Giáo án HĐTN 8 kết nối Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 3
Giáo án Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 1 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 8 kết nối Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường - Tuần 3
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (15 TIẾT)
Tuần 3 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Giao lưu với chuyên gia môi trường về tình hình thiên tai ở địa phương và cả nước
- MỤC TIÊU:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Thu thập được thông tin về tình hình thiên tai ở địa phương và trên cả nước sau khi tham gia giao lưu với chuyên gia môi trường.
- Rèn luyện được năng lực giao tiếp, hợp tác, thích ứng với cuộc sống, phẩm chất trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với TPT, BGH và GV
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động.
- Liên hệ, mời chuyên gia môi trường tham dự giao lưu. Trao đổi với chuyên gia về mục đích, yêu cầu và nội dung buổi giao lưu.
- Phổ biến nội dung giao lưu và yêu cầu HS chuẩn bị trước những vấn đề muốn tìm hiểu, hỏi ý kiến chuyên gia.
- Nhận các câu hỏi của HS để liên hệ và trao đổi trước với chuyên gia.
- Tư vấn cho lớp trực tuần chọn MC, một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong chương trình.
- Đối với HS
- Đọc trước một số tài liệu, bài báo về tình hình thiên tại ở địa phương và trên cả nước.
- Ghi lại những vấn đề, những câu hỏi muốn được chuyên gia giải đáp.
- Gửi các câu hỏi đến nhà trường.
- HS được chọn làm MC chuẩn bị nội dung để dẫn và tập dẫn chương trình.
- Lớp trực tuần chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
- Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.
- Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.
- Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.
- Tổ chức thực hiện:
- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.
- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.
Hoạt động 2. Giao lưu với chuyên gia môi trường về tình hình thiên tai ở địa phương và cả nước
- Mục tiêu: Thông qua buổi giao lưu, HS thu thập được thông tin về tình hình thiên tai ở địa phương và trên cả nước.
- Nội dung: BTC chủ trì buổi giao lưu, HS lắng nghe và tương tác.
- Sản phẩm: Từ các hoạt động, HS chia sẻ cảm xúc, chủ động đưa ra câu hỏi/ băn khăn/ thắc mắc với chuyên gia về vấn đề thiên tai.
- Tổ chức thực hiện:
- Mở đầu, đại diện BTC tuyên bố lí do, giới thiệu mục đích, ý nghĩa của buổi giao lưu và giới thiệu chuyên gia.
- Chuyên gia tự giới thiệu ngắn gọn về bản thân và làm quen với HS.
- Chuyên gia trình bày/nói chuyện về tình hình thiên tại ở địa phương và trên cả nước.
+ Để thu hút, hấp dẫn HS, chuyên gia có thể mở đầu phần trình bày của mình bằng cách mời HS cùng quan sát một đoạn phim ngắn, hoặc nghe kể một câu chuyện thực tế.
+ Trong quá trình trình bày, chuyên gia cần đưa ra những thông tin, số liệu cụ thể và sử dụng những câu chuyện, tranh ảnh, đoạn phim ngắn làm dẫn chứng, minh hoạ.
- Sau khi kết thúc phần trình bày, chuyên gia khuyến khích HS tiếp tục nêu câu hỏi, tình huống và những điều các em còn mong muốn tìm hiểu thêm bằng cách đứng lên hỏi trực tiếp hoặc viết ra giấy, không cần ghi tên.
Lưu ý: Nếu ban đầu HS còn chưa mạnh dạn đặt câu hỏi, MC có thể chủ động nêu 1 – 2 câu hỏi trước cho chuyên gia; hoặc chuyên gia có thể chủ động đưa ra một vài câu hỏi/tình huống/băn khoăn, thắc mắc đã có của HS ở những trường khác và hỏi HS liệu có những băn khoăn, thắc mắc giống các bạn không,... Hoặc trong quá trình giao lưu, chuyên gia cũng có thể đặt ra các câu hỏi cho HS để gợi ý, khuyến khích các em đặt tiếp các câu hỏi để tìm hiểu ý kiến, nhận thức của các em về vấn đề.
+ Trong quá trình giao lưu, nên tổ chức biểu diễn xen kẽ các tiết mục văn nghệ của HS để không khí thêm vui vẻ, nhẹ nhàng, thân thiện.
- Đại diện HS phát biểu cảm tưởng, cảm ơn và tặng hoa cho chuyên gia.
- Đại diện Ban tổ chức tổng kết buổi giao lưu, cảm ơn chuyên gia và tặng quà, nếu có.
ĐÁNH GIÁ
Mời một số HS chia sẻ thu hoạch và cảm xúc của bản thân sau khi tham dự buổi giao lưu.
HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
HS ghi chép lại những thông tin về tình hình thiên tai đã thu thập được qua buổi giao lưu.
*********************
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Tuần 3 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Truyền thông về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương (tiết 1)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS: Sưu tầm được tài liệu và viết báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
Năng lực riêng:
- Biết cách sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra thông qua các nguồn Internet, sách, báo,...
- Phẩm chất: Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV
- SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
- Tư liệu về thiên tai ở địa phương trong một số năm gần đây.
- Tư liệu về một số thảm họa do thiên tai gây ra ở Việt Nam và trên thế giới: Lũ lụt ở miền Trung, sạt lở đất ở miền núi phía Bắc, sóng thần ở Nhật Bản,...
- Đối với HS
- SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.
- Tư liệu về thiên tai ở địa phương trong một số năm gần đây.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Giúp HS có cảm hứng tìm hiểu bài học mới, có nhận biết khái quát về các loại thiên tai.
- Nội dung: GV cho HS tham gia trò chơi Tiếp sức.
- Sản phẩm: HS chơi trò chơi.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Tiếp sức.
- GV hướng dẫn các nhóm cách chơi: Chia bảng thành só cột tương ứng với số đội chơi. Trong khoảng thời gian 5 phút, các đội chơi sẽ ghi tên các loại thiên tai lên phần bảng của đội mình, lần lượt từng người lên ghi tên xong quay về đội, chuyển lại dụng cụ ghi chéo (phấn/bút dạ) cho bạn tiếp theo. Hết giờ, đội nào ghi được đúng và nhiều loại thiên tai nhất sẽ thắng cuộc.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời một các nhóm trả lời câu hỏi.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những năm gần đây, thiên tai ở các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn biến rất khốc liệt, khó lường, trái quy luật, khó dự báo… gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Chúng ta cần làm gì để nâng cao năng lực phòng, chống để từng bước giảm thiểu thiệt hại, cùng vào bài học ngày hôm nay - Truyền thông về biện pháp đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở địa phương (tiết 1).
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – SƯU TẦM VỀ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI Ở ĐỊA PHƯƠNG
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sưu tầm và viết được báo cáo về tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương (trong khoảng 3 – 5 năm gần đây).
- Nội dung: GV hướng dẫn HS sưu tầm và viết được báo cáo về tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương thông qua các nhiệm vụ:
- Sưu tầm tại liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương (trong khoảng 3 – 5 năm gần đây).
- Viết báo cáo về thực trạng thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương.
- Sản phẩm: HS sưu tầm và viết báo cáo về tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương.
- Cách thức tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương (trong khoảng 3 – 5 năm gần đây) Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, quan sát gợi ý SGK tr.53 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương (trong khoảng 3 – 5 năm gần đây). Gợi ý: + Nội dung tìm hiểu: · Thời điểm xảy ra thiên tai. · Loại thiên tai (bão, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, giông sét, động đất). · Thiệt hại mà thiên tai đã gây ra cho địa phương (về người, tài sản, hoạt động phát triển kinh tế của địa phương bao gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch,...). + Loại tài liệu sưu tầm: sách, báo, thông tin trên mạng, bản tin phóng sự trên đài phát thanh và đài truyền hình, tài liệu lưu trữ của địa phương,...). - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về tài liệu thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương: Trình bày dưới Hoạt động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động - GV mời một đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV mời HS khác đóng góp ý kiến (nếu có). Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Sưu tầm tại liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương (trong khoảng 3 – 5 năm gần đây) HS chủ động tra cứu các thông tin, tìm hiểu về các thiên tai của địa phương trong thời gian gần đây nhất. Ví dụ: Sạt lở trên đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng Chiều 30/7, nguồn tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, vụ sạt lở tại chốt Cảnh sát giao thông (CSGT) đèo Bảo Lộc (thuộc địa bàn huyện Đạ Huoai), làm 3 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát và 1 người dân bị vùi lấp. Vụ sạt lở còn làm ba ô tô hư hỏng, chia cắt hoàn toàn giao thông qua đèo Bảo Lộc.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây