Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều

Giáo án tiếng việt 3 học kì 2 bộ sách cánh diều. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 tiếng việt 3 cánh diều. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI ĐỌC 2: HƯƠNG LÀNG

(2 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm vần khó do ảnh hưởng của âm địa phương, ví dụ: làng, làn hương, thiên lí, lạ lùng, nồng nàn, no nê,... (miền Bắc); thoảng nhẹ, những, tương như, thơm mãi, chân chất, quen thuộc, đất quê, viên trứng cua, hít thở, quanh mâm, ngắt,... (miền Trung, miền Nam). Ngắt nghỉ đúng hơi theo các dấu câu và theo ngữ nghĩa
  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài, VD: mộc mạc, chân chất, đượm,...
  • Trả lời được các câu hỏi về nội dung bài.
  • Hiểu được nội dung, ý nghĩa cảu bà: Vẽ đẹp của làng quê hiện lên qua mùi hương quen thuộc, giản dị, mộc mạc nhưng nồng nàn và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với thôn quê.
  • Nhận biết và sử dụng được pháp tu từ so sánh ( so sánh hoạt động với hoạt động)
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành các bài.)
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích, cảm nhận các chi tiết miêu tả, các từ ngữ, gợi tả mùi hương trong bài.
  • Năng lực văn học:
  • Hiểu nghệ thuật sử dụng từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong miêu tả Hương làng của tác giả.
  • Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu quê hương, làng xóm của tác giả..
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái – tình yêu thiên nhiên, quê hương, làng xóm, yêu thích cái đẹp.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 2), SGV Tiếng Việt 3 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt 3 (tập 2).
  • Tranh minh họa bài đọc Hương làng.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 3 (tập 2), Vở bài tập Tiếng Việt 3 (tập 2).

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

  • Phương pháp dạy học chính: Tổ chức hoạt động.
  • Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Kiểm tra, củng cố kiến thức của bài Sông quê.

Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

- Giúp HS củng cố về địa danh, nhân vật lịch sử có trong bài học.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức trò chơi Dòng sông của em.

+ GV chiếu hình ảnh dòng sông quê, yêu cầu HS:

·                     Đây là hình ảnh xuất hiện trong bài thơ nào?

·                     Tìm những hình ảnh bình yên đặc trưng của dòng sông trong bài thơ đó.

·                     Tìm những từ ngữ miêu tả sự yên bình của dòng sông .

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng đã rất nhiều lần đọc những bài văn, bài thơ miêu tả phong cảnh của làng quê. Tuy nhiên, một bài văn chỉ tập trung miêu tả các làn hương quen thuộc, mộc mạc của làng, tỏa ra từ làng thì không phải ai cũng đã bắt gặp. Hôm nay, các em sẽ được đọc bài văn miêu tả những hương thơm đặc trưng của vùng đồng nội, đó là bà Hương làng của tác giả Băng Sơn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được bài Hương làng với giọng đọc vui tươi, trong sáng.

- Giải nghĩa được những từ ngữ khó.

- Đọc đúng những từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai. Có ý thức phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn và viết đúng chính tả.

b. Cách tiến hành

- GV đọc mẫu cho HS bài Hương làng với giọng đọc vui tươi, trong sáng.

- GV cùng HS giải nghĩa một số từ ngữ khó:

+ Mộc mạc:giản dị, đơn sơ, giữ nguyên vẻ tự nhiên.

+ Chân chất: mộc mạc, không màu mè.

+ Đượm: thấm sâu, đậm vào bên trong.

- GV tổ chức và hướng dẫn cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp: GV chỉ định 1 HS đầu bàn (hoặc đầu dãy) đọc, lần lượt từng em đứng lên đọc tiếp nối đến hết bài.

+ GV sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc cho HS. Nhắc nhở HS cần nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài: Ngắt giọng đúng các câu.

·                  Tháng Tám, / tháng chín, / hoa ngâu / như những viên trứng cua tí tẹo, / ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, / thơm nồng nàn.

·                  Cứ muốn căng lồng ngực ra / mà hít thở đến no nê, / giống như thuở nhỏ / hít hà hương thơm / từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra / và gọi cả nhà / ngồi vào quanh mâm.

- GV lưu ý: HS không bắt buộc phải thay đổi cách phát âm địa phương của mình, trừ những lỗi phát âm như l – n (làngnàng), ch – tr (chântrân): làng, làn hương, thiên lí, lạ lùng, nồng nàn, no nê,... (miền Bắc); thoảng nhẹ, những, tương như, thơm mãi, chân chất, quen thuộc, đất quê, viên trứng cua, hít thở, quanh mâm, ngắt,... (miền Trung, miền Nam).

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài Hương làng..

- Hiểu được nội dung của bài đọc Hương làng.

b. Cách tiến hành

- GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc to, rõ ràng 4 câu hỏi trong SGK:

+ Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì?

+ Tìm những từ ngữ trong bài đọc tả hương thơm của hoa, lá?

+ Ngày mùa, làng quê tác giả còn có những hương thơm đặc biệt nào?

+ Theo em vì sao bài đọc lại có tên là hương làng?

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc thầm bài đọc, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi tìm hiểu bài. HS trả lời câu hỏi bằng trò chơi Phỏng vấn.

- GV yêu cầu HS thực hiện trò chơi:

+ Mỗi nhóm cử 1 đại diện tham gia.

+ Đại diện nhóm 1 đóng vai phóng viên, phỏng vấn đại diện nhóm 2. Nhóm 2 trả lời, sau đó đổi vai.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Theo em, nội dung và ý nghĩa bài học này là gì?

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi học bài Hương làng

- GV mời 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).

 

 

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi và động viên HS các nhóm.

v    Đối với HS có năng khiếu, GV có thể gợi ý cho HS cảm nhận một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài:

- Các hình ảnh so sánh:

+ Có tính tạo hình, gợi trí tưởng tượng: “Hoa ngây như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn.”.

+ Gợi cảm xúc, hồi ức: “Cứ muốn căng lông ngực ra mà hít thử đến no nê, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi gạo mới mẹ bắc ra...”.

- Lặp từ để nhấm mạnh:

+ Lặp từ “thơm” nhằm nhấn mạnh hương thơm tràn ngập, bao phủ không gian làng quê và ngày mua: “... mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ.”.

+ Lặp từ “hương” nhằm nhấn mạnh khi liệt kê các mùi thơm của làng mạc ngày mùa, hương từ cây lúa: “Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ”.

- Các từ miêu tả gợi tả, gợi cảm:

+ Tả mùi hương nhẹ, thoang thoảng trong không gian: “...Hoa thiên lí cứ thoáng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi.”.

+ Tả mùi hương đậm đặc, nồng nàn trong không gian: “Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.”.

+ Tả mùi hương mộc mạc nhưng thấm đẫm, khó phai nhạt: “Ngắt một cái lá ... hai tay mình cũng đượm mùi thơm mãu không thôi.”.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Tìm hiểu đề - làm BT

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ tìm hiểu yêu cầu đề bài nhận biết những hoạt động so sánh trong câu.

b. Cách tiến hành

- GV mời 2 – 3 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng yêu cầu BT1, BT2 (Luyện tập) trước lớp.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu:

+ BT1: Đọc câu sau và hoàn chỉnh bảng so sánh ở bên dưới:

Tôi cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê những mùi thơm ấy, giống như thuở nhỏ hít hà hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra.

+ BT2: Tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ sau:

a)

Những con bướm vàng sẫm, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng.

(Vũ Tú Nam)

b)                       

Con mẹ đẹp sao

Những hòn tơ nhỏ

Chạy như lăn trong

Trên sân, trên cỏ.

(Phạm Hổ)

c)

 Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn.

(Bùi Hiển)

- GV gợi ý giúp HS nắm vững yêu cầu đề bài, hướng dẫn HS làm bài.

Hoạt động 2: Báo cáo kết quả

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ nhận biết những hoạt động so sánh trong câu.

b. Cách tiến hành

- GV mời đại diện HS tiếp nối nhau báo cáo kết quả trước lớp.

- GV chiếu bài làm của HS lên màn hình (nếu có điều kiện)

- GV nhận xét, kết luận.

- GV hướng dẫn HS chữa lỗi.

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS học tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học, khen ngợi, biểu dương những HS học tốt.

- GV nhắc nhở HS về đọc lại bài, chuẩn bị trước nội dung cho Bài viết 2: Viết thư cho bạn.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

- HS đọc câu hỏi và suy nghĩ trong 1 phút. Ai giơ tay nhanh sẽ được trả lời.

+ Hình ảnh trên xuất hiện trong bài Sông quê.

+ Hình ảnh đặc trưng của dòng sông quê: bờ tre, bầy sẻ, cầu tre, thuyền nan,...

+ Từ ngữ miêu tả sự yên bình của dòng sông: hiền hòa, nhả nhạc, trong trẻo, tha thiết, lặng lờ,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc mẫu, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS cùng GV giải nghĩa từ khó.

 

 

 

- HS luyện đọc theo hướng dẫn.

- HS luyện đọc, phân biệt các âm, vần, thanh dễ lẫn, sửa phát âm sai (nếu có) và viết đúng chính tả.

- HS luyện đọc ngắt nghỉ câu.

- HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc yêu cầu bài tập, HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo nhóm đôi.

- HS chơi trò chơi Phỏng vấn:

(1)

HS 1: Mỗi khi đi trong làng, tác giả cảm nhận được điều gì?

HS 2: Mỗi khi đi trong làng tác giả luôn cảm nhận được mùi hương mộc mạc, chân chất quen thuộc của đất quê.

(2)

HS2: Tìm những từ ngữ trong bài đọc tả hương thơm của hoa, lá?

HS 1: Đó là các từ ngữ: hoa thiên lí thoảng nhẹ, bay đến rồi thoáng cái bay đi; hoa cau thơm lạ lùng, hoa ngâu thơm nồng nàn, tưởng như có thể sờ được, nắm được các mùi hương ấy; các loài lá đượm một mùi hương mãi không thôi...

(3)

HS 1: Ngày mùa, làng quê tác giả còn có những hương thơm đặc biệt nào?

HS 2: Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ;...mùi thơm từ đồng vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ..

(4)

HS 2: Theo em vì sao bài đọc lại có tên là hương làng?

HS 1: Bài đọc có tên Hương làng vì nó miêu tả hương thơm của cây cối, hoa lá tự nhiên quen thuộc, mộc mạc, đặc trưng của làng quê.

- HS nêu nội dung, ý nghĩa bài học theo hiểu biết: Bài viết ca ngợi vẻ đẹp của làng quê hiện lên qua những mùi hương quen thuộc, giản dị, mộc mạc nhưng nồng nàn, và tình cảm sâu sắc, của tác giả với quê hương, làng xóm.

- HS nêu cảm nhận của riêng mình.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc to yêu cầu BT1, BT2; HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS làm việc nhóm 4 HS

 

 

 

- HS chuẩn bị bài ở nhà.

- HS chuẩn bị câu đố về cảnh đẹp quê hương, đất nước.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện HS các nhóm báo cáo kết quả:

+ BT1: Đọc câu sau và hoàn chỉnh bảng so sánh ở bên dưới:

Hoạt động 1

Từ so sánh

Hoạt động 2

hít thở những mùi thơm ấy

(giống) như

hít hà hương thơm từ gạo mới mẹ bắc ra

 

+ BT2: Tìm những hoạt động được so sánh với nhau trong mỗi câu văn, câu thơ sau:

Câu

Hoạt động 1

Từ so sánh

Hoạt động 2

a)

lượn (lờ đờ)

như

trôi (trong nắng)

b)

chạy

như

lăn tròn

c)

chồm lên hụp xuống

như

nô giỡn

- HS khác lắng nghe, nêu ý kiến.

 

 

 

- HS chuẩn bị bài ở nhà/

Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều
Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu trên
  • Được biên soạn rõ ràng, cẩn thận, Font Time New Roman

Phí giáo án:

  • Toán, tiếng Việt: 300k/môn
  • Các môn còn lại: 200k/môn

Lưu ý:

Bộ giáo án gồm đủ 5 môn chủ nhiệm: Toán, tiếng Việt, đạo đức, HĐTN, TNVXH

  • Phí giáo án: 1000k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH đặt:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án word + Powerpoint 3 cánh diều

Từ khóa: Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều, Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều đầy đủ, Giáo án kì 2 tiếng việt 3 cánh diều bản word
Chat hỗ trợ
Chat ngay