Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 3 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 7: CẢNH VẬT QUANH EM

 (4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết sự đa dạng của cảnh vật trong cuộc sống.
  • Sử dụng yếu tố chính – phụ để thể hiện SPMT.
  • Sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
  • Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực mĩ thuật:
  • Nhận biết được các nội dung, hình ảnh, hình thức thể hiện SPMT.
  • Tìm được ý tưởng để thể hiện SPMT của chủ đề Cảnh vật quanh em.
  • Vận dụng được cách sắp xếp yếu tố chính – phụ trong thực hành, sáng tạo SPMT.
  • Nhận biết và thực hiện được một số thao thác, công đoạn cơ bản để tạo hình và trang trí SPMT từ vật liệu sẵn có.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích vẻ đẹp của phong cảnh trong các TPMT, SPMT.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc.
  • Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan xung quanh, danh làm thắng cảnh.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
  • Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Một số tranh ảnh, TPMT, video clip mang nội dung liên quan đến chủ đề Cảnh vật quanh em.
  • SPMT có hình ảnh, màu sắc đẹp về cảnh vật (thiên nhiên, cuộc sống).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV cho HS quan sát một số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời: Em có biết những hình ảnh dưới đây nói về các địa danh nào không?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá.

 

 

 

 

 

- GV dẫn dắt vào bài: Cảnh vật trong cuộc sống vô cùng đa dang, phong phú, nhiều màu sắc. Để biết được rõ hơn về sự đa dạng của cảnh vật trong cuộc sống, cũng như nắm được cách sử dụng yếu tố chính – phụ để thể hiện SPMT, sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học  ngày hôm nay – Chủ đề 7: Cảnh vật quanh em.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát

a. Mục tiêu

- Nhận biết được sự đa dạng, phong phú về cảnh đẹp trong cuộc sống.

- Nhận biết về vẻ đẹp của tranh phong cảnh qua các hình ảnh, màu sắc thể hiện trong tranh của họa sĩ và ảnh của nhiếp ảnh gia.

- Nhận biết yếu tố tạo hình trong SPMT thể hiện chủ đề Cảnh vật quanh em.

b. Cách tiến hành

Cảnh vật trong cuộc sống

- GV hướng dẫn HS quan sát một số hình ảnh về cảnh vật trong cuộc sống SGK tr.40 và trả lời câu hỏi:

+ Hình ảnh, màu sắc nào nổi bật trong mỗi bức ảnh trên?

+ Em biết những cảnh đẹp nào khác? Hãy miêu tả những cảnh đẹp đó.

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi. HS nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cảnh vật trong tranh vẽ

- GV chia HS thành các nhóm, hướng dẫn HS quan sát các cảnh vật trong tranh vẽ SGK tr.41 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh thể hiện cảnh ở đâu?

+ Hình ảnh nào là chính, hình ảnh ảnh nào là phụ?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm về tác giả của 2 bức tranh:

+ Họa sĩ Phan Kế An (1923-2018) là họa sĩ Việt Nam thành công với chất liệu sơn mài và sơn dầu. Tranh của ông thường vẽ về phong cảnh và sinh hoạt của người nông dân. “Nhớ một chiều Tây Bắc” là một trong những tác phẩm tranh sơn mài nổi tiếng được hoàn thành vào năm 1955 trong thời gian ông đang hoạt động tại chiến khu Việt Bắc.

+ Họa sĩ Lưu Văn Sìn (1910-1983) là họa sĩ Việt Nam có nhiều tác phẩm tranh sơn dầu về đề tài phong cảnh miền núi và nông thôn. Bức tranh cảnh nông thôn thanh bình” được sáng tác vào năm 1958 và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam.

- GV mời 2-3 trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV kết luận:

+ Cảnh vật trong cuộc sống rất phong phú, đa dạng.

+ Hình ảnh chính – phụ của các cảnh vật được sắp xếp cân đối, làm nổi bật nội dung của tác phẩm.

+ Màu sắc trong tranh được họa sĩ kết hợp hài hòa đã diễn tả sinh động không gian của cảnh vật.

Cảnh vật trong sản phẩm mĩ thuật

- GV yêu cầu HS quan sát một số cảnh vật trong sản phẩm mĩ thuật SGK tr.42 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Bạn đã sử dụng chất liệu gì để thể hiện sản phẩm?

+ Hãy chỉ ra các hình ảnh chính, phụ trong sản phẩm của bạn. Hình ảnh nào được sắp xếp ở phía trước, hình ảnh nào nên đặt ở phía sau?

+ Bạn đã sử dụng những màu sắc gì để thể hiện cảnh vật trong từng sản phẩm?

+ Em sẽ chọn hình ảnh nào để thể hiện sản phẩm của mình?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV chốt lại:

+ Cách sắp xếp các hình ảnh chính – phụ, trước sau diễn tả không gian của cảnh vật trong từng SPMT.

+ Màu sắc trong từng SPMT thể hiện được nhiều sắc độ đậm – nhạt khác nhau, làm nổi bật khung cảnh trong SPMT.

- GV cho HS quan sát thêm một số SPMT khác.

- GV kết luận:

+ Có rất nhiều hình thức và nội dung để lựa chọn khi thực hiện chủ đề Cảnh vật quanh em.

+ Muốn tạo được SPMT đẹp, cần chú ý đến cách sắp xếp các hình ảnh chính – phụ sao cho cân đối, làm nổi bật nội dung đã chọn.

+ Nên sử dụng màu sắc có độ đậm – nhạt khác nhau để thể hiện cảnh vật sinh động và tươi vui hơn.

Hoạt động 2: Thể hiện

a. Mục tiêu: HS sử dụng hình thức yêu thích để thể hiện được SPMT về cảnh vật quanh em.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS thực hiện bài thực hành tạo một SPMT về cảnh vật quanh em bằng hình thức tự chọn (vẽ, xé dán hoặc dùng đất nặn).

- GV hướng dẫn HS thực hiện SPMT theo nhóm:

+ Cách chọn nội dung: chọn cảnh vật ở không gian xa hoặc không gian gần, cảnh vật gần gũi quanh em, cảnh vật ở các điểm danh làm thắng cảnh,....

+ Chọn và sắp xếp các hình ảnh chính – phụ trước sau cho cân đối hợp lí, rõ trọng tâm, nội dung chủ đề.

+ Chọn và thể hiện màu sắc có đậm, nhạt, tươi vui để thể hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS quan sát lại một số hình ảnh SGK tr.42.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện, GV hỗ trợ (nếu cần thiết).

Hoạt động 3: Thảo luận

a. Mục tiêu: HS biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn/nhóm.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm theo gợi ý:

+ Có những hình ảnh, màu sắc gì trong SPMT?

+ Chỉ ra các hình ảnh chính – phụ trong sản phẩm.

+ Chia sẻ cảm nhận về các sản phẩm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV mời đại diện các nhóm trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ SPMT của bạn, nhóm bạn gợi cho em liên tưởng đến cảnh vật ở đâu?

+ Hãy chia sẻ về quá trình thực hiện SPMT của em/nhóm em.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

Hoạt động 4: Vận dụng

a. Mục tiêu

- HS tạo hình và khai thác cảnh đẹp để trang trí đồ chơi.

- Hình thành khả năng kết nối tri thức đã học để tạo SPMT gắn với cuộc sống.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS quan sát các bước tạo hình, trang trí một chiếc ti vi trình chiếu có hình phong cảnh SGK tr.45.

- GV lưu ý cho HS các bước thực hiện:

+ Lựa chọn vật liệu để tạo dáng sản phẩm (hộp bìa, que gỗ, giấy trắng, giấy bìa màu, bút chì, bút lông, màu vẽ, kéo, keo dán, băng dính hai mặt,...).

+ Lựa chọn hình để trang trí: hình cảnh vật gần gũi quanh em như nhà, cây, hoa,....Cảnh vật ở nông thôn có lũy tre, bờ ao,...; cảnh vật bên bờ suối; cảnh vật ở trong rừng có cây, hóa, núi; danh lam thắng cảnh nổi tiếng,...

- GV lưu ý cho HS về kĩ thuật thực hiện:

+ Nối hai tờ giấy trắng tạo băng dài vừa với kích cỡ chiếc hộp ti vi. Vẽ hình cảnh vật ra giấy trắng và vẽ màu (vẽ hình ảnh to, nhỏ cân đối, chú ý đến yếu tố chính phụ làm nổi bật cho cảnh vật muốn thể hiện).

+ Cắt bỏ một mặt của chiếc hộp. Đăt hai que gỗ vào vị trí hai bên và cắt một phần nhỏ ở chiếc hộp tạo vị trí cố định cho que gỗ có thể quay khi trình chiếu.

+ Dán theo mép giấy hai bên phần đầu tranh vào hai que gỗ. Cuộn tranh theo 2 que gỗ có thể quay khi trình chiếu.

+ Dán theo mép giấy hai bên phần đầu tranh vào hai que gỗ. Cuộn tranh theo hai que gỗ vừa với vị trí đặt vào ti vi.

+ Cắt giấy bìa màu tạo phần thân trước ti vi và trang trí nút điều khiển ti vi. Dán cố định tạo hình mặt trước ti vi.

+ Dán giấy màu quanh phần thân ti vi và tạo chân đế cho ti vi (sử dụng bìa) có thể đặt đứng trên mặt bàn.

- GV mời 1-2 HS nhắc lại những lưu ý khi thực hiện SPMT. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV tổ chức cho HS thực hành SPMT theo nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Trưng bày, nhận xét cuối chủ đề

- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau:

+ Em/nhóm em đã sử dụng những hình ảnh, màu sắc nào để trang trí sản phẩm?

+ Trong các SPMT đã thực hiện, em thích SPMT nào nhất? Vì sao?

+ SPMT em thực hiện sẽ dành tặng ai?

- GV mời một số HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá.

- GV khích lệ, động viên HS.

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Các hình ảnh nói về các địa danh

+ Hình 1: Cầu Thê Húc (Hà Nội).

+ Hình 2: Chợ Bến Thành (Thành phó Hồ Chí Minh).

+ Hình 3: Ruộng bậc thang (Hà Giang).

+ Hình 4: Bà Nà Hill (Đà Nẵng).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình ảnh, màu sắc nổi bật trong mỗi bức tranh:

·        Tranh 1: hình ảnh những con thuyền ở Chợ nổi Cái Răng (thành phố Cần Thơ).

·        Tranh 2: hình ảnh Tháp Rùa (Hà Nội). Màu sắc nổi bật là màu xanh.

·        Tranh 3: hình ảnh Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Màu sắc nổi bật là màu xanh.

+ Miêu tả một số cảnh đẹp khác:

·        Ruộng bậc thang: Đến mùa lúa chín dường như càng thêm tô sắc cho những thửa ruộng bậc thang. Thửa ruộng từng tầng lớp xếp lên nhau, vàng óng màu lúa chín và tỏa hương thơm ngát lưu luyến du khách khi tới xứ này.

·        Cầu Thê Húc: với màu sơn son như một dải lụa mềm mại vắt qua làn nước xanh đặc trưng của Hồ Gươm, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, bắt mắt. Cây cầu có ý nghĩa là “nơi lưu lại ánh sáng” hay “nơi ngưng tụ hào quang”.

 

- HS chia thành các nhóm, quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hình 1:

·        Chất liệu đất nặn.

·        Hình ảnh chính: nhà (phố) cổ Hà Nội; hình ảnh phụ: con đường, cây cối.

+ Hình 2:

·        Chất liệu giấy màu.

·        Hình ảnh chính: thuyền và biển; hình ảnh phụ: núi, con đường, cây cối, ngôi nhà.

+ Hình 3:

·        Chất liệu màu sáp.

·        Hình ảnh chính: Chùa Một Cột; hình ảnh phụ: ao sen, cây cối.

+ Hình 4:

·        Chất liệu màu sáp.

·        Hình ảnh chính: nhà rông, con vật (voi), con người; hình ảnh phụ: cây cối, núi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia nhóm, lắng nghe GV hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS thực hành

 

 

 

- HS trưng bày và trình bày cảm nhận theo gợi ý của GV.

 

 

 

 

 

- HS trưng bày và chia sẻ về SPMT theo gợi ý của GV.

 

 

  1. CỦNG CỐ
  • GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học.
  • GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.
  1. DẶN DÒ
  • GV nhắc nhở HS:
  • Ôn lại nội dung Chủ đề 7.
  • Đọc và chuẩn bị trước Chủ đề 8 – Chân dung người thân trong gia đình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

Lưu ý:

Bộ giáo án gồm đủ 5 môn chủ nhiệm: Toán, tiếng Việt, đạo đức, HĐTN, TNVXH

  • Phí giáo án: 1000k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH đặt:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức, Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức đầy đủ, Giáo án kì 2 mĩ thuật 3 kết nối tri thức bản word

Giáo án word đủ các môn 

Giáo án điện tử đủ các môn

Chat hỗ trợ
Chat ngay