Giáo án gộp KHTN (Vật lí) 7 cánh diều kì II

Giáo án học kì 2 sách Khoa học tự nhiên 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì II của KHTN (Vật lí) 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: ÁNH SÁNG

Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

Bài tập (chủ đề 6)

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: TÍNH CHẤT TỪ CỦA CHẤT

Bài 14: Nam châm

Bài 15: Từ trường

Bài 16: Từ trường trái đất

............................................

............................................

............................................


BÀI MẪU

BÀI TẬP (CHỦ ĐỀ 7)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: 

  • HS Hệ thống lại kiến thức đã học của chủ đề 7

  • HS vận dụng kiến thức để áp dụng giải bài tập

2. Năng lực:

- Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức đã học của chủ đề ánh sáng để giải quyết các câu hỏi và bài tập liên quan.

  • Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm, đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân khi tham gia hoạt động nhóm. 

  • Giải quyết các vấn đề sang tạo: Đề xuất được sơ đồ tư duy hợp lí và sang tạo.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Hệ thống hoá được kiến thức về tính chất từ của chất 

  • Vận dụng dụng kiến thức và kĩ năng đã học vào việc giải quyết các bài tập ôn tập chủ đề.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ thực hiện các nhiệm vụ học tập.

  • Hứng thú liên hệ kiến thức học được với những tình huống thực tế. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với GV:  SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.

 2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 

a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp học sinh hứng thú với bài học hơn.

b) Nội dung:  GV sử dụng kĩ thuật công não đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS đưa ra câu trả lời ngay lập tức.

c) Sản phẩm: Đáp án của HS cho những câu hỏi trắc nghiệm.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra từng câu hỏi, chỉ định HS bất kì đưa ra câu trả lời ngay lập tức.

Câu 1. Nam châm là những vật có…

          A. Từ tính.  B. Điện tính.         C. Từ trường.        D. Lực hút Trái Đất.

Câu 2. Nam châm có thể hút những vật nào sau đây, ngoại trừ:

A. Sắt.        B. Nhôm.    B. Thép.      D. Niken.

Câu 3: Đặt hai cực của hai nam châm lại gần nhau thấy chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây là sai?

          A. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực khác tên.

          B. Hai cực xa nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên.

          C. Hai cực gần nhau của hai nam châm là hai cực cùng tên.

          D. Câu B và C đúng

Câu 4.  Lực từ tác dụng lên kim nam châm đặt tại vị trí nào trên hình là mạnh nhất?

BÀI MẪU

A. Vị trí 1.                      B. Vị trí 2.                      C. Vị trí 3.             D. Vị trí 4.

Câu 5: hận định nào sau đây không đúng về nam châm?

          A. Mọi kim nam châm khi nằm cân bằng thì nó luôn nằm theo hướng Bắc – Nam.

          B. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau.

          C. Mọi nam châm đều hút được sắt.

          D. Mọi nam châm bao giờ cũng có hai cực phân biệt.

Câu 6. Người ta dùng dụng cụ nào để phát hiện ra từ trường?

          A. Dùng ampe kế.

          B. Dùng vôn kế.

          C. Dùng đồng hồ điện tử.

          D. Dùng kim nam châm có thể quay quanh trục.

Câu 7: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

 

BÀI MẪU

A. Vì Trái đất hút tất cả các vật về phía nó. 

          B. Trái đất hút các vật bằng sắt về phía nó.

          C. Trái đất hút các thanh nam châm về phía nó.

          D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái đất.

Câu 8. Nam châm điện có cấu tạo gồm 

          A. một lõi kim loại bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. 

          B. một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. 

          C. một lõi vật liệu bất kì bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn có lớp vỏ cách điện. 

          D. một lõi sắt bên trong một ống dây dẫn có dòng điện chạy qua, các dây dẫn không có lớp vỏ cách điện.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- Các HS được chỉ định trả lời

Đáp án:

Câu 1. A

Câu 2. B

Câu 3. D

Câu 4. A

Câu 5. C                       

Câu 6. D

Câu 7. D

Câu 8. B

 

Bước 4: Kết luận, nhận xét: 

GV nhận xét đáp án và đưa ra đáp án đúng.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC CHỦ ĐỀ 6.

Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức

a) Mục tiêu: Hệ thống hóa được kiến thức về ánh sáng. 

b) Nội dung: HS làm việc nhóm hệ thống hoá kiến thức về trừ  bằng hình thức sơ đồ tư duy với sự trợ giúp của GV

c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về ánh sáng.

d) Tổ chức thực hiện:    

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

-  GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS về sơ đồ tư duy hệ thống hoá kiến thức cơ bản về tính chất từ của chất  

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS làm việc nhóm, trình bày sơ đồ tư duy vào bảng nhóm hoặc giấy Ao.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- HS đại diện nhóm lên thuyết trình sơ đồ tư duy của nhóm mình.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Kết luận, nhận định: 

- GV đưa ra đáp án chính xác.

- GV nhận xét thái độ làm việc.

  1. Hệ thống hóa kiến thức

Sơ đồ tư duy về tổng hợp kiến thức chủ đề 7

 

Hoạt động 2: Luyện tập

a) Mục tiêu: HS giải được một số bài tập phát triển năng lực chủ đề 7.

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm trả lời các Bài tập 1, 2 trong SGK trang 86.

c) Sản phẩm: Đáp án cho các Bài tập 1, 2 SGK trang 86. 

d) Tổ chức thực hiện:    

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành Bài tập 1, 2 SGK trang 86.

1. Tại sao khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ?

 

 

 

2. Có dự đoán như sau: càng gần cực của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh và mạnh nhất ở hai cực.

Hãy đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng dự đoán đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- Đại diện các nhóm giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Kết luận, nhận định: 

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Luyện tập

Đáp án: 

1. 

Khi sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ vì khi đó, ngoài lực từ trường do Trái Đất tác dụng, kim nam châm ở la bàn còn chịu lực tác dụng của các vật có tính chất từ. Điều đó làm kim nam châm sẽ chỉ sai hướng nam bắc.

2. Phương án thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán: Đưa kim nam châm hay vật có tính chất từ di chuyển từ xa đến gần cực nam châm điện và so sánh lực từ tác dụng khi ở vị trí cũ với khi ở vị trí mới. Nếu đưa kim nam châm càng đến gần, lực tác dụng càng mạnh, mạnh nhất tại cực từ thì dự đoán đó là đúng. Sau đó tiến hành thí nghiệm theo phương án để kiểm tra sự đúng đắn của phương án đưa ra.

Hoạt động 3: Vận dụng 

a) Mục tiêu: HS giải được một số bài tập phát triển năng lực chủ đề 7.

b) Nội dung: HS hoạt động nhóm trả lời các Bài tập 3 trong SGK trang 86.

c) Sản phẩm: Đáp án cho các Bài tập 3 SGK trang 86. 

d) Tổ chức thực hiện:    

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi hoàn thành Bài tập 3 SGK trang 86.

Hình dưới là sơ đồ cấu tạo của một loại chuông điện. Khi ấn và giữ nút A thì chuông sẽ kêu liên tục cho đến khi thôi ấn. Tại sao?.

BÀI MẪU

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 

- Đại diện các nhóm giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. 

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

Chu kì đầu: Khi ấn nút A, mạch điện có cuộn dây quấn trên thanh sắt chữ U được khép kín, có dòng điện chạy qua, cuộn dây và thanh sắt chữ U trở thành nam châm điện. Nam châm điện hút thanh sắt có búa gõ. Lực hút này thắng lực lò xo giữ thanh sắt, làm cho thanh sắt bị kéo về phía bên trái, nên búa gõ vào chuông. Ngay khi đó, mạch điện bị ngắt (do đầu vít tiếp xúc không còn tì vào thanh sắt có búa gõ nữa), cuộn dây và thanh sắt chữ U không còn là nam châm điên nữa. Nó không còn lực hút thanh sắt có búa gõ. Thanh sắt có búa gõ trở về trạng thái ban đầu.

Các chu kì sau: Do tay vẫn giữ nút A nên các chu kì sau tiếp tục xảy ra như chu kì | đầu (cho đến khi tay thôi giữ nút A).

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn tập lại kiến thức chương 7 

- Chuẩn bị Bài 17. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Vật lí 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD PHẦN 2: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 2: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay