Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Tuần 2 - Tiết 2. HĐ giáo dục – Tính cách và cảm xúc của tôi
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
- Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
- Rèn luyện được kĩ năng nhận thức những nét tính cách đặc trưng của bản thân và biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
Năng lực riêng:
- Nhận diện được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
- Nhận diện được sự thay đổi cảm xúc của bản thân và biết điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
- Có kĩ năng nhận thức những nét tính cách đặc trưng của bản thân và biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực.
3. Phẩm chất: Có tinh thần trách nhiệm trong học tập, nhân ái và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
- Ví dụ minh họa về một số nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
- Ví dụ minh họa về điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
2. Đối với HS
- Giấy trắng khổ A4, bút viết.
- Các tình huống thay đổi cảm xúc của bản thân.
- Bút dạ, phấn viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: GV tạo tâm thế hào hứng cho khi vào bài học mới thông qua việc xem video.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và trả lời câu hỏi, HS tham gia nhiệt tình.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành nhiệm vụ GV đề ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho học sinh xem video sau:
- GV đặt câu hỏi:
+ Sau khi xem xong video, em hãy cho biết tại sao bạn Bờm lại tức giận với bạn Cò?
+ Bạn Bờm đã làm gì để điều chỉnh cảm xúc của bản thân?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tính cách và cảm xúc của tôi (Tiết 2).
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GIỚI THIỆU NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG TÍNH CÁCH CỦA BẢN THÂN VÀ THỰC HÀNH ĐIỀU CHỈNH CẢM XÚC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
Hoạt động 3. Giới thiệu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân
a. Mục tiêu: HS xác định được và tự tin giới thiệu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS giới thiệu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
c. Sản phẩm: HS giới thiệu được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.
d. Cách thức tiến hành:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy xác định những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân và giới thiệu những nét tính cách đó dưới một hình thức tùy chọn.
- GV gợi ý một số hình thức:
+ Vẽ chân dung
+ Diễn kịch câm
+ Viết bài,...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
- HS chuẩn bị cá nhân, sau đó giới thiệu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân với các bạn trong nhóm.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử ra một bạn có cách giới thiệu ấn tượng nhất để giới thiệu trước lớp.
- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và nhận xét.
- GV tổ chức cho cả lớp bình chọn bạn có cách giới thiệu ấn tượng nhất.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng hợp ý kiến của các HS.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận Hoạt động 3: Mỗi người đều có những nét tính cách đặc trưng riêng, không giống với bất kì ai khác. Chúng ta hãy tự tin về những nét tính cách tích cực của bản thân.
Hoạt động 4. Thực hành điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
a. Mục tiêu: HS đề xuất được cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và đề xuất cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
c. Sản phẩm: HS đề xuất được cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
d. Cách thức tiến hành:
Nhiệm vụ 1. Đề xuất được cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.
- GV yêu cầu HS:
+ Đề xuất cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực của các nhân vật ở các tình huống trong SGK_trang 16.
+ Sau đó, xây dựng kịch bản và sắm vai thể hiện cách điều chỉnh cảm xúc của nhân vật đó.
- GV đưa ra tình huống:
+ Tình huống 1: Bài kiểm tra môn Ngữ Văn vừa rồi Bình nghĩ mình sẽ được ít nhất 7 điểm. Tuy nhiên, đến khi trả bài, Bình chỉ được 5 điểm. Bình cho rằng thầy giáo chấm bài của mình quá chặt nên rất buồn và thất vọng.
+ Tình huống 2: Chuẩn bị kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11, Hoa đăng kí tham gia vào nhóm làm báo tường vì bạn rất thích vẽ. Tuy nhiên, lớp trưởng lại phân công Hoa chuẩn bị một tiết mục văn nghệ để tham gia Hội diễn văn nghệ của trường. Hoa rất khó chịu vì nghĩ rằng lớp trưởng không quan tâm đến nguyện vọng của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hình thành nhóm, phân công và thực hiện nhiệm vụ của bản thân.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ qua phần sắm vai xử lí tình huống của nhóm mình:
+ Tình huống 1: Bình nên xem xét lại bài của mình xem liệu nó có đúng là như vậy không, nếu còn thắc mắc nên trực tiếp đi hỏi thầy để thầy giải thích tại sao lại chấm bài mình như vậy.
+ Tình huống 2: Hoa nên nói chuyện rõ với lớp trưởng rằng mình không có năng khiếu về việc múa, hát mà mình chỉ có biết vẽ. Nếu bạn vẫn muốn lớp tham gia múa hát thì bạn nên cân nhắc bạn khác.
- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và nhận xét.
- GV mời một số HS nêu nhận xét và những điều học hỏi được qua quan sát kết quả thực hành của các nhóm.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét và đánh giá.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2. Thực hành điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS:
+ Nghĩ về 1 – 2 tình huống gần nhất mà bản thân đã có cảm xúc tiêu cực và nguyên nhân tạo nên cảm xúc đó.
+ Sau đó, suy nghĩ lại về sự việc xảy ra theo hướng lạc quan, tích cực và ghi lại kết quả theo mẫu sau:
Tình huống | Cảm xúc tiêu cực đã có | Suy nghĩ dẫn đến cảm xúc tiêu cực | Suy nghĩ tích cực sau khi điều chỉnh |
1) ............ | |||
2) ............ |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động
- GV mời một số HS chia sẻ kết quả thực hành.
- Các HS khác lắng nghe, quan sát và nhận xét.
- GV mời một số HS khác nêu những điều học hỏi được từ chia sẻ của các bạn.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV tổng hợp ý kiến của HS, nhận xét và đánh giá.
- GV nhận xét chung và kết luận Hoạt động 4 dựa vào kết quả thực hành của HS.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 KẾT NỐI TRI THỨC
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Trò chơi “Vòng tròn khen nhau”
- Học sinh đứng quay mặt vào nhau theo cặp, có thể thành vòng tròn (một nửa vòng trong, nửa còn lại ở vòng ngoài) hoặc hàng dọc/ngang phù hợp với không gian lớp học.
- Từng cặp học sinh quan sát người cùng cặp với mình, tìm ra 2 điểm mạnh của người đó và chia sẻ cảm nhận của mình/đưa ra lời khen của người đối diện.
- Thời gian cho mỗi cặp khen nhau là: 1 phút.
- Sau mỗi phút như vậy, giáo viên đề nghị học sinh vòng ngoài đứng yên, học sinh vòng trong di chuyển sang trái 1 bước để gặp 1 “đối tác” mới và lại tiếp tục khen nhau.
- Ví dụ: “Mỗi khi em cười nhìn rất xinh”.
Sau khi trò chơi kết thúc, trả lời câu hỏi: Người được khen cảm thấy thế nào? Người khen cảm thấy thế nào?
CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG
TUẦN 1 – TIẾT 2:
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ:
PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Nhận diện dấu hiệu của bắt nạt học đường
Hoạt động 2: Xác định cách phòng, tránh bắt nạt học đường
Hoạt động:
Luyện tập – Vận dụng
HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN DIỆN DẤU HIỆU CỦA BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
- Chia sẻ một trải nghiệm bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt
Yêu cầu: Các em hãy chia sẻ một trải nghiệm của bản thân khi bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt dựa vào gợi ý sau
Gợi ý
- Việc đó diễn ra ở đâu? Khi nào?
- Người bắt nạt có những lời nói, cử chỉ, hành động thế nào?
- Em hoặc bạn bị bắt nạt đã phải chịu những lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào?
- Em hoặc bạn bị bắt nạt đã phải chịu những tổn thương gì?
Gợi ý trả lời
Hồi mẫu giáo em từng thấy một nhóm bạn tụ họp lại để bắt nạt một bạn. Những bạn kia còn động chân động tay với bạn đấy, còn có bạn có những lời nói xúc phạm đến bạn đó.
KẾT LUẬN
- Bắt nạt học đường là những hành vi sử dụng sức mạnh thể chất và tinh thần để đe doạ, làm tổn thương người khác nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực của người bắt nạt đối với người bị bắt nạt.
- Hành vi bắt nạt không xảy ra một lần mà lặp đi lặp lại theo thời gian ở trẻ trong độ tuổi đến trường.
Các loại bắt nạt học đường chính bao gồm:
Bắt nạt thể chất
Bắt nạt tinh thần
Bắt nạt mối quan hệ
Bắt nạt trên môi trường mạng
Bắt nạt kinh tế
- Thảo luận để xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường
Hoạt động nhóm
Các em hãy thảo luận với bạn trong nhóm, xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường và viết lên bảng.
Hướng dẫn thực hiện
Các nhóm di chuyển lên bục giảng và đứng về hai phía của bảng, từng thành viên trong mỗi nhóm sẽ ghi lên bảng những dấu hiệu của bắt nạt học đường.
CÂU TRẢ LỜI
Các dấu hiệu của bắt nạt học đường:
Bắt ép bạn chép bài và làm bài tập cho mình.
Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn.
Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối.
Nhắn tin đe dọa
Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập.
Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng
KẾT LUẬN
- Bắt nạt học đường thể hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau như:
- Xé áo, làm hỏng đồ dùng học tập của bạn.
- Gọi bạn với biệt danh xấu xí như“con heo”, “đen như cột nhà cháy”.
- Vẽ bậy lên mặt, quần áo và sách vở, nói xấu, tung những tin đồn không có thật.
- Giấu đồ dùng cá nhân như dép hoặc đồ dùng học tập.
- Chặn tiền ăn sáng hoặc tiền tiêu vặt, đe dọa hoặc ngăn cản việc gì đó.
- Tung ảnh xấu xí lên mạng xã hội, bình luận khiếm nhã về ngoại hình của bạ
- Bắt nạt học đường gây hậu quả nghiêm trọng:
- Bởi không chỉ làm tổn thương thể chất lẫn tinh thần mà còn làm cho các em học sinh bị bắt nạt mất tự tin, trầm cảm và kết quả học tập bị sa sút.
- Nếu những hành vi này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bản thân bị tổn thương về thể chất và tinh thần thì cần phải tìm cách để được trợ giúp, giải quyết.
HOẠT ĐỘNG 2: XÁC ĐỊNH CÁCH PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG
Xem video về bắt nạt học đường và thực hiện yêu cầu:
Hoạt động nhóm
Thảo luận theo nhóm (4 HS) và xác định những việc nên làm và không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường.
Hướng dẫn thực hiện
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
BÀI 3: TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: Theo em, trách nhiệm là gì?
- Là những điều mình muốn làm và mong muốn được làm.
- Là những điều đúng đắn mình cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình.
- Là những điều mình phải thực hiện trong giai đoạn là học sinh.
- Là những điều gia đình, thấy có mong muốn mình làm.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trách nhiệm?
- Làm cho con người trưởng thành hơn.
- Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao.
- Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.
- Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 3: Tại sao phải sống có trách nhiệm?
- Làm cho bản thân sống có ích hơn.
- Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.
- Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
- Làm cho bản thân học giỏi hơn.
Câu 4: Dấu hiệu của người sống có trách nhiệm là:
- Biết lắng nghe, chia sẻ.
- Biết quản lí thời gian.
- Biết quản lí cảm xúc.
- Biết coi trọng thời gian.
Câu 5: Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với xã hội?
- Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
- Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo.
- Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.
Câu 6: Theo em, thế nào là kỹ năng từ chối gì?
- Sử dụng ngôn ngữ và thái độ để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thích.
- Sử dụng cử chỉ, hành động bạn cho là phù hợp để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không muốn thực hiện một công việc.
- Sử dụng ngôn ngữ, hành động để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương.
- Sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động và thái độ đúng mực để nói “không” trước các trường hợp mà bạn không thể chấp thuận lời đề nghị của đối phương.
Câu 7: Có mấy dạng câu từ chối nào?
- Có 1 dạng câu từ chối.
- Có 4 dạng câu từ chối.
- Có 2 dạng câu từ chối.
- Có 3 dạng câu từ chối.
Câu 8: Đối với tình huống nguy hiểm nên đưa ra câu từ chối nào?
- Từ chối quyết liệt, gay gắt.
- Từ chối thương lượng bằng cách đưa ra phương án khác.
- Từ chối trì hoãn bằng cách đưa ra một lí do.
- Từ chối thẳng, dứt khoát.
Câu 9: Khi nào sử dụng lời từ chối thương lượng?
- Tình huống không thể thực hiện được.
- Tình huống nguy hiểm.
- Tình huống vượt quá khả năng.
- Tình huống không phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân.
Câu 10: Vai trò của kỹ năng từ chối là?
- Bảo vệ bản thân khỏi những tình huống xấu.
- Nâng cao giá trị bản thân.
- Được nhiều người ngưỡng mộ.
- Giảm bớt sự va chạm, mâu thuẫn.
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: Đâu không phải là tình huống cần sử dụng kĩ năng từ chối?
- Mẹ nhờ bạn lau nhà khi bạn đang có thời gian rảnh.
- Bạn bè rủ bạn đi chơi điện tử sau giờ học.
- Người lạ có ý đồ tiếp xúc và cho bạn một món đồ bạn thích.
- Bố nhờ bạn giúp bố trông em trong khi bạn đang học bài.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không thể hiện kĩ năng từ chối?
- M nói không khi N rủ đi tắm sông vì thời tiết hôm nay nắng nóng.
- L hẹn H hôm khác đi xem phim vì L còn phải giúp mẹ làm việc nhà.
- K gợi ý cùng nhóm bạn đi cắm trại thay vì đi chơi công viên.
- A khuyên B nên để dành tiền mua sách vở thì hợp lí hơn là mua đồ chơi.
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 8
– KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Khi em được điểm thấp môn Văn, em sẽ có cảm xúc gì?
- Vui vẻ, hạnh phúc
- Buồn bã, thất vọng
- Mong chờ, háo hức
- Bình thường
Câu 2 (0,5 điểm). Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm với bản thân?
- Học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân từng ngày
- Bỏ ăn để giảm cân
- Bày đồ bừa bãi khắp phòng
- Ngủ nướng tới chiều, không ăn trưa
Câu 3 (0,5 điểm). Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lợi ích của kĩ năng kiểm soát cảm xúc đối với mỗi người?
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người sống cân bằng, bảo vệ được sức khoẻ
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người luôn chỉ có cảm xúc tích cực
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người có cách giải quyết, ứng xử phù hợp, không làm tổn thương chính mình và người khác
- Kĩ năng kiểm soát cảm xúc giúp con người không để cảm xúc tiêu cực làm ảnh hưởng đến công việc, học tập và các mối quan hệ
Câu 4 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng?
- Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.
- Ngôn luận của mạng xã hội không gây tổn thương đến người bị bạo lực học đường.
- Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
- Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
Câu 5 (0,5 điểm). Câu tục ngữ nào không nói về tình bạn đẹp?
- Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở
- Trong khốn khó mới biết ai là bạn tốt
- Anh em như thể tay chân
- Tứ hải giai huynh đệ
Câu 6 (0,5 điểm). Khi phát hiện bạo lực học đường, em cần làm gì?
- Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp xử lí kịp thời
- Mặc kệ không quan tâm đến
- Tham gia, cổ vũ bạo lực học đường
- Quay video đăng mạng xã hội câu view
Câu 7 (0,5 điểm). Biểu hiện của nét tính cách thân thiện là:
- Dễ cảm thông với người khác. Sẵn sàng hợp tác và giúp đỡ mọi người.
- Chu đáo, kĩ càng trong công việc. Kỉ luật, làm việc có kế hoạch, tinh thần trách nhiệm.
- Thích ở một mình. Thích hoạt động cá nhân.
- Thích giao tiếp cộng đồng. Thích hoạt động nhóm.
Câu 8 (0,5 điểm). Vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phát huy truyền thống của nhà trường là?
- Tích cực xây dựng, đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát huy truyền thống của nhà trường và vận động học sinh tham gia
- Cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và nhà trường để phổ biến, khuyến khích các em tham gia các hoạt động của nhà trường
- Cùng với nhà trường đẩy mạnh, phát triển các hoạt động chung
- Nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ để đạt kết quả tốt, góp phần phát huy truyền thống của nhà trường
Câu 9 (0,5 điểm). Những yếu tố thường ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết của em là?
- Khả năng thực hiện của bản thân.
- Thiếu điều kiện, phương tiện để thực hiện.
- Thiếu ý chí, nghị lực.
- Thiếu các kĩ năng như: quản lí thời gian, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề.
Câu 10 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách tranh biện hiệu quả?
- Đưa ra các luận điểm ủng hộ hay phản đối
- Phân tích, lập luận có chứng cứ
- Thuyết phục đối tác về sự hợp lí của đề xuất
- Kết luận được quan điểm của bản thân
------Còn tiếp-----------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Hoạt động trải nghiệm 8 kết nối, soạn hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức