Giáo án HĐTN 8 kết nối Chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 3

Giáo án Chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 3 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTNHN 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 8 kết nối Chủ đề 9: Hiểu bản thân - Chọn đúng nghề - Tuần 3

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

CHỦ ĐỀ 9. HIỂU BẢN THÂN – CHỌN ĐÚNG NGHỀ (15 TIẾT)

Tuần 3 - Tiết 1. Sinh hoạt dưới cờ - Ngày hội tư vấn hướng nghiệp

 

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

-       Tìm hiểu được một số đặc trưng, yêu cầu của nghề mà bản thân hứng thú, muốn chọn.

-       Xác định được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với nghề bản thân hứng thú.

-       Có định hướng học tập, rèn luyện để đến với nghề mà bản thân hứng thú.

-       Rèn luyện được năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, giải quyết vấn đề, định hướng nghề nghiệp, phẩm chất tự tin, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

-       Hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động.

-       Mời chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

-       Phân công lớp trực tuần chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ.

-       Phổ biến mục đích, yêu cầu của ngày hội tư vấn hướng nghiệp đến các lớp trong trường nhằm: giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc chọn nghề phù hợp và có cơ hội để được tư vấn về việc chọn nghề mà bản thân hứng thú; biết cách chọn nghề phù hợp và có định hướng học tập, rèn luyện để đến với nghề bản thân hứng thú.

-       Phân công HS chuẩn bị các câu hỏi để xin ý kiến tham vấn của chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

Ví dụ:

+ Việc lựa chọn nghề có vai trò, tầm quan trọng như thế nào?

+ Ở lứa tuổi HS THCS có cần phải tìm hiểu nghề nghiệp, tìm hiểu bản thân để chọn nghề phù hợp không? Vì sao?

+ Làm thế nào để có được những hiểu biết cần thiết về nghề bản thân yêu thích, muốn chọn?

+ Làm thế nào để biết được nghề mình hứng thú có phù hợp với đặc điểm của bản thân?

+ Những nghề nào trong xã hội hiện địa có triển vọng phát triển?

+ Em nên chọn những nghề nào để có cơ hội việc làm cao và đạt được thành công trong hoạt động nghề nghiệp?

+ Em nên theo xu hướng chọn nghề của số đông hay chọn nghề theo lời khuyên của cha mẹ?

+ Kết quả học tập của em đạt ở mức trung bình khá, hoàn cảnh gia đình em khó khăn. Em có nên học tiếp lên THPT để thi vào đại học không hay nên đi học nghề sau khi học xong THCS?

+ Để đến với nghề em mơ ước, hứng thứ, em cần học tập, rèn luyện như thế nào?

-       vấn lớp trực tuần xây dựng kịch bản cho tiết Sinh hoạt dưới cờ, chọn MC.

-       Nhắc nhở HS cần có thái độ đúng mực, giao tiếp văn minh, thân thiện, lễ pháp khi giao lưu với chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

-       Chuẩn bị quà tặng cho khách mời, nếu có.

2. Đối với HS

-       Lớp trực tuần xây dựng kịch bản chương trình, chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ và chọn MC.

-       Chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến nghề bản thân hứng thú để giao lưu với chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, như: Yêu cầu của nghề, điều kiện tuyển sinh, cơ hội việc làm, triển vọng của nghề, cách học tập, rèn luyện để đến với nghề.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

a. Mục tiêu: HS nắm được kết quả rèn luyện và thi đua tuần trước, kế hoạch cho tuần học tập tiếp theo.

b. Nội dung: GV báo cáo và tổng kết, lên kế hoạch tuần sau, HS lắng nghe.

c. Sản phẩm: HS nắm được kết quả, cố gắng và lên kế hoạch học tập, rèn luyện tốt hơn cho tuần tiếp theo.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chủ nhiệm lớp trực tuần lên đánh giá, nhận xét và tổng kết và xếp hạng kết quả thi đua học tập và rèn luyện của các lớp trong tuần qua, tuyên dương các lớp có kết quả thi đua đứng đầu toàn trường.

- Tổng phụ trách phổ biến các hoạt động đoàn đội trong tuần tới.

Hoạt động 2. Ngày hội tư vấn hướng nghiệp

a. Mục tiêu: Thông qua ngày hội tư vấn hướng nghiệp, HS nắm được những đặc trưng, yêu cầu của nghề mà bản thân muốn chọn.

b. Nội dung: MC chủ trì chương trình, HS lắng nghe và tương tác.

c. Sản phẩm: Từ các hoạt động, HS chia sẻ cảm xúc định hướng nghề nghiệp của bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

- MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ mở đầu chương trình.

- MC nêu đề dẫn về tầm quan trọng của việc định hướng nghề nghiệp, chọn nghề phù hợp và giới thiệu khách mời là chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

- MC mời các bạn HS được phân công và chuẩn bị câu hỏi giao lưu với chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

- MC mời các bạn khác nêu câu hỏi liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân để được chuyên gia tư vấn hướng nghiệp tư vấn, giải đáp.

- MC mời đại diện BGH nhà trường lên cảm ơn và tặng quà cho chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, nếu có.

ĐÁNH GIÁ

- GV hoặc TPT yêu cầu một số HS chia sẻ cảm nhận và những điều học hỏi được sau khi giao lưu với chuyên gia tư vấn hướng nghiệp.

- HS chia sẻ các ý kiến.

- GVCN lớp trực tuần/TPT nhận xét tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của HS các khối lớp.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

- HS tìm hiểu thêm về chọn nghề và cách học tập, rèn luyện để đến được với nghề em hứng thú.

- Chia sẻ cảm nhận của em với bạn bè, người thân về những điều học hỏi được sau khi tham gia tiết Sinh hoạt dưới cờ.

*********************


 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

Tuần 3 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp (tiết 2)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

-       Định hướng được các nhóm môn học ở cấp THPT liên quan đến hướng nghiệp.

-       Xây dựng được kế hoạch học tập hướng nghiệp.

-       Rèn luyện được kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức, thực hiện kế hoạch, năng lực định hướng nghề nghiệp; phẩm chất trách nhiệm.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

Năng lực riêng:

-       Lập và thực hiện được kế hoạch rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc.

3. Phẩm chất:

-       Trách nhiệm, trung thực và nhân ái.

-       Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

-       SHS, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.

-       Nghiên cứu Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông.

-       Nghiên cứu nội dung của chủ đề và lập kế hoạch bài học.

2. Đối với HS

-       SHS Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8.

-       Tìm hiểu các môn học ở cấp THPT trong chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS có cảm hứng tìm hiểu bài học mới, có nhận biết khái quát về nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát thông tin và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS nhận biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và cho biết: Em hãy chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong thông tin dưới đây.

THÔNG TIN

Theo kết quả khảo sát từ Báo cáo đánh giá việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 80 – 90% sinh viên tùy từng cơ sở đào tạo sau khi tốt nghiệp từ ba tháng đến một năm đã có việc làm. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng chưa có việc làm và đang tìm việc chiếm gần 20%. Theo khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh, có đến 16% số doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá chương trình đào tạo Đại học hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, sinh viên không có nhiều cơ hội đạt được các kĩ năng phù hợp để cạnh tranh trên thị trường lao động, 41,6% số doanh nghiệp đánh giá sinh viên tốt nghiệp đại học đang thiếu kĩ năng mềm. Đây chính là hạn chế lớn nhất của sinh viên, tác động đến cơ hội có được việc làm và việc làm chất lượng. Đối với bản thân sinh viên tìm việc, 15,2% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh gia sinh viên tốt nghiệp đại học không có định hướng nghề nghiệp và do đó không có đam mê, yêu thích công việc.

(Theo Tạp chí Công Thương,

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xin việc làm của sinh viên)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi đoạn thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi:Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong thông tin là: Bản thân người lao động còn thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, cùng các kĩ năng hỗ trợ nên không đáp ứng được yêu cầu công việc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THCScó ảnh hưởng vô cùng lớn đến với cuộc sống sau này của học sinh. Bởi chọn sai nghề sẽ khiến tương lai bản thân không có sự vững chắc và phát triển. Học ngành nghề không phù hợp sẽ cảm thấy chán nản, khôngphát huy được hết năng lực bản thân. Cần làm gì để định hướng nghề nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hay, cần làm gì để rèn luyện sức khỏe, độ bền, tính kiên trì, sự chăm chỉ trong công việc đúng đắn, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Rèn luyện, học tập theo định hướng nghề nghiệp (tiết 2).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – TÌM HIỂU ĐỊNH HƯỚNG CÁC MÔN HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HƯỚNG NGHIỆP

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chia sẻ được hiểu biết của bản thân về các môn học có liên quan đến hướng nghiệp.

- Nêu được các môn học có liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu định hướng các môn học ở cấp tủng học phổ thông có liên quan đến hướng nghiệp thông qua các nhiệm vụ:

1.    Chia sẻ hiểu biết của em về các môn học có liên quan đến hướng nghiệp.

2.    Tìm hiểu các môn học có liên quan đến hướng nghiệp.

c. Sản phẩm: HS thực hiện tìm hiểu định hướng các môn học ở cấp trung học phổ thông có liên quan đến hướng nghiệp.

d. Cách thức tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ hiểu biết của em về các môn học có liên quan đến hướng nghiệp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: 

+ Theo em, ở cấp THPT có những môn học nào liên quan đến định hướng nghề nghiệp?

+ Em thích môn học nào? Không thích môn học nào? Vì sao?

- GV giới thiệu nội dung giáo dục ở cấp THPT (giai đoạn định hướng nghề nghiệp): Trình bày dưới Hoạt động 1.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động

- GV mời một số HS chia sẻ kết quả thảo luận trước lớp.

- GV mời HS khác đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Chia sẻ hiểu biết của em về các môn học có liên quan đến hướng nghiệp

Gợi ý:

- Bác sĩ nhi khoa: Toán, Hóa học, Sinh học.

- Nhà ngoại giao: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ.

- Nhân viên hướng dẫn du lịch: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NGHIỆM VỚI BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: EM VỚI CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9: HIỂU BẢN THÂN - CHỌN ĐÚNG NGHỀ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: KHÁM PHÁ BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: TRÁCH NGHIỆM VỚI BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: RÈN LUYỆN BẢN THÂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH

Chat hỗ trợ
Chat ngay