Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức

Giáo án toán 3 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 toán 3 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 9: CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH PHẲNG

BÀI 50: CHU VI HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TỨ GIÁC,

HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:

- Tính được chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông khi biết độ dài các cạnh.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp  liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

Năng lực riêng:

- Thực hiện được thao tác tư duy không gian ở mức độ đơn giản.

- Lựa chọn được phép toán để giải quyết được các bài tập liên quan đến phép toán.

- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học
  4. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Một đoạn dây đồng hay dây thép (có thể dễ dàng uốn cong).

- Một đồ vật có dạng hình chữ nhật, được chăng dây kim tuyến viền xung quanh.

  1. Đối với học sinh

- SHS Toán 3 KNTT

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1: CHU VI HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TỨ GIÁC.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ khung treo lồng đèn, trả lời các câu hỏi của GV.

+ Người ta làm khung treo này bằng cách nào?

+ Muốn biết đoạn dây thép lúc đầu dài bao nhiêu, ta làm thế nào?

- GV nhận xét, sau đó dẫn dắt giới thiệu bài mới:

"Chúng ta đã biết cách nhận dạng, tìm hiểu về các đặc điểm về đỉnh, cạnh, góc tam giác, tứ giác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi nhận biết khái niệm chu vi của một hình, tính được chu vi hình tam giác, hình tứ giác: Bài 50 – Tiết 1: Chu vi hình tam giác, hình tứ giác." (GV đọc và viết)

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu:

Hình thành biểu tượng chu vi hình tam giác thông qua hình ảnh trực quan và cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

b. Cách tiến hành:

HĐ1: Chu vi hình tam giác.

a. GV chuẩn bị một đoạn dây đồng hay dây thép (có thể dễ dàng uốn cong). Sử dụng đoạn dây đó, GV uốn thành một hình tam giác, rồi hỏi HS về hình vừa uốn có dạng hình gì?

- Từ đó, GV giới thiệu kiến thức: “Độ dài sợi dây thép chính là chu vi của hình tam giác” để HS hình thành biểu tượng về chu vi hình tam giác.

- Trên cơ sở đó, GV đưa ra yêu cầu: “Nếu sợi dây thép dài 10 cm thì chu vi hình tam giác uốn thành bao nhiêu?”

b. GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC có kích thước các cạnh (chẳng hạn 2 cm, 3 cm, 4 cm) rồi yêu cầu HS tính tổng độ dài các cạnh của hình tam giác.

- GV kết luận: “Chu vi của hình tam giác ABC là 9 cm”. GV nhấn mạnh: “Chu vi của hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó”.

HĐ2: Chu vi hình tứ giác

- Tương tự, GV vẽ lên bảng hình tứ giác MNPQ có kích thước các cạnh (chẳng hạn lần lượt là 2 cm, 3 cm, 4 cm và 5 cm) rồi yêu cầu HS tính tổng độ dàu các cạnh của hình tứ giác.

- Sau đó, GV kết luận: “Chu vi của hình tứ giác MNPQ là 14 cm”.  GV nhấn mạnh: “Chu vi của hình tứ giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tứ giác đó”.

- GV chốt kiến thức: Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác, hình tứ giác là chu vi của hình đó.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Luyện tập tính chu vi của hình tam giác, tứ giác khi biết độ dài các cạnh của hình đó.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 (Hoạt động)

- GV mời một HS đọc yêu cầu bài tập 1.

Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là:

a. 7 cm, 10 cm và 14 cm.

b. 20 dm, 30 dm và 40 dm.

c. 15 dm, 20 dm và 15 dm.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu:

Mẫu:                          Bài giải

Chu vì hình tam giác là:

7 + 10 + 14 = 31 (cm)

Đáp số: 31 cm

GV: “Với bài tập này, chỉ cần áp dụng quy tắc tính chu vi hình tam giác khi biết độ dài các cạnh của hình tam giác đó”.

- GV nhấn mạnh lưu ý với HS rằng trước khi tính chu vi hình tam giác (tứ giác) các cạnh cần có cùng đơn vị đo.

- GV yêu cầu HS dựa trên mẫu, trình bày các ý còn lại vào vở sau đó GV chữa lại bài.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 (Hoạt động)

Tính chu vi hình tứ giác có độ dài các cạnh là:

a. 3 dm, 4 dm, 5 dm và 6 dm.

b. 10 cm, 15 cm, 10 cm và 15 cm.

- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu đề.

- GV hướng dẫn HS: Với bài tập này các em chỉ cần áp dụng quy tắc tính chu vi hình tứ giác khi biết độ dài các cạnh để tìm ra đáp số; trình bày tương tự như bài tập 1.

- GV lưu ý với HS rằng cần kiểm tra các cạnh của hình tứ giác có cùng một đơn vị đo hay không trước khi tính toán.

- GV mời đại diện 2 HS lên bảng lớp trình bày bài, các bạn khác tự trình bày vào vở.

- GV chữa bài, đánh giá, nhận xét.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 (Hoạt động):

- GV yêu cầu HS đọc đề:

Rô – bốt dùng đèn nháy để trang trí thuyền như hình vẽ. Hỏi chiều dài đoạn dây đèn nháy là bao nhiêu xăng – ti – mét?

- GV hướng dẫn HS: Đối với bài tập này, các em quan sát hình vẽ để nhận thấy rằng chiều dài dây đèn nháy chính bằng chi vi hình tứ giác. Do đó, chỉ cần tính chu vi hình tứ giác đã biết độ dài các cạnh để tìm ra đáp số.

- GV mời một HS lên bảng trình bày bài, các bạn khác tự thực hiện vào trong vở rồi so sánh kết quả với bạn làm trên bảng.

- GV chữa bài, nhận xét, đánh giá.  

C. VẬN DỤNG:

a) Mục tiêu:

- Giúp HS thực hành tính chu vi hình tam giác và hính tứ giác.

b) Cách tiến hành:

Bài tập 1: Tính chu vi hình tứ giác có độ dài mỗi cạnh là 17 dm.

- GV yêu cầu HS nhận biết yêu cầu của bài, sau đó thực hiện cá nhân.

- GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích.

- GV nhận xét, đánh giá.

Bài tập 2: Một vùng đất hình tứ giác có độ dài các cạnh lần lượt là 76 km, 51 km, 48 km và 75 km. Tính chu vi vùng đất đó.

- GV yêu cầu HS nhận biết yêu cầu của bài, sau đó thực hiện cá nhân.

- GV mời một bạn lên bảng trình bày bài, các bạn khác làm vào vở.

- GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học:

Muốn tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác:

+ Phải biết độ dài các cạnh của mỗi hình.

+ Tính tổng độ dài tất cả các cạnh.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Làm các bài tập trong SBT.

+ Đọc và xem trước "Tiết 2. Chu vi hình chữ nhật, hình vuông."

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Người ta làm khung treo bằng cách uốn một đoạn dây thép.

+ Muốn biết đoạn dây thép lúc đầu dài bao nhiêu, ta đo các cạnh của khung tranh rồi tính tổng.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: "Hình tam giác".

 

 

- HS chú ý nghe, quan sát và nhận dạng.

 

 

 

 

 

- HS giơ tay trả lời câu hỏi: “Nếu sợi dây thép dài 10 cm thì chu vi hình tam giác uốn thành là 10 cm”.

- HS trình bày:

Bài giải

Tổng độ dài ba cạnh của hình tam giác ABC là:

2 cm + 4 cm + 3 cm = 9 cm.

Ta nói: Chu vi của hình ta giác ABC là 9 cm.

 

 

 

- HS trình bày:

Bài giải

Tổng độ dài bốn cạnh của hình tứ giác MNPQ là:

3 cm + 4 cm + 5 cm + 2 cm = 14 cm.

Ta nói: Chu vi của hình tứ giác MNPQ là 14 cm.

 

 

 

 

- HS ghi kết luận vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- Kết quả:

Bài giải

b. Chu vi hình tam giác là:

20 + 30 + 40 = 90 (dm).

Đáp số: 90 dm

c. Chu vi hình tam giác là:

15 + 20 + 15 = 50 (dm)

Đáp số: 50 dm.

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc yêu cầu BT2.

- Kết quả:

Bài giải

a. Chu vi hình tứ giác là:

3 +4 + 5 + 6 = 18 (dm)

Đáp số: 18 dm.

b. Chu vi hình tứ giác là:

10 + 15 + 10 + 15 = 50 (cm)

Đáp số: 50 cm.

 

- HS giơ tay đọc đề

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

- Kết quả:

Bài giải

Chiều dài đoạn dây đèn nháy là:

60 + 25 + 40 + 25 = 150 (cm).

Đáp số: 150 cm.

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

Bài giải

Chu vi hình tứ giác là:

17 + 17 + 17 + 17 = 68 (dm).

Đáp số: 68 dm.

 

 

- HS trình bày:

Chu vi vùng đất là:

76 + 51 + 48 + 75 = 250 (km)

Đáp số: 250 km.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện

 

TIẾT 2: CHU VI HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học.

b. Cách tiến hành:

GV vẽ một hình chữ nhật:

- GV mời một HS:

+ Đọc tên hình chữ nhật

+ Chu vi hình chữ nhật ABCD gồm những độ dài nào?

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ABCD ta cần biết những gì?

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau hình thành quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông; giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan đến tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông. Chúng ta cùng vào Bài 50 – Tiết 2: Chu vi hình chữ nhật, hình vuông.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ:

a. Mục tiêu:

- Hình thành biểu tượng về chu vi hình chữ nhật và công thức tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông.

b. Cách tiến hành:

HĐ1: Chu vi hình chữ nhật:

a. GV chuẩn bị một đồ vật có dạng hình chữ nhật được chăng dây (kim tuyến hoặc dây trang trí) viền xung quanh. GV hỏi HS:

+ Hình dáng của đồ vật chuẩn bị là hình gì?

+ Nhận xét về mối liên hệ giữa chiều dài sợi dây và chu vi hình chữ nhật.

Trên cơ sở đó, GV gợi mở để HS hiểu được rằng chu vi của hình chữ nhật bằng tổng độ dài các cạnh của hình chữ nhật (tương tự với hình tứ giác).

b. GV vẽ một hình chữ nhật (chẳng hạn có chiều dài 5 cm và chiều rộng 3 cm) rồi yêu cầu HS tính chu vi của hình chữu nhật đó (tương tự chu vi của hình tứ giác).

- Sau đó, GV nhấn mạnh ngoài cách tính chu vi theo cách 5 + 3 + 5 + 3 người ta thường viết gọn là (5 + 3)  2 và nhấn mạnh rằng khi tính toán thường sử dụng cách này hơn.

- GV chốt lại kiến thức: Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta lấy chiều dài cộng chiều rộng (cùng đơn vị đo) rồi nhân với 2.

- Tương tự, GV vẽ tiếp một hình vuông (chẳng hạn độ dài một cạnh bằng 5 cm) rồi yêu cầu HS tính chu vi của hình vuông đó (tương tự chu vi của hình tứ gíac).

- Sau đó, GV từ phép cộng các số giống nhau chuyển thành phép nhân và nhấn mạnh rằng khi tính toán thường sử dụng cách này hơn.

- GV chốt lại kiến thức: Muốn tính chu vi của hình vuông, ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4.

- GV lưu ý với HS: Chu vi hình chữ nhật và hình vuông đều được tính như chu vi hình tứ giác, tuy nhiên dựa vào đặc điểm về cạnh của hình chữ nhật và hình vuông mà ta đưa ra quy tắc tính như trên.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- HS luyện tập tính chu vi của hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng; tính chu vi hình vuông khi biết độ dài một cạnh.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1(Hoạt động)

Số?

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân, chia sẻ nhóm đôi.

- GV yêu cầu HS viết phép tính để tìm số thay vào .?.

- GV mời 2 - 3 HS trình bày, các HS đối chiếu kết quả, nhận xét và bổ sung.

- GV sửa bài, khuyến khích HS nói cách làm.

 

 

 Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 (Hoạt động)

Tính chu vi hình chữ nhật có:

a. Chiều dài 6 cm, chiều rộng 4 cm.

b. Chiều dài 8 m, chiều rộng 2 m.

c. Chiều dài 15 dm, chiều rộng 10 dm.

- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu đề.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu:

Mẫu:                          Bài giải

Chu vi hình chữ nhật là:

(6 + 4)  2 = 20 (cm)

Đáp số: 20 cm.

- GV: Với bài tập này, các em chỉ cần áp dụng ngay quy tắc tính chu vi của hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật đó để tìm ra đáp số.

- GV yêu cầu HS dựa trên mẫu đã cho, trình bày các ý còn lại vào vở, 2 HS sẽ lên bảng trình bày; các bạn dưới lớp làm xong sẽ đối chiếu bài làm của các bạn trên bảng để nhận xét.

- GV chữa bài, lưu ý HS rằng cần kiểm tra các cạnh của hình tứ giác có cùng một đơn vị đo hay không trước khi tính toán.

- GV đánh giá, nhận xét.

 

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 (Hoạt động)

Đố em biết, Nam cần dùng bao nhiêu que tính để xếp thành một hình vuông có cạnh gồm 3 que tính như hình vẽ trên?

- GV cho HS đọc yêu cầu BT3.

- GV cùng HS phân tích bài tập: Tình huống được đưa ra là bạn Nam đang xếp hình vuông từ các que tính, Việt và Mai đang tò mò về số que tính mà Nam cần dùng để xếp hình vuông. Một dữ kiện quan trọng là một cạnh của hình vuông gồm 3 que tính.

- Bản chất đây là bài toán đi tìm chu vi của hình vuông khi biết độ dài cạnh. Tuy nhiên, thay vì cho cạnh có các số đo độ dài theo đơn vị quy ước thì bài toán cho cạnh hình vuông có độ dài 3 que tính.

- GV hướng dẫn HS: Với bài tập này, ta cần mô tả được hình vuông hoàn chỉnh bằng que tính để tìm ra đáp số.

- GV gợi ý cho HS bài tập này bằng cách đặt một số câu hỏi:

+ Đề bài cho biết gì?

+ Đề bài yêu cầu tính gì?

+ Làm sao để xác định được Nam cần bao nhiêu que tính? Em có mô tả được hình vuông khi Nam xếp xong không?

- GV vẽ hình vuông khi Nam đã xếp xong để HS dễ quan sát và tìm ra cách làm.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS và rút kinh nghiệm đối với các HS chưa chú ý, chưa tích cực tham gia xây dựng bài; khen ngợi những HS chú ý nghe giảng và tích cực.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Làm các bài tập trong SBT.

+ Đọc và xem trước các bài tập "Tiết 3. Luyện tập."

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình chữ nhật ABCD.

+ Chu vi hình chữ nhật ABCD gồm độ dài các cạnh AB, BC, CD, DA.

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ABCD ta cần biết độ dài cả 4 cạnh hoặc chỉ cần biết độ dài 1 cạnh dài và độ dài 1 cạnh ngắn, tức là chiều dài và chiều rộng.

 

 

 

- HS nghe phổ biến luật chơi và tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình dáng của đồ vật chuẩn bị là hình chữ nhật.

+ Chiều dài sợi dây chính bằng chu vi của hình chữ nhật.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

Bài giải

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

5 + 3 + 5 + 3 = 16 cm

Hoặc (5 + 3)  2 = 16 cm.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi chép lại vào vở.

- HS trình bày:

Bài giải

Chu vi hình vuông MNPQ là:

5 + 5  + 5 + 5 = 20 (cm).

Hoặc 5  4 = 20 cm.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chữa vào vở.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ 8  4 = 32 m

+ 7  4 = 28 cm

+ 10  4 = 40 m.

- Kết quả:

Cạnh hình vuông

8 m

7 cm

10 m

Chu vi hình vuông

32 m

28 cm

40 m

 

 

 

 

 

- HS đọc đề, tìm hiểu mẫu.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe và tiếp nhận kiến thức.

- Kết quả:

b.                   Bài giải

Chu vi hình chữ nhật là:

(8 + 2)  2 = 20 (m)

Đáp số: 20 m.

c.                   Bài giải

Chu vi hình chữ nhật là:

(15 + 10)  2 = 50 (dm)

Đáp số: 50 dm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.

- HS cùng GV phân tích bài tập.

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Đề bài cho biết Nam đang xếp hình vuông và Nam sử dụng 3 que tính để xếo thành một cạnh hình vuông.

+ Đề yêu cầu tìm số que tính mà Nam cần dùng.

Kết quả:

Nam cần dùng số que tính là: 3  4 = 12 (que tính). .

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe và thực hiện.

TIẾT 3: LUYỆN TẬP

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

a. Mục tiêu:

- Nhớ lại cách tính chu vi hình tam giác, tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò theo cặp Đố bạn cách tính chu vi hình: tam giác, tứ giác, hình vuông, hình chữ nhật.

- Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt HS vào bài mới: “Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi luyện tập tính chi vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông; giải quyết được một số vấn đề liên quan đến đo lường. Chúng ta cùng vào Bài 50 – Tiết 3: Luyện tập.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu

- Ôn tập tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.

- Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn liên quan đến đo lường.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1:

Chọn chu vi của mỗi hình

- GV yêu cầu 1 HS đọc yêu cầu đề, nhận biết việc cần làm.

- GV hướng dẫn cho HS: Với bài tập này, ta cần đi tính chu vi của mỗi hình (các hình đều có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông đã biết độ dài các cạnh) rồi chọn ngôi nhà ghi chu vi của hình đó.

- GV lưu ý HS chỉ cần viết công thức tính chu vi để tính hoặc có thể tính nhẩm và tìm ra đáp án mà không cần trình bày chi tiết như các bài tập với yêu cầu là tính chu vi.

- GV mời một HS nêu đáp án trước lớp, các bạn khác chú ý lắng nghe đối chiếu đáp án và nhận xét.

- GV chữa bài, nhận xét, đánh giá.

 

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Theo em, Việt tính đúng hay sai?

- GV yêu cầu HS quan sát SGK, đọc yêu cầu đề.

- GV cho HS thực hiện một số yêu cầu:

+ Nêu số đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật.

+ Em có nhận xét gì về đơn vị đo của số đo chiều dài và chiều rộng?

- GV giúp HS phân tích bài tập: Tình huống được đưa ra là Nam đo kích thước của mặt bàn hình chữ nhật và thu được kết quả mặt bàn có chiều rộng 40 cm, chiều dài 1 m. Câu hỏi được Mai đưa ra là: “Tính chu vi của mặt bàn”. Việt đưa ra cách làm là chu vi được tính bằng công thức: “(40 + 1)  2 =82 (cm)”. Tuy nhiên, có thể nhận thấy ngay rằng do không để ý đến đơn vị đo mà Việt đã cộng hai số đo khác đơn vị, nên bị sai.

- GV hướng dẫn HS:  Với bài tập này, HS cần dựa vào kích thước của hình chữ nhật trong bóng nói của Nam, sau đó dựa vào cách tính chu vi trong bóng nói của Việt để xác định xem Việt tính đúng hay chưa?

- GV chữa bài, lưu ý HS:

+ Qua bài tập này, GV nhấn mạnh lại rằng trước khí áp dụng công thức tính chu vi hình chữ nhật, ta phải kiểm tra đơn vị đo của số đo chiều dài và chiều rộng.

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3

- GV mời một HS đọc yêu cầu bài tập 3:

Bác nông dân làm hàng rào quanh một vườn rau có dạng hình chữ nhật với chiều dài 9 m, chiều rộng 5 m. Bác có để cổng vào 2 m. Hỏi hàng rào dài bao nhiêu mét?

- GV minh hoạ trực quan về vườn rau có dạng như mô tả. Vì đề bài không cho cụ thể lối vào trên cạnh dài hay cạnh ngắn, nên có thể giả sử lối vào trên cạnh dài. Trường hợp lối vào trên cạnh ngắn cũng cho cách làm và kết quả như thế.

- Chúng ta không thể tính trực tiếp được hàng rào dài bao nhiêu mét mà cần tính thông qua chu vi của vườn rau.

- GV cho HS thực hiện một số yêu cầu:

+ Nếu không có lối vào thì chiều dài của hàng rào có liên hệ gì với chu vi của vườn rau?

+ Nếu không có lối vào, có tính được chiều dài hàng rào không?

+ Chiều dài hàng rào cần tính với chiều dài hàng rào khi không có lối vào liên hệ với nhau như thế nào?

- GV yêu cầu HS tự làm vào vở, một bạn lên bảng trình bày trên bảng lớp.

- GV chữa bài, đánh giá và nhận xét.

 

 

 

C. VẬN DỤNG:

a) Mục tiêu:

- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính chu vi hình vuông.

b) Cách tiến hành:

Bài tập: Chọn ý trả lời đúng.

Mỗi tấm ảnh của các bạn trong tổ đều là hình vuông cạnh 8 cm. Hình vuông lớn được ghép với 9 tấm ảnh như thế có chu vi là:

A. 32 cm

B. 96 cm

C. 288 cm

- GV yêu cầu HS (nhóm đôi) tìm hiểu bài, xác định:

+ Cái đã cho

+ Cái phải tìm

- GV hướng dẫn HS làm bài:

Tìm chu vi hình vuông lớn

à Tìm cạnh hình vuông lớn

à Theo cạnh hình vuông, đều có 3 tấm ảnh.

à Dựa vào cạnh mỗi tấm ảnh (8 cm).

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.

- GV sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao chọn câu đó.

- GV nhận xét, đánh giá.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS và rút kinh nghiệm đối với các HS chưa chú ý, chưa tích cực tham gia xây dựng bài; khen ngợi những HS chú ý nghe giảng và tích cực.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Làm các bài tập trong SBT.

+ Đọc và xem trước  "Bài 51: Diện tích của một hình. Xăng – ti – mét vuông"

 

 

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc đề.

- HS chú ý lắng nghe để biết cách làm.

 

- HS chú ý lắng nghe, lưu ý.

Kết quả:

+ Hình chữ nhật màu hồng tìm đến ngôi nhà ghi chu vi 26 cm.

+ Hình vuông màu vàng tìm đến ngôi nhà ghi chu vi 28 cm.

+ Hình chữ nhật màu xanh tìm đến ngôi nhà chu vi 30 cm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc đề, nhận biết yêu cầu.

- HS trả lời:

+ Mặt bàn hình chữ nhật có chiều rộng 40 cm và chiều dài 1 m.

+ Chiều dài và chiều rộng khác đơn vị.

- Kết quả:

Bài giải

Đổi 1 m = 100 cm

Chu vi mặt bàn hình chữ nhật là:

(100 + 40)  2 = 280 (cm)

Vậy cách tính của Việt là sai.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS giơ tay đọc, nêu yêu cầu đề.

 

 

 

- HS chú ý quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Nếu không có lối vào thì chiều dài của hàng rào bằng chu vi của vườn rau.

+ Chiều dài của hàng rào khi không có lối vào bớt đi 2 m thì bằng chiều dài hàng rào cần tính.

- Kết quả:

Bài giải

Chu vi vườn rau có dạng hình chữ nhật là:

(9 + 5)  2 = 28 (m)

Chiều dài hàng rào là:

28 – 2 = 26 (m)

Đáp số: 26 m.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS:

+ Cái đã cho: Các tấm ảnh đều là hình vuông biết độ dài cạnh (8 cm). Hình vuông lớn gồm 9 tấm ảnh.

+ Cái phải tìm: Chọn số đo là chu vi hình vuông lớn.

- Kết quả:

Độ dài mỗi cạnh của hình vuông lớn là:

8  3 = 24

Chu vi hình vuông lớn là:

24  4 = 96 (cm).

Đáp số: 96 cm

Chọn đáp án B.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện.

   
Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

Lưu ý:

Bộ giáo án gồm đủ 5 môn chủ nhiệm: Toán, tiếng Việt, đạo đức, HĐTN, TNVXH

  • Phí giáo án: 1000k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH đặt:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 3 kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức, Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức đầy đủ, Giáo án kì 2 toán 3 kết nối tri thức bản word

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Chat hỗ trợ
Chat ngay