Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,..... sống chủ yếu ở khu vực nào?
A. Vùng núi và biên giới. B. Hải đảo.
C. Sa mạc. D. Đồng bằng phía Nam.
Câu 2: Đâu là một ví dụ về chữ Trung Quốc?
A. Provence-Alpes-Côte. B. الأرطاوية.
C. Санкт-Петербург. D. 习近平.
Câu 3: Năm 2020, ngành dịch vụ thu hút bao nhiêu % lao động trong nền kinh tế của Trung Quốc?
A. 25%. B. 47.3%. C. 75.2%. D. 93.7%.
Câu 4: Ý nào không đúng về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc năm 2020?
A. Than: 39 tỉ tấn. B. Điện: Gần 8 tỉ kWh.
C. Năng lượng tái tạo: 863 tỉ kWh. D. Ô tô: 20 triệu chiếc.
Câu 5: Dân số của Cộng hoà Nam Phi năm 2021 khoảng:
A. 20 triệu người. B. 60 triệu người.
C. 180 triệu người. D. 540 triệu người.
Câu 6: Thành phần sắc tộc nào chiếm tỉ lệ cao nhất ở Cộng hoà Nam Phi?
A. Người da đen. B. Người da trắng.
C. Người da vàng. D. Người da màu.
Câu 7: Trung tâm công nghiệp Bloemfontein nằm khu vực nào của Cộng hoà Nam Phi?
A. Vùng Đông Bắc. B. Trung tâm.
C. Vùng duyên hải Đông Nam. D. Vùng duyên hải Tây Nam.
Câu 8: Các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là:
A. Hoa Bắc, Đông Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
B. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
C. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Nam, Hoa Trung.
D. Đông Bắc, Hoa Nam, Hoa Bắc, Hoa Trung.
Câu 9: Đâu không phải là khoáng sản phi kim loại có trữ lượng lớn ở Trung Quốc?
A. Phốt pho.
B. Lưu huỳnh.
C. Muối mỏ.
D. Đất hiếm.
Câu 10: Đồng bằng nào chịu nhiều lũ lụt nhất ở miền Đông Trung Quốc?
A. Đông Bắc.
B. Hoa Bắc.
C. Hoa Trung.
D. Hoa Nam.
Câu 11: Dựa vào bảng số liệu sau và trả lời câu hỏi:
Dân số Trung Quốc năm 2014
(Đơn vị: triệu người)
Chỉ tiêu | Tổng số | Thành thị | Nông thôn | Nam | Nữ |
Số dân | 1368 | 749 | 619 | 701 | 667 |
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Tỉ lệ dân thành thị thấp hơn tỉ lệ dân nông thôn.
B. Cơ cấu dân số mất cân bằng (nữ nhiều hơn nam).
C. Cơ cấu dân số mất cân bằng (nam nhiều hơn nữ).
D. Cơ cấu dân số cân bằng.
Câu 12: Đâu là các trung tâm tài chính lớn của Trung Quốc?
A. Thượng Hải – Thiên Tân – Thâm Quyến.
B. Thượng Hải – Bắc Kinh – Thiên Tân.
C. Thượng Hải – Quảng Châu – Bắc Kinh.
D. Thượng Hải – Thiên Tân – Thành Đô.
Câu 13: Thế mạnh nào sau đây giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
A. Khoa học công nghệ hiện đại.
B. Thực hiện chính sách công nghiệp mới.
C. Chính sách mở cửa.
D. Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.
Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với ngành thủy sản của Trung Quốc?
A. Các sản phẩm chủ yếu là tôm, cá, trai lấy ngọc, rong biển,…
B. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đứng thứ hai thế giới.
C. Các ngư trường khai thác quan trọng nằm ở biển Hoa Đông, Hoa Nam,…
D. Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng nhanh.
Câu 15: Các loại khoáng sản có trữ lượng lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào của Cộng hòa Nam Phi?
A. Vùng biển.
B. Vùng cao nguyên.
C. Vùng hoang mạc và bán hoang mạc.
D. Vùng duyên hải Đông Nam.
Câu 16:............................................
............................................
.........................................…
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1: Cho thông tin sau:
“Theo thống kê, từ năm 2017 đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc tăng từ 64,45 triệu tấn lên 65,49 triệu tấn, một mức tăng trưởng ổn định. Viện Nghiên cứu Công nghiệp Thương mại Trung Quốc dự đoán sản lượng thủy sản của Trung Quốc sẽ đạt 65,75 triệu tấn vào năm 2021 và 66,12 triệu tấn vào năm 2022.
Các nguồn thủy sản chính ở Trung Quốc bao gồm nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nuôi biển và khai thác hải sản. Năm 2019, sản lượng thủy sản nuôi nước ngọt của Trung Quốc chiếm 47% tổng sản lượng thủy sản; nuôi trồng biển và đánh bắt hải sản lần lượt chiếm 32% và 15%.
Hiện một nửa sản lượng thủy sản của Trung Quốc là hải sản. Năm 2020, sản lượng hải sản cả nước đạt 33,144 triệu tấn, tăng gần 1% so với 2019, trong đó sản lượng khai thác hải sản tự nhiên đạt 11,791 triệu tấn, chiếm 35,6%; sản lượng nuôi biển đạt 21,353 triệu tấn, chiếm 64,4%. Viện Nghiên cứu Công nghiệp Thương mại Trung Quốc dự đoán sản lượng hải sản của Trung Quốc sẽ đạt 33 triệu tấn vào năm 2021 và 32,99 triệu tấn vào năm 2022.”
Nguồn: vasep.com.vn
a) Khai thác hải sản tự nhiên không đóng góp nhiều vào sản lượng thủy sản của Trung Quốc, vì chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất từ nuôi trồng thủy sản.
b) Sản lượng thủy sản của Trung Quốc không có sự thay đổi lớn và dự báo sẽ không tăng trưởng trong tương lai.
c) Sản lượng thủy sản của Trung Quốc đã tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây, từ 64,45 triệu tấn năm 2017 lên 65,49 triệu tấn năm 2020, và dự báo sẽ tiếp tục tăng trong các năm tới.
d) Việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi nước ngọt và nuôi biển, đóng góp phần lớn vào sản lượng thủy sản của Trung Quốc, với nuôi nước ngọt chiếm 47% và nuôi biển chiếm 32%.
Câu 2: Cho thông tin sau:
“Báo cáo của Cục Nông nghiệp, Tài nguyên kinh tế và Khoa học Australia cho biết giá trị của ngành này ở mức gần 2,29 tỷ AUD (1,51 tỷ USD). Nuôi trồng thủy sản cũng được cho là giải pháp tiềm năng để tránh tình trạng đánh bắt thủy sản quá mức và là cách cung cấp protein bền vững cho thế giới.
Trên thực tế, cá là một trong những mặt hàng thực phẩm được mua bán nhiều nhất. Nhu cầu về cá đang ngày càng tăng trên toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn cá của thế giới từ lâu đã có nguy cơ cạn kiệt do tình trạng khai thác quá mức và đánh bắt bất hợp pháp. Trong bối cảnh dân số gia tăng và nguồn cá sắp cạn kiệt, ngành nuôi trồng thủy sản đã góp phần rút ngắn khoảng cách.”
Nguồn:vtimes.com.au
a) Ngành nuôi trồng thủy sản không có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm bền vững, vì ngành đánh bắt thủy sản tự nhiên vẫn là nguồn cung chính cho cá trên toàn cầu.
b) Ngành nuôi trồng thủy sản ở Australia đóng góp khoảng 2,29 tỷ AUD, cho thấy sự quan trọng của ngành này trong việc cung cấp nguồn protein bền vững và góp phần vào nền kinh tế quốc gia.
c) Nuôi trồng thủy sản được coi là giải pháp quan trọng để đối phó với tình trạng đánh bắt thủy sản quá mức, cung cấp cá một cách bền vững khi nguồn cá tự nhiên đang suy giảm.
d) Cá là nguồn thực phẩm đang giảm dần trên toàn cầu, vì ngành nuôi trồng thủy sản không thể cung cấp đủ lượng cá cho nhu cầu gia tăng.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................