Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo

Giáo án hóa học 10 học kì 2 bộ sách chân trời sáng tạo. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo


Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 14. TÍNH BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Tính được của một phản ứng dựa vào bảng số liệu năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành cho sẵn.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực, tìm hiểu cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm và cặp đôi theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm, vận dụng năng lực tính toán để tính các giá trị enthalpy của phản ứng.
  • Năng lực riêng:
  • Năng lực nhận thức hóa học: Tính được của một phản ứng dựa vào bảng số liệu năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành cho sẵn.
  • Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Tìm hiểu và giải thích một số kiến thức liên quan đến enthalpy của phản ứng, biết vận dụng công thức:

 =  -  

và =

  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm và cặp đôi phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá trong quá trình làm thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT.
  3. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS vừa liên hệ kiến thức vừa kết nối vào nội dung chính của bài mới.
  3. b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu liên quan đến bài học.
  4. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi mở đầu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở đầu: Methane cháy tỏa nhiệt lớn nên được dùng làm nhiên liệu. Khi trộn methane và oxygen với tỉ lệ thích hợp sẽ tạo ra hôn hợp nổ.

Biến thiên enthalpy của phản ứng trên được tính toán dựa trên các giá trị nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

Đáp án:

- GV dẫn dắt vào bài mới: Để nêu chính xác cách tính enthalpy của phản ứng và vận dụng để giải bài tập liên quan, chúng ta cùng đi tìm hiều bài: “Bài 14. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết.

  1. a) Mục tiêu: HS rút ra cách tính enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết.
  2. b) Nội dung: HS làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi trong sgk và hình thành nên kiến thức.
  3. c) Sản phẩm: Nêu được công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết; đáp án cho câu hỏi 1,2,3 và luyện tập sgk trang 88, 98, 90;
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 nghiên cứu thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 sgk và luyện tập trang 88, 89,90.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

1. Phản ứng tỏa nhiệt

- Trả lời câu hỏi 1 sgk trang 88:

+ Liên kết hóa học bị phá vỡ: H-H, O=O

+ Liên kết hóa học được hình thành là HCl

 - Trả lời câu 2 sgk trang 99:

·        CH4 có 4 liên kết đơn C-H

·        CH3Cl có 3 liên kết đơn C-H và 1 liên kết đơn C – Cl

·        NH3 có 3 liên kết đơn N – H

·        CO2 có 2 liên kết đôi C=O

- Trả lời câu hỏi 3 sgk trang 99:

Tổng năng lượng thu vào để phá vỡ liên kết Eb (N≡N) + Eb (O=O) = 945+ 498 = 1443 kJ

Tổng năng lượng tỏa ra để hình thành liên kết: Eb (N=O) = 2 . 607= 1214 kJ

Eb của chất đầu lớn hơn giá trị Eb sản phẩm tưng ứng. Phản ứng thu nhiệt.

 = 1443 – 1214 = 299 KJ >0. Nitrogen (N≡N)  chỉ phản ứng với oxygen (O=O) ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện tạo thành nitrogen monoxide (N=O)

Cách tính enthalpy của phản ứng dựa vào năng  lượng liên kết chỉ áp dụng cho liên kết cộng hóa trị và ở trạng thái khí

VD: C6H6(g) + Cl2(g) → C2H5Cl(g) + HCl

- Trả lời luyện tập sgk trang 89

Bước 1: Tính năng lượng để phá vỡ 1 mol CH4 và 1 mol Cl2.

Eb (CH3Cl) + Eb(Cl2) = 4.313 + 243 = 1895 kJ

Bước 2: Tính năng lượng hình thành 1 mol CH3Cl(g) và 1 mol HCl(g)

Tổng năng lượng tỏa ra để hình thành liên kết:

Eb(CH3Cl) + Eb (HCl) = 3. 413 + 339+ 427

                                     = 1895 kJ

Bước 3: Tính biến thiên enthal py của phản ứng theo công thức:

  = 1895 – 2005 = - 110 KJ

Do  => phản ứng tỏa nhiệt

=>Kết luận:

 =  -

Với    ,  : tổng năng lượng liên kết trong phân tử chất đầu và sản phẩm của phản ứng.

- Trả lời câu luyện tập sgk trang 90:

Dựa vào kết quả tính toán cho thấy quá trình: O2→ 2O và 3O2 có  < 0, chứng tỏ khản năng tồn tại của O2, do đó O2 là trạng thái bền của nguyên tố oxygen.

Hoạt động 2: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành

  1. a) Mục tiêu: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành.
  2. b) Nội dung: HS làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi trong sgk và hình thành nên kiến thức.
  3. c) Sản phẩm: Nêu được công thức, cách tính enthalpy của phản ứng và trả lời câu hỏi 4 và luyện tập sgk trang 91.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 nghiên cứu thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi 4 và luyện tập sgk trang 91

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức.

- HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu.

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc.

- GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Xác định biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành.

- Trả lời câu hỏi 4 sgk trang 91:

Các lưu ý quan trọng khi tính enthalpy của phản ứng.

·        Khi tính toán cần nhân với hệ số các chất trong phương trình nhiệt hóa học.

- Trả lời câu luyện tập sgk trang 91:

(1)

 = (CO2 ) + 2 .(SO2) + 4. (CS2)

= 393, 50 + 2. (-296, 8) -87,9 = -1 075 kJ

(2)

 =6. (H2O) - 4.(NH3)

= 6. (-241,82) – 4. (-45,90) = -1267,32 kJ

=> Kết luận:

=

Với  , : tổng enthalpy tạo thành ở điều kiện chuẩn tương ứng của sản phẩm, chất đầu của phản ứng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: HS củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hoá học.
  3. b) Nội dung: HS làm việc nhóm hoàn thành các bài tập cuối bài trong sgk.
  4. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các bài tập cuối bài.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả hoàn thành bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 sgk trang 86, 87.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS đại diện nhóm giơ tay phát biểu trả lời hoặc lên bảng trình bày.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV chữa bài, chốt đáp án.

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.

Đáp án:

Bài tập 1:

a, N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g)

 = 4 . 391+418 – 945 – 2 . 432 = 173 kJ

b, 4HCl(g) + O2(g)  2Cl2(g) + 2H2O(g)

 = 4. 427 + 498 – 2 . 243 – 2.467 = 786 kJ

Bài tập 2:

Phản ứng C6H6 (l) +  O2(g)  3CO2(g) + 4H2O(g)

      +49,0           0             -393,50       -241,82

 = 6. (-393.50) + 3.(-241,82) – (241,82) – 49 = 3037,46 kJ

Phản ứng C3H8(g) + 5O2   3CO2(g) + 4H2O(g)

      -105          0         -393,50       -241,82

 = 3.(- 393.50) + 4.( -241,82) -105 = -2042,78 kJ

Số mol propane =  →  =  = -46,42 kJ

Số mol benzene =   →  =  = -38,94 kJ

Bài tập 3: Phản ứng:                2Al(s) + Fe2O3(s)  2Fe(s) + Al2O3(s)

                                        0            -825,50        0             -1676,00

= -1676,00 – (- 825,50) = - 850,5 kJ

Giá trị    càng âm sẽ càng thuận lợi cho phản ứng xảy ra.

Bài tập 4: SO2(g) + O2   3CO2(g) + 4H2O(g)          = -98,5 kJ/mol

Số mol SO2: 1,125 mol . Lượng nhiệt giải phóng: -98,5. 1,125= -110,81 kJ

Bài tập 5: 2H2 (g)   + O2(g)    2H2O (l)

a, Do  < 0 nên nước (H2O) có năng lượng thấp hơn hỗn hợp oxygen và hydrogen.

b, Sơ đồ biến thiên năng lượng.

Bài tập 6:

a, Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành:

Phương trình hóa học của phản ứng:

C3H8 (g) + 5O2   3CO3 (g) + 4H2O

   :                     -105               0        -393,50       -241,78

 = 3. (-393,50) + 4. (-241,78) -105 = -2042,78 kJ

b, Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết

Áp dụng công thức:  =

Phân tử C3H8 có số liên kết là: C-H:8  ; C-C:2

 = 8 . 413 + 2 . 347 + 5 . 498 – 2 . 3 . 745 – 4 . 2 . 467 =-1718 kJ

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành có giá trị -2042,78 kJ âm hơn so với biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào năng lượng liên kết -1718 kJ

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức để trả lời được câu hỏi vận dụng liên quan đến đời sống.
  3. b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi vận dụng mà GV đưa ra.
  4. c) Sản phẩm: Đáp án của HS cho câu hỏi vận dụng.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra câu hỏi vận dụng:

Câu hỏi vận dụng 1: Dựa vào số liệu về năng lượng liên kết ở Bảng 14.1, hãy tính biến thiên enthalpy của 2 phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g)   2H2O(l)                                               (1)

C7H16(g) + 11O2(g)   7CO2(g) + 8H2O(g)                     (2)

So sánh kết quả thu được, từ đó cho biết H2 hay C7H16 là nhiên liệu hiệu quả hơn cho tên lửa( biết trong C7H16 có 6 liên kết C-C và 16 liên kết C-H).

 

Câu hỏi vận dụng 2: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng phân hủy trinitroglycerin (C3H5O3(NO2)3) theo phương trình sau (biết nhiệt tạo thành của trinitroglycerin là -370,15 kJ/mol):

4 C3H5O3(NO2)3(s)     6N2 (g) + 12CO2(g) + 10H2O(g) + O2(g)

Hãy giải thích vì sao trinitroglycerin được ứng dụng làm thành phần của thuốc sung không khói.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát lắng nghe, thảo luận trả lời câu vận dụng.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Đáp án

Câu hỏi vận dụng 1: Hydrogen là một loại khí có nhiệt cháy cao nhất trong các loại nhiên liệu trong tự nhiên, đã được sử dunngk làm nhiên liệu phóng cho các con tàu vũ trụ. Hydrogen là nguồn nhiên liệu an toàn, không gây sự cố ô nhiễm môi trường cho con người, sản phẩm cháy chỉ là nước (H2O), được gọi là nhiên liệu sạch lí tưởng.

  • = 2 . 432 + 498 – 4 . 467 = -506 kJ
  • = 6 . 347 = 16 . 413 + 11 . 498 – 14 . 745 – 16. 467 = -3734 kJ

= 2amu có  = -506 kJ

= 100 amu có  = -3734 kJ.

=> Nếu lấy cùng 1 khối lượng nhiên liệu chứng tỏ hydrogen là một loại khí có nhiệt cháy rất cao. Cao hơn cả C7H16.

Câu luyện tập 2:

 = 12.  (CO2) + 10 .  (H2O) – 4.  (C3H5O3(NO2)3)

             = 12. (-393,50) +10. (-241,82) – 4 . (-370,15) = 5659,6 kJ

Do giá trị  = -5659,6 kJ <<0, tỏa nhiệt mạnh, phản ứng tạo ra các chất khí H2O , N2 và O2 nên trinitroglycerin được sử dụng làm chất nổ trong thuốc súng không khói.

Bước 4: Kết luận, nhận định.

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ghi nhớ kiến thức trong bài.

- Hoàn thành bài tập trong sbt, đọc phần đọc thêm trong sgk trang 92.

- Chuẩn bị bài “Bài 15.Phương trình tốc độ và hằng số tốc độ phản ứng ”

Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo, Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo đầy đủ, Giáo án kì 2 hóa học 10 chân trời sáng tạo bản word

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay