Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 3 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Xem video về mẫu Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 9 – TUẦN 34Tiết 1- Sinh hoạt dưới cờ: Kỉ niệm Sinh nhật Bác Hồ
Tiết 2 – Hoạt động giáo dục : An toàn là bạn
Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- HS biết cách sử dụng dụng cụ lao động để đảm bảo an toàn khi lao động
- THực hành lao động an toàn ở lớp học
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Chia sẻ được những việc làm thể hiện sự an toàn trong lao động
- Phẩm chất: Làm được những việc thể hiện sự an toàn trong lao động
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Thiết bị dạy học
- Đối với GV:
- Mũ đóng vai hoàng đế.
- Tranh ảnh về một số đụng cụ lao động hoặc đồ vật mô phỏng hoặc thẻ viết tên dụng cụ lao động.
- Video clip, tranh ảnh về cách sử dụng dụng cụ lao động (nếu phủ hợp).
- Tranh ảnh về đồ bảo hộ lao động (mũ, găng tay, kính, quần áo bảo hộ lao động, ủng, giày, dây an toàn, khẩu trang,...) và tranh về quy tắc an toàn trong lao động (buộc tóc gọn gàng, đi giày thể thao, tắt cầu đao điện, kiểm tra dụng cụ lao động,...).
- Bộ dụng cụ làm vệ sinh lớp học
- Đồ bảo hộ lao động thật (nếu có).
- Đối với HS: Sách học sinh, vở bài tập,...
- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1 – Sinh hoạt dưới cờ : Kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
a. Mục tiêu: Tạo không khí hứng thú cho HS có thể tham gia buổi biểu diễn văn nghệ với chủ đề “Bác Hồ kính yêu” b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức buổi biểu diễn văn nghệ về chủ đề “Bác Hồ kính yêu” - Đại diện các khối lớp báo cáo kết quả rèn luyện học tập và lao động chào mừng sinh nhật Bác, góp phần xây dựng trường lớp. |
- HS chăm chú lắng nghe tham gia văn nghệ - HS lắng nghe báo cáo kết quả năm học |
Tiết 2 – Hoạt động giáo dục: An toàn là bạn
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Chơi trò chơi Kính chào Hoàng đế a. Mục tiêu: Gợi lại những kinh nghiệm cũ của HS về các dụng cụ lao động b. Cách thức thực hiện - GV chia HS thành những nhóm nhỏ 3 - 4 người. Mỗi nhóm chọn một số dụng cụ lao động (thẻ từ, tranh,...). - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm: một HS làm hoàng đế, các HS khác là thần dân đến gặp hoàng đế. Những người dân thể hiện động tác mô phỏng tương ứng với dụng cụ lao động, kể những nguy hiểm lchi sử dụng dụng cụ lao động đó. Hoàng đế và những người khác đoán. - GV củng một nhóm thể hiện thị phạm với nhóm hai HS: GV là hoàng đế. + Nhóm HS cúi đầu chào hoàng để: Kính chào hoàng đế! Chào các ngươi. Hãy nói cho ta biết, các ngươi đã làm gì? (HS mô phỏng động tác thái rau.) Hoàng để và những người dân khác cùng đoán. Cứ như vậy với những người khác. + Hoàng để hỏi tiếp: Các ngươi lao động có an toàn không hay có gặp nguy hiểm nào không? + HS: Có nguy hiểm. Thần đã bị đứt tay. (Rất an toàn, thân cẩn thận, không bị đút tay) - GV mời các nhóm chơi trò chơi theo nhóm của mình. Kết luận: GV cùng nhắc lại những công cụ lao động mà các nhóm đã nói đến. Công cụ nào cũng tiềm ẩn những nguy hiểm nên đều phải rất thận trọng khi sử dụng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động: Chơi trò chơi Đoán tên dụng cụ lao động a. Mục tiêu: HS nêu được những mối nguy hiểm khi sử dụng đồ dùng lao động học cách phán doán, nhìn trước được những nguy hiểm tiềm ẩn. b. Cách thức thực hiện - GV chia lớp thành nhiều nhóm và phát cho mỗi nhóm một thẻ vẽ dụng cụ lao động hoặc vật thật (nếu có thể). Mỗi nhóm có nhiệm vụ mô tả đặc điểm của dụng cụ và nguy cơ không an toàn khi sử dụng dụng cụ để các nhóm khác đoán. - Nhóm đoán có thể đặt câu hỏi bổ sung dạng Có/ Không để thêm thông tin. - Sau khi đoán, nhóm sẽ giơ ảnh hoặc đồ vật thật, hướng dẫn cách sử dụng an toàn dụng cụ lao động đó. Kết luận: Mỗi dụng cụ lao động đều có thể gây nguy hiểm cho chúng ta. Cần biết cách sử dụng dụng cụ lao động để đảm bảo an toàn khi lao động. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – MỞ RỘNG VÀ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ Hoạt động : thực hành lao động an toàn a. Mục tiêu: Hs trình bày được và thực hành những quy tắc an toàn khi lao động b. Cách thức thực hiện - GV cùng HS lựa chọn công việc sẽ thực hành và đặt câu hỏi: + Các em sẽ sử dụng những dụng cụ lao động nào? + Chúng ta sẽ làm gì để đảm bảo an toàn trong lao động? - GV chia cho các nhóm những tranh ảnh về đồ bảo hộ lao động và về quy tắc an toàn lao động. + Từng nhóm tìm hiểu về nội dung bức tranh và giới thiệu về tác dụng của những đổ bảo hộ lao động. + Thảo luận để xây dựng quy tắc an toàn trong lao động: Khi lao động, quần áo đầu tóc nên chuẩn bị như thế nào? · Có thể sử dụng những đồ bảo hộ lao động nào? · Kiểm tra dụng cụ lao động như thế nào và khi nào? · Vị trí và khoảng cách giữa các thành viên tham gia lao động như thế nào là an toàn? · Cần làm gì để phòng tránh nguy hiểm trong lao động? · Nếu xảy ra tình huống nguy hiểm khiến mình bị đau, chảy máu, em cần phải làm gì? - Mỗi nhóm viết một quy tắc an toàn lao động. - Triển lãm các quy tắc an toàn lao động. - GV cùng cả lớp thống nhất các quy tắc an toàn trong lao động: + Đầu tóc buộc gọn, đội mũ. + Quần áo, giày dép gọn gàng và phù hợp. + Sử dụng đồ bảo hộ lao động theo yêu cầu và đúng cách. + Kiểm tra dụng cụ lao động. + Kiểm tra độ an toàn ở nơi lao động. + Nhận biết điểm y tế khi sơ cứu tai nạn lao động. + Nghe và làm đúng hướng dẫn tại nơi lao động. D. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG - GV nhắc HS thực hành lao động ở gia đình theo hướng dẫn của người thân phù hợp với hoàn cảnh tửng gia đình. - HS luyện sử dụng thành thạo một dụng cụ lao động để trình diễn ở lớp và đăng kí thực hành trong tiết SHL với GV chủ nhiệm. - HS cùng người thân rút ra bí kíp để đảm bảo an toàn khi lao động, có thể viết thành cẩm nang để chia sẻ với bạn trong lớp. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại nội dung Tiết học. |
- HS thành những nhóm nhỏ 3 - 4 người. Chọn một dụng cụ lao động cụ thể
- HS đóng vai hoàng đế và thần dân thực hiện nhiệm vụ
- HS chia thành nhiều nhóm để hoạt động
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS tiến hành lựa chọn công việc sẽ thực hành và đặt câu hỏi
- HS thống nhất các quy tắc an toàn trong lao động
- HS lắng nghe thực hiện
|
Tiết 3 – Sinh hoạt lớp: Nguyên tắc đảm bảo an toàn trong lao động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
Hoạt động 1: Chia sẻ những nguyên tắc đảm bảo an toàn khi lao động a. Mục tiêu: Hs chia sẻ những cẩm năng an toàn lao động ở nhà cùng các bạn b. Cách thức thực hiện HS chia sẻ về kết quả tham gia lao động ở nhà: - Em đã học được cách sử dụng an toàn những dụng cụ lao động nào? - Em đã thực hiện công việc lao động an toàn như thế nào? - Bí kíp để đảm bảo an toàn là gì? Kết luận: Ta cần ý thức được việc bảo vệ an toàn của bản thân khi lao động, làm theo các bí kíp đã học được. Hoạt động 2: Thực hành lao động an toàn trong khuôn viên trường học a. Mục tiêu: - HS thực hành rèn luyện sử dụng dụng cụ lao động an toàn - Có kĩ năng quan sát, phát hiện và nhận xét những hành vi không an toàn trong lao động b. Cách thức thực hiện - GV chọn những nhiệm vụ lao động phù hợp và phân công HS theo nhóm. - Từng nhóm thảo luận và thực hành nguyên tắc an toàn trước khi cùng làm chung một công việc. - Từng nhóm cử một Thanh tra an toàn. - GV giao nhiệm vụ cho các Thanh tra an toàn: quan sát các bạn lao động, thổi còi và giơ thẻ đỏ nhắc nhở mỗi khi có tình huống không an toàn. ¬ Khi Thanh tra thổi còi, người lao động phải dừng công việc, nêu nguyên nhân gây ra không an toản, điều chỉnh hành vi đó. Chỉ sau khi người lao động đã thay đổi hành vi, Thanh tra an toàn mới hạ thẻ đỏ xuống. - Thanh tra an toàn ghi vào thẻ đỏ tên người vi phạm và lỗi vi phạm. - Cuối hoạt động, Thanh tra an toàn tuyên dương những bạn không có thẻ đỏ, nhắc những lỗi vi phạm gây mất an toàn trong lao động. - GV đánh giá kết quả lao động và tình hình an toàn trong lao động giữa các nhóm. - GV nhận xét và tuyên dương nhóm Thanh tra an toàn về cách làm việc, thái độ làm việc, cách nhận xét và giám sát của nhóm Thanh tra. - GV tuyên dương nhóm có kết quả lao động tốt nhất và an toàn nhất. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG - GV đề nghị HS cùng người thân thống nhất vị trí cất dụng cụ lao động ở nhà đảm bảo an toàn và để tìm. - Hs cùng người thân kiểm tra độ an toàn của các dụng cụ lao động, sắp xếp lại đúng chỗ. - HS thực hành lao động an toàn với những dụng cụ phù hợp ở gia đình. |
- HS chia sẻ kết quả tham gia lao động
- HS phân công theo nhóm để lựa chọn nhiệm vụ lao động phù hợp
- HS thực hiện nhiệm vụ thanh tra an toàn
- HS lắng nghe và thực hiện
|
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SAU CHỦ ĐỀ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
* Đánh giá thường xuyên: .
- GV hướng dẫn HS vẽ hình cây trải nghiệm vào vở hoặc trên một tờ bìa thu hoạch. HS đọc các mục trên và đánh giá theo tiêu chí sau:
+ Chưa hoàn thành (Chưa làm được), cần cố gắng: Em tự vẽ hoặc cắt dán vào cây trải nghiệm của mình.
- Hoàn thành (Đã làm được ít nhất một lần): Em tự vẽ hoặc cắt dán vào cây trải nghiệm của mình.
- Hoàn thành tốt (Đã làm được tốt hoặc làm được thường xuyên, nhiều lần): Em tự vẽ hoặc cắt dán vào cây trải nghiệm của mình.
Lưu ý: HS có thể sử dụng cây trải nghiệm” trong Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 3.
* Đánh giá theo sản phẩm:
Trong quá trình tham gia HĐTN theo chủ đề trên, nếu HS tự thấy mình đã làm được những việc sau, HS tự vẽ hoặc cắt dán cho mình thêm lá, hoa được quy định trong cột Đánh giá:
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án word + Powerpoint 3 kết nối tri thức
Từ khóa: Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức, Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức đầy đủ, Giáo án kì 2 hoạt động trải nghiệm 3 kết nối tri thức bản word