Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều

Giáo án đạo đức 3 học kì 2 bộ sách cánh diều. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 đạo đức 3 cánh diều. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều
Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều
Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều
Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều
Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều
Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều
Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều
Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 7: XỬ LÍ BẤT HÒA VỚI BẠN BÈ

BÀI 9: EM NHẬN BIẾT NHỮNG BẤT HÒA VỚI BẠN (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Yêu cầu cần đạt

- Nêu được một số biểu hiện bất hòa với bạn bè.

- Nhận biết được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.

  1. Năng lực

- Năng lực đặc thù : Góp phần hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực chung: Góp phần hình thành năng lực điều chỉnh hành vi.

  1. 3. Phẩm chất: Góp phần hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  3. 1. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGV, vở BT đạo đức
  • Thiết bị dạy học:
    • Các video clip liên quan đến nhận biết bất hòa.
    • Tranh, hình ảnh về nội dung nhận biết bất hòa.
    • Máy chiếu đa năng, máy tính.... (nếu có).
  1. 2. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGK, VBT, đồ dùng học tập.
  • Tranh, hình ảnh trong liên quan đến nội dung bài 9.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thu hút HS, tạo tâm thế cho HS chuẩn bị vào bài học mới. Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn nục đạo đức để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: HS đọc câu hỏi khởi động trong SGK  và chia sẻ câu trả lời với bạn.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: Kể lại một lần em bất hòa với bạn. Khi đó, em đã ứng xử như thế nào?

- GV mời 3 – 5 HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất và dẫn nhập vào bài học.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS nhận biết được biểu hiện bất hòa với bạn bè.

b.Nội dung: HS tìm ra các biểu hiện bất hòa của các bạn trong tranh.

c. Cách thức thực hiện

- GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

a. Hành động của các bạn trong tranh nào thể hiện việc bất hòa với bạn bè?

b. Nêu những biểu hiện bất hòa với bạn bè trong các tranh trên.

- GV cho thời gian HS quan sát tranh và nhận biết biểu hiện bất hòa với bạn bè trong tranh.

- GV mời HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

Hoạt động 2: Quan sát tranh và thảo luận

a. Mục tiêu: HS nhận biết được nguyên nhân bất hòa, dự đán được hậu quả xảy ra nếu bất hòa không được xử lí và nêu được lợi ích của việc xử lí bất hòa.  

b. Nội dung: HS tìm ra được bất hòa đang xảy ra giữa các bạn trong tranh và trả lời được các câu hỏi trong SGK.  

c. Cách thức thực hiện:

- GV giới thiệu 2 tranh, yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

a. Bất hòa nào đang xảy ra giữa các bạn? Vì sao?

b. Điều gì xảy ra khi các bạn không xử lí bất hòa?

c. Việc xử lí bất hòa mang lại lợi ích gì?

- GV cho thời gian HS quan sát tranh và nhận biết nguyên nhân bất hòa, tác hại nếu không xử lí bất hòa và lợi ích của xử lí bất hòa với bạn bè trong nhóm.

- GV mời HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

Hoạt động 2: Quan sát tranh và thảo luận

a. Mục tiêu: HS nhận biết một số cách thức để hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng, đúng kể hoạch.

b. Nội dung: Tìm ra được các hành động thể hiện các cách thức để hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng của các bạn trong tranh.

c. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi hoặc nhóm 4 và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện.

- GV giới thiệu 4 tranh, yêu cầu các nhóm quan sát tranh, thảo luận, nêu các cách thức để hoàn thành nhiệm vụ đúng kế hoạch, có chất lượng và trả lời câu hỏi: Theo em, các bạn trong tranh cần làm gì để hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng, đúng kế hoạch?

- GV cho HS thời gian làm việc nhóm và quan sát, hướng dẫn, gợi mở thêm cho HS (nếu cần).

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. GV có thể yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung để hoàn chỉnh nhiệm vụ.

- GV nhận xét, đánh giá và rút ra câu trả lời phù hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến

a. Mục tiêu: HS thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến về việc xử lí bất hòa.  

b. Nội dung: Hãy bày tỏ ý kiến đồng tình hay không đồng tình của em với các ý kiến trong SGK.

c. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm học tập.

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a. Việc xử lí bất hòa giúp bạn bè hiểu và thông cảm cho nhau.

b. Khi xảy ra bất hòa không cần xử lí vì mọi chuyện rồi sẽ qua thôi.

c. Việc xử lí bất hòa giúp em giữ được tình bạn.

d. Lớp học sẽ đoàn kết nếu các thành viên biết cách xử lí bất hòa với nhau.

e. Xử lí bất hòa là việc của bạn làm sai, em sẽ tha thứ khi bạn xin lỗi trước.

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất.

Hoạt động 2: Đọc tình huống và thực hiện theo yêu cầu

a. Mục tiêu: HS nhận biết biểu hiện của bất hòa và nêu được lợi ích của việc xử lí bất hòa.

b. Nội dung: HS trả lời được biểu hiện của bất hòa và lợi ích của việc xử lí bất hòa.  

c. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm học tập.

- GV yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong SGK và thực hiện yêu cầu:

Tình huống: Linh và Quang ngồi cùng bàn từ đầu năm đến nay. Linh luôn gọn gàng, cẩn thận. Còn Quang hay bày bừa, không ngăn nắp. Khi Kinh góp ý, Quang tỏ ra khó chịu. Thấy vậy, Linh bảo: “Tớ muốn cậu gọn gàng, ngăn nắp hơn nên mới góp ý”. Quang dần hiểu ra.

a. Em hãy cho biết giữa các bạn đã xảy ra bất hòa gì.

b. Em hãy nên lợi ích khi hai bạn đã xử lí bất hòa với nhau.

- GV mời đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hoạt động 1: Chia sẻ về việc em xử lí bất hòa với bạn bè

a. Mục tiêu: Nêu được một lần xử lí được bất hòa với bạn bè và lợi ích của việc xử lí bất hòa đó.

b. Nội dung: HS đưa được ví dụ thực tế của việc đã xử lí bất hòa và lợi ích của việc xử lí bất hòa đó mang lại.

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: Kể lại một lần em bất hòa với bạn. Khi đó em đã ứng xử như thế nào? Việc xử lí bất hòa đó mang lại lợi ích gì?

- GV mời 3 – 5 HS phát biểu câu trả lời.

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết câu trả lời phù hợp nhất.  

Hoạt động 2: Viết và trang trí một thông điệp về lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè

a. Mục tiêu: Nêu được lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn.  

b. Nội dung: Viết và trang trí thông điệp về lợi ích của việc xử lí bất hòa với bạn bè.  

c. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS viết và trang trí thông điệp.

- GV cho HS dán các tranh thông điệp xung quanh lớp học như một triển lãm tranh.

- GV cho HS cả lớp xem các tranh thông điệp.

- GV nhận xét, tổng kết bài học.  

*Củng cố, dặn dò và đánh giá

- GV y/c HS nhắc lại kiến thức vừa học

- GV cho HS đọc lời khuyên trong SGK Đạo đức 3, trang 48.

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị tranh cho tiết học sau.

- GV nhận xét quá trình học tập của HS, đánh giá kết quả đạt được và nhấn mạnh trọng tâm bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực xung phong trả lời câu hỏi về cách các em đã ứng xử trong những lần bất hòa với bạn.

- HS phát biểu câu trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ HS nêu đúng được biểu hiện bất hòa với bạn bè ở tranh 1, 2, 4.

+ HS nêu đúng được cuộc trò chuyện bình thường ở tranh 3.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời trước lớp.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh và trả lời được:

a. Nguyên nhân dẫn đến bất hòa là vì các bạn trong tranh không thống nhất với nhau giữa viêc chơi cầu lông và chơi đá cầu.

b. Khi bất hòa không đươc xử lí sẽ dẫn đến việc giận nhau, cãi nhau, không chơi với nhau.

c. Lợi ích của việc xử lí bất hòa như giữ được tình bạn, đoàn kết, hiểu nhau hơn,…

 

 

 

 

 

- HS phát biểu câu trả lời.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu/trình bày đúng được các biểu hiện của việc tích cực hoàn thành nhiệm vụ của các bạn HS ở tranh 1, 3 và biểu hiện thể hiện chưa tích cực tham gia hoàn thành nhiệm vụ ở tranh 2, 4.

- HS chia sẻ thêm các biểu hiện khác của việc tích cực hay chưa tích cực hoàn thành nhiệm vụ.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm trình bày.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc và trả lời câu hỏi:

+ HS đồng tình với ý kiến a, c, d vì đây là những cách giúp bạn bè hiểu nhau, thông cảm với nhau, giữ được tình bạn, sự đoàn kết.

+ HS không đồng tình với ý kiến b, e vì đây là im lặng và lảng tránh việc xử lí bất hòa.

 

 

 

-  Các nhóm phát biểu ý kiến, cả lớp lắng nghe và nhận xét.  

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS các nhóm đọc tình huống và thực hiện theo yêu cầu:

+ HS trả lời được rằng bất hòa xảy ra từ việc bạn Linh góp ý về việc bày bừa khiến cho bạn Quang khó chịu.

+ HS trả lời được lợi ích khi hai bạn đã xử lí bất hòa với nhau đó là bạn Quang đã hiểu ra việc bạn Linh góp ý vì muốn tốt cho mình và từ đó tình bạn giữa hai bạn trở nên tót đẹp hơn.

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời được về một lần đã xử lí được bất hòa với bạn và nêu được lợi ích khi đã xử lí bất hòa.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ.

- HS cả lớp xem tranh thông điệp và nhận xét, góp ý hoặc bổ sung.  

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

- HS nhắc lại kiến thức vừa học.

- HS đọc và ghi nhớ.

 

- HS ghi nhớ nhiệm vụ.

 

- HS lắng nghe và tiếp thu.

 

 

Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều
Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

Lưu ý:

Bộ giáo án gồm đủ 5 môn chủ nhiệm: Toán, tiếng Việt, đạo đức, HĐTN, TNVXH

  • Phí giáo án: 1000k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH đặt:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 3 cánh diều

Từ khóa: Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều, Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều đầy đủ, Giáo án kì 2 đạo đức 3 cánh diều bản word
Chat hỗ trợ
Chat ngay