Kênh giáo viên » Tiếng Việt 3 » Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức

Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức

Giáo án tiếng việt 3 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 15: NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP (3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp?
  • Biết đọc lời đối thoại của các nhân vật phù hợp với ngữ điệu, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Nhận biết được những suy nghĩ khác nhau của châu chấu, giun đất, kiến về ngày đẹp là ngày như thế nào.
  • Hiểu được ý nghĩa câu chuyện dựa vào nội dung và tranh minh hoạ câu chuyện: Ngày đẹp là ngày mỗi người làm được nhiều việc tốt.
  • Kể lại được từng đoạn câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp? dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện).
  • Viết đúng chính tả bài Ngày như thế nào là đẹp? theo hình thức nghe
  • Viết; biết cách trình bày đoạn văn, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài đọc và đầu các câu văn.
  • Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r⁄d/gi hoặc dấu hỏi/dấu ngã.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Hình thành và phát triển năng lực văn học ( liên tưởng, từ hình ảnh anh em mèo, nghĩ tới hình ảnh con người)
  • Biết cách trình bày đoạn văn
  • Biết viết hoa chữ cái đầu tên bài đọc và đầu các câu văn.
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục cho HS ý thức chăm chỉ lao động, làm việc mỗi ngày để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc Ngày như thế nào là đẹp?
  • Sách, truyện phục vụ yêu cầu đọc mở rộng.
  • Tranh minh hoạ về một số loài vật: châu chấu, giun đất, kiến, hổ, khi, thỏ, sư tử,...
  • Tranh minh hoạ mục b bài tập 3 phần Viết.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học
  • Vở viết
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1-2 : ĐỌC- NÓI- NGHE

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, trao đổi với nhau, kể cho nhau nghe về một ngày em cảm thấy vui.

- GV mời đại điện một số nhóm chia sẻ kết quả

 

 

- GV và HS nhận xét, góp ý.

- GV dẫn sang  phần  Đọc: Ngày mà chúng ta cảm thấy vui thường là ngày đẹp.Bây giờ chúng cùng tìm hiểu bài đọc: Ngày như thế nào là đẹp? để xem ngày đẹp theo suy nghĩ của các nhân vật trong câu chuyện là ngày như thế nào, trong ngày ấy các nhân vật có vui hay không.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: HS đọc đúng, rõ ràng bài Ngày như thế nào là đẹp?

b. Cách thức tiến hành

-GV đọc cả bài (đọc diễn cảm lời đối thoại giữa các nhân vật).

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai : chìa, giũa, rúc, sâu, vũng, nghĩ,...

+ Ngắt đúng ở câu dài: Bác kiến ơi,/ bác hãy nói giúp xem/ hôm nay/ là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?//.

+ Đọc diễn cảm một số lời thoại của nhân vật:

·        Một ngày tuyệt đẹp!

·        Thật khó chịu!

·        Thế là thế nào?

·        Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp!

·        Bác kiến ơi, bác hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?

·        Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn (mỗi HS đọc một đoạn) để HS biết cách luyện đọc theo nhóm

·        Đoạn 1: từ đầu đến Giun đất cãi lại

·        Đoạn 2: tiếp đến sau khi mặt trời lặn nhé

·        Đoạn 3: phân còn lại

- GV giúp HS hiểu nghĩa của các từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ và thêm những từ ngữ còn khó hiểu đối với HS: gõ, búng, tanh tách, huy hoàng

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 3: Mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn), đọc nối tiếp 1 - 2 lượt.

- GV yêu cầu HS đọc thầm toàn bài 1 lượt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Ngày như thế nào là đẹp?

b. Cách thức tiến hành

Câu 1

- GV nêu  câu hỏi: Trong bài đọc, các nhân vật tranh luận với nhau điễu gì?

 - GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, trao đổi nhóm và điền vào phiếu học tập

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến.

 

- GV nhận xét, chốt câu trả lời

Câu 2.

- GV nêu  yêu cầu của câu 2 : Theo giun đất và châu chấu, ngày như thế nào là đẹp?

 - GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo nhóm để thống nhất câu trả lời.

- Một số nhóm phát biểu ý kiến.

 

 

 

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, có những phát hiện thú vị.

 

Câu 3.

- GV nêu câu hỏi: Vì sao bác kiến phải chờ đến khi mặt trời lặn mới biết ngày như thế nào là đẹp?

- GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp để thống nhất câu trả lời.

- GV mời đại điện một số nhóm phát biểu ý kiến.

- GV và HS thống nhất câu trả lời

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, có những phát hiện thú vị.

Câu 4

- GV yêu cầu 1-2  HS đọc yêu cầu của câu 4 : Đóng vai một nhân vật trong bài để nói về ngày như thế nào là đẹp.

+ GV mời 1 - 2 HS đóng vai một nhân vật trong bài để nói về ngày như thế nào là đẹp

+ GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm.

 

- GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS gặp khó khăn trong nhóm.

- GV mời các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.

- GV và HS nhận xét, góp ý.

 

Câu 5

- GV yêu cầu 2-3  HS đọc yêu cầu của câu 5 : Theo em, ngày đẹp là ngày như thế nào?

- GV hướng dẫn cách làm:

+ Làm việc cá nhân: đọc câu hỏi 5, dự kiến câu trả lời.

+ Làm việc nhóm: từng cá nhân nêu ý kiến.

- GV mời một số nhóm trưởng nêu các phương án trả lời mà các bạn trong nhóm đã chọn.

- GV và cả lớp nhận xét, góp ý và thống nhất kết quả

 

 

- GV khen ngợi những HS có câu trả lời hay, thú vị.

Hoạt động 3: Nói và nghe

a. Mục tiêu: HS kể lại được từng đoạn câu chuyện Ngày như thế nào là đẹp? dựa vào tranh (không bắt buộc kể đúng nguyên văn câu chuyện).

b. Cách thức tiến hành

 Nói về sự việc trong từng tranh.

- GV mời 1- 2 HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV hướng dẫn trước lớp: mời 1 - 2 HS nói về sự việc trong bức tranh thứ nhất (GV có thể đưa những câu hỏi gợi ý cho HS như: Bức tranh vẽ nhân vật nào? Em thử nhớ lại xem nhân vật đó đang làm gì, ở đâu,...)

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm: quan sát các tranh 2, 3, 4 nói tên các nhân vật trongtranh (chấu chấu, giun đất, kiến) và nhắc lại điều em nhớ về các nhân vật.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, nói về sự việc trong từng tranh.

- GV gọi đại diện 1 - 2 nhóm trình bày.

- GV và HS nhận xét, góp ý.

 Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

- GV hướng dẫn cách thực hiện:

+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh để tập kể từng đoạn câu chuyện, cố gắng kể đúng lời nói/ lời đối thoại của các nhân vật (nhắc HS không phải kể đúng từng câu từng chữ mà GV đã kể).

+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (kể nối tiếp các đoạn hoặc từng em kể toàn bộ câu chuyện rồi góp ý cho nhau).

Lưu ý: Với HS chưa thể kể được toàn bộ câu chuyện, GV chỉ yêu cầu kể I - 2 đoạn em thích hoặc em nhớ.

- GV mời 2 HS xung phong kể nối tiếp các đoạn của câu chuyện hoặc mời 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện trước lớp.

- GV động viên, khen ngợi.

 

 

 

 

- HS thực hiện làm việc nhóm

 

 

- HS trả lời

·        Ngày vui của em là ngày em giúp mẹ nấu cơm

·        Ngày vui của em là ngày em được bố mẹ cho đi chơi công viên,...

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và đọc thầm theo

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

- HS đọc nối tiếp

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

 

 

- HS thực hiện đọc và làm việc nhóm

 

 

- HS đọc lại toàn bộ VB

- HS đọc. HS khác  lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

- HS làm theo nhóm, chuẩn bị câu trả lời

- HS trả lời

Trong bài đọc, các nhân vật tranh luận với nhau về quan niệm ngày như thế nào là đẹp.

 

 

 

- HS lắng nghe

 

- HS thực hiện làm việc nhóm

 

- HS trả lời

Theo châu chấu, ngày đẹp là ngày nắng ráo, trên trời không một gợn mây, có mặt trời toả nắng. Còn theo giun đất, ngày đẹp là ngày có mưa bụi và những vũng nước đục.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe

 

- HS thực hiện trao đổi theo cặp

 

 

- HS trả lời

Bác kiến phải chờ đến khi mặt trời lặn mới trả lời câu hỏi của hai bạn vì bác muốn kiểm nghiệm qua thực tế...

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu

 

- HS thực hiện làm bài tập theo hướng dẫn của GV

- HS thực hiện luyện tập theo cặp

- Từng HS đóng vai một hoặc cả ba nhân vật trong bài để nói về ngày như thế nào là đẹp

 

- HS trả lời

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu

 

 

- HS thực hiện trao đổi theo nhóm và cá nhân

 

 

 

 

- HS trả lời

·        Ngày đẹp là ngày em làm được việc tốt cho ông bà, bố mẹ (xâu kim giúp bà, làm đồ chơi cho em....).

·        Ngày đẹp là ngày em làm được việc tốt cho bạn bè (giúp bạn giải bài toán khó, giúp bạn làm trực nhật lớp,...)..

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu và quan sát tranh

- HS thực hiện tìm câu trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện làm việc nhóm

 

 

 

 

- HS trả lời

 

 

 

 

 

 

- HS lưu ý, lắng nghe

- HS thực hiện làm việc cá nhân và theo cặp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 3: VIẾT

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV ôn lại kiến thức đã học

- GV yêu cầu 1-2 HS đọc diễn cảm bài Ngày như thế nào là đẹp ?

- GV nhận xét

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nghe - viết

a. Mục tiêu: HS viết đúng chính tả bài Ngày như thế nào là đẹp? theo hình thức nghe - viết

b. Cách thức tiến hành

- GV (hoặc 1HS) đọc đoạn viết trong bài Ngày như thế nào là đẹp?

- GV mời  2 - 3 HS đọc lại.

- GV lưu ý HS một số vấn đề chính tả trong đoạn viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu câu, giữa các cụm từ trong mỗi câu có đấu phẩy, kết thúc câu có dấu chấm, viết dấu gạch ngang trước lời thoại của nhân vật.

+ Chữ dễ viết sai chính tả: trả, lặn, tuyệt, rất...

- GV yêu cầu HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách.

- Đọc và viết chính tả.

+ GV đọc từng câu cho HS viết. Câu dài cần đọc theo từng cụm từ (Tôi đã làm việc rất tốt/ và bây giờ/ có thể nghỉ ngơi thoải mái.!!). Mỗi cụm từ đọc 2 - 3 lần.

+ GV cần đọc chính xác, rõ ràng, chậm rãi phù hợp tốc độ viết của HS.

+ Sau khi đọc xong đoạn viết, GV đọc lại một lần cả đoạn và yêu cầu HS soát lỗi.

- GV kiểm tra bài tập viết của HS và chữa nhanh một số bài.

-GV nhận xét.

Hoạt động 2: Chọn từ phù hợp với mỗi lời giải nghĩa.

a. Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r⁄d/gi hoặc dấu hỏi/dấu ngã.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu 1 HS đọc to yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, chọn từ phù hợp với mỗi lời giải nghĩa và viết kết quả vào phiếu bài bài tập được thiết kế như sau:

Từ

 Lời giải nghĩa

..........

Làm chín thức ăn trong dầu, mỡ đun sôi.

 

..........

Làm cho hai vật dính với nhau bằng một chất dính như hồ, keo,...

 

..........

Loài bọ, râu đài, cánh mỏng màu nâu, có mùi hôi, sống ở nơi tối và ẩm.

 - GV mời một số nhóm trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất kết quả

- GV lưu ý HS muốn viết đúng chính tả đ/ r/ gi cần phải dựa vào nghĩa của từ.

Hoạt động 3: Làm bài tập a hoặc b.

a. Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập chính tả phân biệt r⁄d/gi hoặc dấu hỏi/dấu ngã.

b. Cách thức tiến hành

Đây là bài chính tả tự chọn. GV cho HS làm bài tập chính tả phù hợp với vùng miền.

a. Chọn r, d hoặc gi thay cho ô vuông.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để thực hiện yêu cầu bài tập: chọn r, đ hoặc gi thay cho ô vuông.

- HS làm việc nhóm: chọn r, đ hoặc gi thay cho ô vuông và ghi vào phiếu bài tập.

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả.

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp và GV nhận xét, thống nhất kết quả

b. Quan sát tranh, tìm từ ngữ gọi tên con vật, chỉ hoạt động của con vật chúa dấu hỏi hoặc đấu ngã.

- GV mời 1HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm: quan sát tranh, tìm tên các con vật, hoạt động của các con vật chứa đấu hỏi hoặc đấu ngã và ghi vào phiếu bài tập.

 

- GV mời một số nhóm trình bày kết quả

 

 

 

 

 

- HS đọc văn bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và đọc thầm theo

 

- HS lưu ý

- HS chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện viết vào vở

 

 

- HS thực hiện đổi vở cho nhau để soát lỗi

 

 

 

 

- HS chú ý và quan sát, lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu. HS khác lắng nghe và đọc thầm theo

- HS thực hiện làm việc nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời

Từ

 Lời giải nghĩa

Rán

Làm chín thức ăn trong dầu, mỡ đun sôi.

 

Dán

Làm cho hai vật dính với nhau bằng một chất dính như hồ, keo,...

 

Gián

Loài bọ, râu đài, cánh mỏng màu nâu, có mùi hôi, sống ở nơi tối và ẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu. HS khác lắng nghe,  đọc thầm theo

- HS thực hiện làm việc nhóm

 

 

- HS trả lời

Trong khu rừng già có một cây sối to, cành lá xum xuê che rợp cả một góc rừng. Cây sối rất kiêu ngạo về vóc dáng và sức mạnh của mình. Trong rừng có nhiều loài chim nhưng cây sồi chỉ thích kết bạn với các loài chim xinh đẹp và hót hay như hoạ mi, sơn ca,...

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu. HS khác lắng nghe,  đọc thầm theo

- HS thực hiện làm việc nhóm

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời

·        Từ ngữ gọi tên con vật, hoạt động có dấu hỏi : hổ , sư tử, khỉ, thỏ, hươu cao cổ, ngủ, nhảy,..

·        Từ ngữ gọi tên con vật, hoạt động có dấu ngã : gõ kiến, ong vò vẽ, ngã,...

 

 

  1. CỦNG CỐ
  • GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

--------------------------Còn tiếp -----------------------

Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

Lưu ý:

Bộ giáo án gồm đủ 5 môn chủ nhiệm: Toán, tiếng Việt, đạo đức, HĐTN, TNVXH

  • Phí giáo án: 1000k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH đặt:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 3 kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức, Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức đầy đủ, Giáo án kì 2 tiếng việt 3 kết nối tri thức bản word

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Chat hỗ trợ
Chat ngay