Giáo án Hóa học 8 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Hóa học lớp 8 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Hóa học 8 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

Tiết: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp: 8

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Biết được:

+ Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác.

+ Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

2. Về năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Hóa chất: P đỏ.

- Dụng cụ: Chậu nước pha màu đỏ, diêm, đèn cồn, que đóm. Ống đong có chia vạch, thìa đốt hóa chất.

2. Học sinh

- Làm bài tập : 2,3,4,6 SGK/94

- Ôn lại bài tính chất của oxi.

- Đọc bài 28: không khí – sự cháy.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

NỘI DUNG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

b. Nội dung: Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề về thành phần không khí, nguyên tắc dập tắt một đám cháy.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu chủ đề mới,

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

GV: Các em có bao giờ thắc mắc không khí có thành phần như thế nào hay dựa vào nguyên tắc nào để dập tắt đám cháy. Để trả lời được các câu hỏi đó chúng ta đi vào bài học ngày hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thành phần của không khí

a. Mục tiêu: HS nêu được thành phần của không khí

b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.

c. Sản phẩm: Tìm hiểu về thành phần của không khí.

d. Tổ chức thực hiện: - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

Nhiệm vụ 1:

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Trong không khí có những chất khí nào?

Theo em khí nào chiếm nhiều nhất? Các khí này có thành phần như thế nào? Chúng ta cùng làm thí nghiệm xác định thành phần không khí.

- Giới thiệu dụng cụ và hóa chất để tiến hành thí nghiệm.

- Quan sát ống đong, theo em ống đong có bao nhiêu vạch?

- Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất (số 0), đậy nút kín không khí trong ống đong lúc này chiếm bao nhiêu phần?

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: thảo luận trả lời câu hỏi của GV

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày câu trả lời

- Trong không khí có những chất khí : O2, N2, …

- Ống đong có 6 vạch.

- Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất (số 0), đậy nút kín à không khí trong ống đong lúc này chiếm 5 phần hay

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

Nhiệm vụ 2: Biểu diễn thí nghiệm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+Khi P cháy mực nước trong ống đong thay đổi như thế nào ?

+ Chất khí nào trong ống đong đã tác dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5) ?

- Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong em có thể rút ra tỉ lệ về thể tích của khí oxi được không ?

- Bằng thực nghiệm người ta xác định được khí O2 chiếm 21% thành phần của không khí. Vậy chất khí còn lại trong ống đong chiếm mấy phần?

- Phần lớn khí còn lại trong ống đong không duy trì sự sống, sự cháy, không làm đục nước vôi trong. Đó là khí N2 chiếm khoảng 78% thành phần của không khí.

- Qua thí nghiệm vừa nghiên cứu, ta thấy không khí có thành phần như thế nào ?

-Ngoài 2 chất khí là O2 và N2, trong không khí còn chứa những chất gì khác ?

-Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi mục 2.a SGK/ 96.

Các khí còn lại chiếm khoảng 1% thành phần của không khí.

Em có kết luận gì về thành phần của không khí?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: quan sát thí nghiệm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trình bày hiện tượng quan sát được

+ Khi P cháy mực nước trong ống đong dâng lên đến vạch số 2 (số 1).

+ Khí O2 trong ống đong đã tác dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5).

à Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong ta thấy thể tích của khí oxi trong không khí chiếm 1 phần.

Hay

- Chất khí còn lại trong ống đong chiếm 4 phần.

-Qua thí nghiệm vừa nghiên cứu, ta thấy không khí có thành phần :

+ 21% khí O2 .

+78% khí N2 .

- Ngoài 2 chất khí là O2 và N2, trong không khí còn chứa: hơi H2O, CO2, khí hiếm, …

Kết luận: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, có thành phần:

+ 21% khí O2 .

+78% khí N2 .

+1% các khí khác.

- Không khí còn chứa cacbonnic, hidro, hơi nước...

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chốt kiến thức.

I. Thành phần của không khí.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.

- Thành phần theo thể tích của không khí là:

+ 21% khí O2 .

+78% khí N2 .

+1% các khí khác.

- Tính % của không khí theo khối lượng

Lưu ý HS cách phòng và dập tắt đám cháy

 

 

Hoạt động 2: Làm thế nào bảo vệ không khí trong lành, tránh bị ô nhiễm

a.Mục tiêu: HS nêu được các biện pháp bảo vệ không khí trong lành

b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.

c. Sản phẩm: Các biện pháp bảo vệ sự trong lành của không khí.

d. Tổ chức thực hiện: - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS đọc SGK/ 96

- Theo em nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí à nêu tác hại ?

-Chúng ta phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Đọc SGK/ 96 trả lời các câu hỏi

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS nêu được 1 số biện pháp chính như:

+ Trồng rừng.

+ Xử lí rác thải của nhà máy, …

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chốt kiến thức.

3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.

-xử lí rác thải ở nhà máy, xí nghiệp, lò đốt…

-bảo vệ rừng.

-Luật pháp về môi trường…

Hoạt động 3: Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt đám cháy

a.Mục tiêu: HS nêu được điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt đám cháy

b. Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.

c. Sản phẩm: Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy.

d. Tổ chức thực hiện: - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết, kiểm tra, đánh giá học sinh.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

S, P, Fe muốn cháy được cần phải có điều kiện nào ?

à Vậy điều kiện phát sinh sự cháy là gì ?

- Theo em muốn dập tắt sự cháy ta phải làm gì ?

- Ta phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách nào ?

-Em hãy tìm 1 số biện pháp để cách li chất cháy với oxi ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Thực hiện các yêu cầu của GV

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS trình bày kết quả

- S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt nóng và có đủ oxi.

- Muốn dập tắt sự cháy ta phải:

+ Hạ thấp nhiệt độ cháy.

+ Cách li chất cháy với khí O2.

- Phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách phun nước.

- Để cách li chất cháy với oxi ta có thể:

+ Dùng bao dày đã tẩm nước.

+ Dùng cát, đất.

+ Phun khí CO2.

- Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với oxi, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn.

-Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy.

- Bước 4: Kết luận, nhận định

GV chốt kiến thức.

III. Điều kiện để có sự cháy và dập tắt sự cháy

1. Các điều kiện phát sinh sự cháy:

- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

- Phải có đủ oxi cho sự cháy.

2. Các biện pháp để dập tắt sự cháy:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với oxi.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học, vận dụng các kiền thức giải quyết các vấn đề đặt ra.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, tính toán, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

1. Biết trong không khí oxi chiếm 21%; khi hít vào cơ thể giữ được 1/3 lượng oxi của không khí. vậy thể tích oxi cần cho 1 người trong 1 ngày là bao nhiêu ?

 

2. Làm thế nào để dập tắt các đám cháy do xăng dầu gây nên?

 

1. Thời gian gần đây ở nước ta xảy ra rất nhiều vụ cháy (hoả hoạn) lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và cả sinh mạng con người như vụ cháy chung cư Carina – thành phố Hồ Chí Minh, cháy chợ Quang – thành phố Hà Nội... Theo em, để phòng cháy trong gia đình ta cần chú ý những vấn đề gì ?

2. Để dập tắt các đám cháy người ta thường dùng nước, vận dụng kiến thức đã được học trong chương trình Hoá học 8 hãy giải thích cách làm trên? Cách làm này có thể sử dụng trong mọi trường hợp chữa cháy không? Nếu không, hãy chỉ ra 1 ví dụ và cho biết cách dập tắt đám cháy trong trường hợp đó?

c) Không khí có thành phần như thế nào? Hãy nêu hiện tượng em gặp trong thực tế đời sống để chứng tỏ trong không khí có hơi nước, khí cacbonic?

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung:

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức làm tốt các bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Xung quanh các nhà ga không khí có mùi xăng dầu rõ ràng, vì sao xăng dầu hầu như không phản ứng với oxi không khí?

2. Giải thích vì sao hỗn hợp (CH4, O2), (C4H10(thành phần chính của khí ga), O2) là hỗn hợp nổ. Trình bày biện pháp phòng tránh nổ khí ga?

 

3. Cho hình vẽ:

a. Hình vẽ này mô tả thí nghiệm nào? Cho biết hóa chất chứa trong chậu A và thìa đốt hóa chất B? Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích? Qua thí nghiệm này rút ra được kết luận gì?

b. Để tiến hành thành công thí nghiệm này cần phải chú ý điều kiện gì? Có thể thay hóa chất trong phễu B bằng bột lưu huỳnh được không? Vì sao?

 

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)

1. Tổng kết

- HS tự tổng kết kiến thức

2. Hướng dẫn tự học ở nhà

- Học bài. Làm bài tập 1,2,5,6,7/ SGK/ 99

 

 

Tuần : Ngày soạn: / /2020

Ngày dạy: / /2020

NƯỚC

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoá học; lớp:9

Thời gian thực hiện: 2 tiết

TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức.

- HS trình bàyvà hiểu thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là : hiđro và oxi, chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần H và 1 phần O và tỉ lệ khối lượng là 8O và 1H.

2. Về năng lực

Năng lực chung

Năng lực chuyên biệt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực thực hành hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên:

- Dụng cụ điện phân nước.

- Hình vẽ tổng hợp nước.

2. Học sinh:

- Đọc bài mới trước.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

 

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu về bài “Nước”.

c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

 

GV: Nước có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nhưng nước có thành phần và tính chất như thế nào chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay để trả lời câu hỏi này.

 

Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức

 

Hoạt động 2.1: Sự phân huỷ nước

a. Mục tiêu: HS nêu được thành phần cấu tạo của nước

b. Nội dung: Trực quan, cả lớp, quan sát thí nghiệm phân huỷ, tương tác nhóm, trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được kiến thức về thành phần định lượng của nước.

d. Tổ chức thực hiện: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết.

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi cho học sinh.

- Lắp thiết bị điện phân nước (pha thêm 1 ít dung dịch NaOH vào nước)

- Yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi:

? Em có nhận xét gì về mực nước ở hai cột A (-), B(+) trước khi cho dòng điện một chiều đi qua.

GV bật công tắc điện:

? Sau khi cho dòng điện một chiều qua, hiện tượng gì.

- Yêu cầu 2 HS lên quan sát thí nghiệm: Sau khi điện phân H2O, thu được hai khí, khí ở hai ống có tỉ lệ như thế nào?

Dùng que đóm còn tàn than hồng và que đóm đang cháy để thử hai khí trên, yêu cầu HS rút ra kết luận.

- Yêu cầu viết phương trình hoá học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS trả lời câu hỏi sau:

- Những nguyên tố hóa học nào có trong thành phần của nước, chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ về thể tích và khối lượng như thế nào ?

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS: Trình bày kết quả hoạt động

- Trước khi dòng điện một chiều chạy qua mực nước ở hai cột A, B bằng nhau.

Sau khi cho dòng điện một chiều qua, trên bề mặt điện cực xuất hiện bọt khí. Cực (-) cột A bọt khí nhiều hơn.

Vkhí B =Vkhí A.

- Khí ở cột B (+) làm que đóm bùng cháy; ở cột B (-) khí cháy được với ngọn lửa màu xanh.

Khí thu được là H2 (-) và O2 (+).

PTHH:

2H2O 2H2 + O2

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- Cuối cùng GV nhận xét kết luận.

I. Thành phần hoá học của nước.

1. Sự phân huỷ nước.

PTHH:

2H2O 2H2 + O2

 

 

Hoạt động 2.2: Sự tổng hợp nước

a. Mục tiêu: HS nêu được thành phần cấu tạo của nước

b. Nội dung: Trực quan, cả lớp, quan sát thí nghiệm tổng hợp nước, tương tác nhóm, trả lời các câu hỏi của giáo viên.

c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được kiến thức về thành phần định tính của nước.

d. Tổ chức thực hiện: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp - Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân. Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, hỗ trợ khi cần thiết.

 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu HS đọc SGK I.2a, quan sát hình 5.11/122, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

? Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện, có những hiện tượng gì.

? Mực nước trong ống dâng lên có đầy ống không, vậy các khí H2 và O2 có phản ứng hết không ?

? Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn lại, có hiện tượng gì, vậy khí còn dư là khí nào.

? Viết PTHH:

? Khi đốt: H2 và O2 đã hoá hợp với nhau theo tỉ lệ như thế nào.

-Yêu cầu các nhóm thảo luận để tính:

+Tỉ lệ hoá hợp về khối lượng giữa H2 và O2.

+Thành phấtn % về khối lượng của oxi và hiđro trong nước.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi của GV

Bước 3: Báo cáo thảo luận

HS: Trình bày kết quả hoạt động

2H2 + O2 2H2O

Giải:

Theo PTHH:

Cứ 1 mol O2 cần 2 mol H2.

 

 

Tỉ lệ: = =

Þ %H = .100% » 11.1%

Þ %O = 100% - 11.1% = 88.9%

-2 nguyên tố: H và O.

-Tỉ lệ hoá hợp:

= ; =

-CTHH: H2O.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, chốt kiến thức

2. Sự tổng hợp nước.

PTHH:2H2 + O2 à 2H2O

* Kết luận:

-Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố: H và O.

 

Về thể tích: =

+Về khối lượng: =

- CTHH của nước: H2O.

 

 

 

Hoạt động 3. Luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, tính toán, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

 

- GV yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài.

Bài tập: Đốt cháy hỗn hợp khí gồm 1.12 l H2 và 1.68 l O2 (đktc). Tính khối lượng nước tạo thành.

? Bài tập trên khác bài tập 3 SGK/ 125 ở điểm nào ?

àPhải xác định chất phản ứng hết và chất dư.

à Tính m theo chất phản ứng hết.

 

Hoạt động 4. Vận dụng

a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức về nước giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Nội dung:

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

Cắt một mẩu Na nhỏ, thấm sạch dầu cho vào cốc nước lạnh, đậy cốc bằng một phễu thủy tinh có ống vuốt nhọn. Phản ứng xảy ra một thời gian đưa que đóm đang cháy vào dầu ống vuốt. Khi phản ứng kết thúc, nhỏ vào cốc vài giọt dung dịch phenolphthalein.

a.Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích?

b.Tại sao phải đợi sau khi phản ứng xảy ra một thời gian mới châm

lửa ở đầu ống dẫn khí, nếu châm lửa ngay sẽ xảy ra hiện tượng gì, vì sao?

 
    

IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)

1. Tổng kết

- HS tự tổng kết kiến thức

2. Hướng dẫn tự học ở nhà

- Học bài.

- Làm bài tập 2,3/ SGK/ 125.

 

Giáo án Hóa học 8 soạn theo công văn 5512
Giáo án Hóa học 8 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Hóa học lớp 8 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Hóa học 8. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới hóa học khối 8, hóa học 8 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an hoa 8 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Hóa học THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay