Giáo án Hóa học 8 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Hóa học lớp 8 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

CHƯƠNG 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ

Tiết 2: CHẤT (T1)

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 8

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Biết được khái niệm chất và một số tính chất của chất. (Chất có trong các vật thể xung quanh ta. Chủ yếu là tính chất vật lí của chất )

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất.

- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột.

2. Về năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Dụng cụ: Tấm kính, thìa lấy hoá chất, ống hút, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ, dụng cụ thử tính dẫn điện, nhiệt kế.

- Hóa chất: Lưu huỳnh, tranh vẽ các hình, lọ cồn và lọ nước cất.

- Đồ dùng: Bảng phụ, phiếu học tập.

2. Học sinh

Khúc mía, ly thuỷ tinh, ly nhựa, khúc dây điện đồng …

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

b. Nội dung: Kiểm tra bài cũ, sau đó giới thiệu chủ đề mới.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu chủ đề mới,

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

Kiểm tra bài cũ:

- Hoá học là gì? Hoá học có vai trò như thế nào đối với đời sống?

Giới thiệu chủ đề mới:

Chia 2 dãy thành 2 đội A và B lên bảng ghi 10 đồ vật và cho biết mỗi đồ vật được làm từ những chất nào

Ví dụ: cái bài làm từ gỗ

Cây bút bi: làm từ nhựa, sắt, mực,…

Đội nào nhiều đúng và sớm hơn được thưởng

Đội thu sẽ bị phát theo quản trò

Hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc và dùng hạt gạo, củ khoai, chuối, máy bơm … và cả bầu khí quyển. Những vật thể này có phải là chất không? Chất và vật thể có gì khác khác nhau? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em trả lời câu hỏi trên?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Chất có ở đâu (15’)

a. Mục tiêu: HS biết được phân biệt vật thể và chất

b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.

c. Sản phẩm: HS trả lời được các nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

d. Tổ chức thực hiện: - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Hãy kể tên một số dụng cụ quanh ta?

-Những dụng cụ mà các em vừa kể cô gọi là vật thể

? Cây cảnh, hoa: có ở đâu?

-Những vật thể có ở trong thiên nhiên ta gọi là vật thể tự nhiên.

? Bàn, ghế, sách, vở do đâu mà có?

-Ta gọi những vật thể đó là vật thể nhân tạo.

?Vậy, vật thể được chia thành mấy loại? Kể tên?

-Treo bảng phụ và phát PHT số 1 cho HS thảo luận (3’)

Phiếu số 1: Hãy hoàn thành bảng sau

 

Tên gọi thông thướng

Vật thể

Chất cấu tạo nên vật thể

TN

NT

Không khí

x

 

Nước, oxi, nitơ,…

Ấm đun nước

 

x

Nhôm

Lõi dây điện

 

x

Đồng

? Dựa vào sơ đồ trên em hãy cho biết chất có ở đâu ?

-Cho HS thảo luận làm bài tập số 3 sgk. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất trong phần I

Chuyển ý: Chất có những tính chất nào?Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 (3’)

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Cho các nhóm nhận xét, bổ sung

*Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Gv kết luận ở bảng phụ về mối quan hệ giữa vật thể và chất

I. Chất có ở đâu?

-Vật thể chia thành 2 loại:

+Vật thể tự nhiên

+Vật thể nhân tạo …

 

Hoạt động 2: Tính chất của chất(15’)

a. Mục tiêu: HS biết tính chất của chất và biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp

b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.

c. Sản phẩm:

d. Tổ chức thực hiện: - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu học sinh đọc phần 1 sgk

- Giới thiệu: nhôm, lưu huỳnh, P đỏ cho học sinh quan sát, nêu tính chất bề ngoài?

- Dựa vào tính chất nào ta nhận biết được chúng?

- Làm thế nào để biết được nhiệt độ sôi của chất ? ( giáo viên dùng tranh 1.2 SGK)

? Những biểu hiện nào của chất gọi là TCVL.

- GVgiới thiệu dụng cụ, mô tả cách tiến hành thí nghiệm và làm thí nghiệm thử tính dẫn điện của S và Al

? Qua thí nghiệm trên ta biết được TCHH của chất. Làm thế nào biết được tính chất của chất ?

GV: cho HS phát dụng cụ cho HS: mẫu lưu huỳnh, dây điện bằng nhôm, đồng, đinh sắt … và quan sát hình 1.1.; 1.2 sgk

? Yêu cầu HS thảo luận làm thí nghiệm hoàn thành phiếu học tập số 2. (5’)

Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng làm thí nghiệm sau:

Trong khay thí nghiệm có 2 lọ đựng chất lỏng trong suốt không màu là: nước và cồn (không có nhãn). Các em hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt 2 chất trên.

Gợi ý: Để phân biệt được cồn và nước ta phải dựa vào tính chất khác nhau của chúng. Đó là những tính chất nào ?

- Hướng dẫn HS đốt cồn và nước: lấy 1 -2 giọt nước và cồn cho vào lỗ

- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm đốt cháy. GV lưu ý HS quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm

- Dấu hiệu phân biệt cồn và nước.

2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

Yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết “Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?”

- Gọi HS trả lời, HS khác phát biểu bổ sung. GV chốt kiến thức.

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh đọc thông tin, trả lời.

-Học sinh quan sát mẫu chất và nêu nhận xét:

Qsát

Al

S

P đỏ

Tthái

Rắn

Rắn

Rắn

Màu

xám

vàng

đỏ

Akim

ko

ko

- Dựa vào chất rắn, màu sắc, ánh kim

- HS quan sát hình vẽ, dựa vào kiến thức vật lý 6 để trả lời : dùng nhiệt kế để đo

- Trạng thái (thể), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,…

-HS tiến hành thử tính dẫn điện của S và Al.

-Làm thí nghiệm

- HS nhận dụng cụ

Kiểm tra dụng cụ và hóa chất trong khay thí nghiệm.

-Hoạt động theo nhóm (3’)

Để phân biệt được cồn và nước ta phải dựa vào tính chất khác nhau của chúng là: cồn cháy được còn nước không cháy được.

- HS làm thí nghiệm theo nhóm.

- HS trả lời câu hỏi: Cồn cháy được nước không cháy được.

- Nghiên cứu SGK, trả lười câu hỏi.

- Lắng nghe, ghi bài.

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 (5’)

*Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chốt kiến thức.

II. Tính chất của chất.

1. Mỗi chất có những tính chất nhất định

-Tính chất vật lí: Trạng thái (thể), màu, mùi, vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,…

-Tính chất hoá học: Khả năng biến đổi chất, khả năng bị phân hủy,tính chất cháy , nổ...

*Để biết được tính chất cần phải:

-Quan sát: màu sắc, trạng thái …

-Dùng dụng cụ đo: ts, tn/c, khối lượng riêng …

-Làm thí nghiệm: tính tan, tính dẫn diện, dẫn nhiệt…

2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

a. Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất.

b. Biết cách sử dụng chất.

c. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.

Chất

Cách thực hiện TN

Tính chất của chất

 

Lưu huỳnh

Quan sát

Chất rắn màu vàng

Dùng dụng cụ đo

Khối lượng riêng, nhiệt độ sôi

Làm thí nghiệm

Không tan trong nước

 

Sắt, nhôm, đồng

Quan sát

Chất rắn , có ánh kim

Dùng dụng cụ đo

Khối lượng riêng, ts, tn/c

Làm thí nghiệm

Không tan trong nước, dẫn điện

 

Muối

Quan sát

Chất rắn màu trắng

Dùng dụng cụ đo

Tan trong nước

Làm thí nghiệm

Không cháy được

Phiếu học tập số 2

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học, vận dụng các kiền thức giải quyết các vấn đề đặt ra.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, tính toán, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:

a. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và một số chất khác

b. Cốc bằng thuỷ tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo

c. Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh

d. Quặng apatit ở Lào Cai chứa canxi photphat với hàm lượng cao

e. Bóng đèn điện được chế tạo bằng thuỷ tinh, đồng và vonfam (một kim loại chịu nóng dùng làm dây tóc)

* Đáp án:

Câu

Vật thể tự nhiên

Vật thể nhân tạo

Chất

1.

Quả chanh

 

nước, axit xitric

2.

 

Cốc

thuỷ tinh , chất dẻo

3.

 

que diêm

lưu huỳnh

4.

Quặng apatit

 

canxi photphat

5.

 

Bóng đèn điện

thuỷ tinh, đồng và vonfam

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung:

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức làm tốt các bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

Một bạn học sinh làm thí nghiệm sau: Cho vài viên kẽm và ống nghiệm chứa dung dịch axit clohdric được kẹp trên giá đỡ thì có khí Hidro bay ra ngoài và dung dịch chứa kẽm clorua trong sốt. Hãy cho biết đâu là chất? đâu là vật thể trong các từ in nghiêng

* Đáp án:

- Vật thể: Ống nghiệm, giá đỡ

- Chất: kẽm, axit clohdric, kẽm clorua.

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)

1. Tổng kết

- Khái quát lại về vật thể, chất, tính chất của chất.

2. Hướng dẫn tự học ở nhà

- Học bài. Làm bài tập 1,2,3/SGK/ 11.

 

Giáo án Hóa học 8 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Hóa học 8 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Hóa học lớp 8 kì 1được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Hóa học 8. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới hóa học khối 8 kì 1, hóa học 8 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an hoa 8 ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay