Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài 16: Từ trường trái đất

Giáo án bài 16: Từ trường trái đất sách KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 cánh diều (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài 16: Từ trường trái đất

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 cánh diều theo công văn mới nhất

 Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 16. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau bài học này, HS:
  • Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường
  • Nêu được cực từ Bắc và cực Bắc địa lí không trùng nhau
  • Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh, ảnh để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ trường và Trái Đất.
  • Giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra những vấn đề liên quan đến từ trường Trái Đất, la bàn.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết vấn đề trong thực hiện sử dụng la bàn xác định hướng địa lí.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được sự tồn tại của từ trường Trái Đất, Trái Đất có các cực từ.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Phân biệt cực từ, cực địa lí.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Gương phẳng, đèn pin.

  1. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước, ...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐẦU (MỞ ĐẦU)

a, Mục tiêu: Huy động kiến thức, kĩ năng đã học để nêu vấn đề cần tìm hiểu/ giải quyết ở bài   

b, Nội dung: GV đặt vấn đề, HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV

c, Sản phẩm: HS nhớ lại các kiến thức đã học về kim nam châm tự do khi cân bằng luôn nằm dọc theo hướng nam bắc

d, Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nhắc lại hiện tượng: Kim nam châm tự do khi cân bằng luôn nằm dọc theo hướng nam bắc

- GV đặt câu hỏi: Tại sao lại như vậy? Từ trường nào đã tác dụng lên kim nam châm để nó luôn chỉ theo một hướng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng nghe yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Bài 16. Từ trường Trái Đất

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Mô tả từ trường Trái Đất  

  1. a) Mục tiêu: Thông qua học động, HS đưa ra được mô hình từ trường Trái Đất qua hình vẽ. Sử dụng mô hình để giải quyết vấn đề (Trả lời câu hỏi: Cực Bắc Trái Đất và cực từ bắc Trái Đất có trùng nhau không?)
  2. b) Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: kết quả thảo luận mô tả về từ trường Trái Đất
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giới thiệu kiến thức về trục quay của Trái Đất: Trái Đất quay quanh trục xuyên tâm. Trục này là đường thẳng nối giữa cực Nam và cực Bắc của nó. Các cực này có vị trí cố định trên bề mặt Trái Đất.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 16.1 – Mô hình Trái đất và từ trường SGK tr.83 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả từ trường của Trái đất

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Dựa vào Hình 16.1, em hãy cho biết cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái đất) có trùng nhau không?

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SGK tr.83 để biết: Lõi của Trái đất được chia thành hai phần

+ Lõi bên trong ở thể rắn.

+ Lõi bên ngoài ở thể lỏng.

Khi Trái đất quay, hai phần của lõi chuyển động với tốc độ khác nhau. Đó là giả thuyết về nguyên nhân tạo ra từ trường đất.

- GV lưu ý HS :

+ Cực từ Bắc: ở phía cực Nam địa lí.

+ Cực từ Nam: ở phía cực Bắc địa lí.

+ 2 từ cực không trùng với 2 cực địa lí.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Cực từ Bắc của Trái Đất nằm ở trên đảo của nước Canada, có tọa độ địa lí là 1010 Kinh Tây và 760 Vĩ Bắc.

+ Cực từ Nam của Trái Đất nằm ở ngoài biển khơi Nam Băng Dương, có tọa độ địa lí  là 139 0 Kinh Đông và 65 0 Vĩ Nam.

+ Tại 2 nơi đó phát sinh ra từ trường của toàn bộ Trái Đất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, quy nghĩ trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc.

- GV tổng quát, chốt lại kiến thức trọng tâm về từ trường Trái Đất

I. Tìm hiểu về mô tả từ trường Trái Đất

- Mô tả từ trường của Trái đất:

+ Trái đất quay quanh trục xuyên tâm, trục này là đường thẳng nối giữa hai cực Nam và cực Bắc của nó. Các cực này có vị trí cố định trên bề mặt Trái đất.

+ Do cấu tạo bên trong lõi và chuyển động quay nên Trái đất có từ trường, giống như một thanh nam châm.

- Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.

Trả lời câu hỏi (SGK – tr83)

- Cực Bắc địa lí và cực từ bắc (của Trái đất) không trùng nhau.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án KHTN 7 cánh diều bài 1: Nguyên tử
Giáo án KHTN 7 cánh diều bài 2: Nguyên tố hóa học

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD PHẦN 3: VẬT SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần hóa học bài 2: Nguyên tố hóa học

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 3: VẬT SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay