Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức

Giáo án sinh học 10 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 19: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu công nghệ tế bào động vật.
  • Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ và một số thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.
  1. Về năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học:

+ Nêu được khái niệm, nguyên lí công nghệ tế bào.

+ Trình bày được tại sao công nghệ tế bào có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ tế bào trong thực tiễn.

  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học:

 + Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về công nghệ tế bào dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động ở các bài trước.

+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập được kế hoạch, lựa chọn các môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp liên quan đến công nghệ tế bào và ứng dụng công nghệ tế bào.

  • Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý tưởng và thảo luận các vấn đề về công nghệ tế bào phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp tương lai.
  1. Phẩm chất

Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh ảnh trong SGK phóng to.

- Một số video công nghệ tế bào thực vật.

  1. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.
  3. Nội dung: GV đưa ra tình huống gợi mở về công nghệ tế bào, yêu cầu HS kể thêm một số thành tựu.
  4. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS về một số thành tựu của công nghệ tế bào mà HS đã biết.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa SGK tr.110 và đặt vấn đề: Các con lợn ỉ trong hình ghi nhận thành tựu về công nghệ tế bào của các nhà sinh học Việt Nam lần đầu tiên nhân bản thành công một loài động vật có vú. Hãy kể tên một vài giống vật nuôi, cây trồng được biến đổi gen hoặc nhân bản vô tính mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV dựa trên những hiểu biết cá nhân.

- GV khuyến khích HS đưa ra nhiều phương án khác nhau.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến.

- GV mời các HS khác nhận xét, đưa ra những ý kiến khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài học mới: Hiện nay, công nghệ tế bào đã và đang trở thành một ngành quan trọng, mang đến nhiều bước tiến mới trong các lĩnh vực y học, nông nghiệp,... Vậy công nghệ tế bào là gì, nguyên lí của nó ra sao, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay – Bài 19: Công nghệ tế bào.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ tế bào động vật và công nghệ tế bào thực vật

  1. Mục tiêu: Hiểu và trình bày được khái niệm, nguyên lí, thành tựu của công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.
  2. Nội dung:

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về công nghệ tế bào động vật

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn các nhóm thảo luận nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập.

  1. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN –

HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về công nghệ tế bào động vật

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về công nghệ tế bào thực vật

- GV yêu cầu các nhóm đọc các thông tin SGK:

+ Nhóm 1: Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr.110 – 112) để tìm hiểu khái niệm, nguyên lí, thành tựu của công nghệ tế bào động vật.

  

+ Nhóm 2: Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục II (SGK tr.113 – 114) để tìm hiểu về khái niệm, nguyên lí, thành tựu của công nghệ tế bào thực vật.

- GV chia 2 nhóm lớn thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 – 5 HS, cùng thảo luận về chủ đề được phân công ban đầu.

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn các nhóm thảo luận:

●       Vòng 1: Nhóm chuyên gia

- Các nhóm đọc thông tin SGK, tìm hiểu về nội dung được phân công, ghi chép nhanh.

- Thời gian thảo luận của nhóm chuyên gia là 10 phút. Hết thời gian thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm cần trình bày lại được các thông tin nhóm đã tổng hợp.

·        Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép

- GV tạo các nhóm mảnh ghép từ thanh viên của các nhóm chuyên gia (cần đảm bảo nhóm mảnh ghép có đủ thành viên từ cả hai nhóm lớn ban đầu).

- Các nhóm mảnh ghép trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập.

(Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo sự phân công của GV, đọc và thu thập thông tin SGK, hoàn thành phiếu học tập.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV thu lại phiếu bài tập của các nhóm và đánh giá.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết (SGK tr.113) và phần Kiến thức cốt lõi (SGK tr.114), sau đó chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

1. Khái niệm

Là quy trình công nghệ nuôi cấy các loại tế bào động vật và tế bào người trong môi trường nhân tạo để tạo ra một lượng lớn tế bào nhằm mục đích nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế.

2. Nguyên lí

Nuôi cấy các tế bào gốc trong môi trường thích hợp và tạo điều kiện để chúng phân chia rồi biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau.

3. Thành tựu

a) Nhân bản vô tính vật nuôi

- Là công nghệ tạo ra các con vật giống hệt nhau về kiểu gene không thông qua quá trình sinh sản hữu tính.

- Công nghệ nhân giống vô tính đã áp dụng thành công cho một số loài như ếch, bò, lợn, cừu, ngựa, lừa, mèo, chó, khỉ nhưng nổi bật nhất là nhân bản ở cừu Dolly năm 1996.

- Công nghệ nhân giống vô tính không chỉ nhằm mục đích sinh sản tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gene ưu việt mà còn làm tăng sống lượng các thể của những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

b) Liệu pháp tế bào gốc

- Là phương pháp chữa bệnh bằng cách truyền tế bào gốc được nuôi cấy ngoài cơ thể vào người bệnh để thay thế các tế bào bị bệnh di truyền.

- Ưu điểm: cơ thể người sẽ không loại thải tế bào ghép nhưng để tránh vấn đề vi phạm đạo đức, các nhà khoa học đã tìm kiếm, nhân nuôi các loại tế bào gốc tách chiết từ các mô của người trưởng thành.

- Liệu pháp tế bào gốc được kì vọng sẽ chữa được các bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường type 1, người có cơ tim bị tổn thương do đột quỵ hay bị tổn thương các tế bào thần kinh, các bệnh ung thư. Đồng thời, thành tựu trong nuôi cấy các tế bào động vật cũng cho phép việc ứng dụng nghiên cứu phát triển thịt nhân tạo hoặc sản xuất các protein chữa bệnh cho người.

c) Liệu pháp gene

- Là phương pháp chữa bệnh di truyền nhờ thay thế gene bệnh bằng gene lành bằng cách: Nhân nuôi tế bào trong ống nghiệm, chỉnh sửa gen hoặc thay thế các gene bệnh của tế bào bằng gene lành → Sàng lọc các tế bào đã được chỉnh sửa gene và nhân bản trong ống nghiệm → Truyền các tế bào chỉnh sửa gene vào cơ thể bệnh nhân.

- Liệu pháp thay thế gene chỉ sử dụng được cho người bệnh di truyền do hỏng một gene nhất định và tế bào bị bệnh phải thuộc loại tế bào liên tục phân chia trong suốt cuộc đời của bệnh nhân.

II. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT

1. Khái niệm

Là quy trình công nghệ nuôi cấy các tế bào, mô thực vật ở điều kiện vô trùng để tạo ra các cây có kiểu gene giống nhau nhằm mục đích nhân giống.

2. Nguyên lí

Dùng môi trường dinh dưỡng có bổ sung các hormone thực vật thích hợp tạo điều kiện để nuôi cấy các tế bào thực vật tái sinh thành các cây.

3. Thành tựu

a) Nuôi cấy mô tế bào

Phương pháp nuôi cấy mô đem lại nhiều thành tựu trong nông, lâm nghiệp như: nhân nhanh với số lượng lớn ở những loài quý hiếm có thời gian sinh trưởng chậm, tạo ra cây kháng bệnh virus và nhiều bệnh khác; tạo ra giống cây biến đổi gene,... nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

b) Lai tế bào sinh dưỡng

Giúp tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà bằng phương pháp tạo giống thông thường không tạo ra được.

c) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh

Giúp tạo ra các cây có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các gene, đem lại nhiều lợi ích trong công tác tạo giống cây trồng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua các câu hỏi, bài tập củng cố, khắc sâu kiến thức về công nghệ tế bào.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các bài tập củng cố kiến thức.

- HS thảo luận, làm bài tập vào vở.

  1. Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành các bài tập sau:

  1. Phân biệt các loại tế bào gốc. Nuôi cấy các tế bào người và động vật trong ống nghiệm đem lại những lợi ích gì?
  2. Khi đi ngang qua một cánh đồng trồng cây chuối, người ta có thể dễ dàng phát hiện ra đó có phải là những cây chuối nuôi cấy mô hay không. Em hãy giải thích tại sao.

-------------------Còn tiếp-------------

Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức, Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức đầy đủ, Giáo án kì 2 sinh học 10 kết nối tri thức bản word

Tải giáo án lớp 10 mới kết nối tri thức đủ các môn

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Chat hỗ trợ
Chat ngay