GV nêu câu hỏi gợi mở: Môi trường biển đảo có những đặc điểm khác biệt với môi trường trên đất liền như thế nào? - GV cung cấp thêm hình ảnh liên quan đến môi trường biển đảo của nước ta (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1 – Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục 1.a SGK tr.154 kết hợp quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Môi trường đảo có sự biệt lập với đất liền, có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền. Khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh. Chính vì vậy, việc bảo vệ môi trường biển đảo rất quan trọng. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | 1. Môi trường biển đảo Việt Nam 1.1. Đặc điểm môi trường biển đảo - Là bộ phận quan trọng trong môi trường sống của con người (bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo). - Có những đặc điểm khác biệt với môi trường trên đất liền: + Là một thể thống nhất, một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh. + Do có sự biệt lập với đất liền và diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền. | ||||||||||||
HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA
| |||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc theo cặp, khai thác thông tin trong mục 1.b, mục Em có biết SGK tr.154, 155 để trả lời câu hỏi: + Trình bày vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam. + Trình bày một số biện pháp để bảo vệ môi trường biển đảo. + Bản thân em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo? - GV nêu câu hỏi gợi mở câu 1: + Biển đảo nước ta có vai trò như thế nào? + Nêu hiện trạng môi trường biển đảo nước ta. - GV cung cấp thêm cho HS hình ảnh, video về vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 – Hoạt động 1). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp, khai thác thông tin trong mục, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS lên bảng trình bày. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Cùng với phát triển kinh tế, sự gia tăng các ngành du lịch, dịch vụ biển, khai thác tài nguyên, đô thị hóa quá nhanh tại các vùng ven biển đang tạo nhiều áp lực đến môi trường biển đảo ở nước ta hiện nay; cần có những biện pháp kịp thời để bảo vệ môi trường biển và hải đảo. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1.2. Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam * Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo: - Vai trò của biển đảo: + Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta. + Nhiều hoạt động kinh tế biển như du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải,… đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước. + Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Thực trạng môi trường biển đảo: + Nhìn chung, chất lượng nước biển ven các đảo và cụm đảo tương đối tốt, chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm. + Có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven bờ, biến đổi khí hậu, nước biển dâng,… * Giải pháp bảo vệ môi trường biển đảo: + Xây dựng cơ chế chính sách, điều luật. + Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ. + Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. * Hành động của HS: + Tham gia các hoạt động nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm. + Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên trái phép. + Rèn luyện kĩ năng thích ứng với các thiên tai và sự cố. | ||||||||||||
HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
|
Hoạt động 2: Tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
- Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 3 nhóm, khai thác thông tin trong mục 2, hình 12.1, 12.2 SGK tr.155, 156 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.
- Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây