Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức

Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức. Giáo án được soạn theo công văn 5512 - công văn soạn giáo án mới nhất của bộ giáo dục. Giáo án tải về là file word, dễ dàng chỉnh sửa. Giáo viên có thể xem trước bất kì bài soạn nào. Kéo xuống dưới để tham khảo các bài soạn. Cách tải đơn giản, dễ dàng

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 2: VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC

BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được sử học là một môn khoa học có tính liên ngành.
  • Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
  • Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với nghiên cứu lịch sử.
  • Giải thích được sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động lịch sử.
  • Năng lực riêng:
  • Rèn luyện các kĩ năng: sưu tầm và khai thác tư liệu trong học tập lịch sử; giải thích, phân tích,... sự kiện, nội dung lịch sử liên quan đến bài học Sử học với các lĩnh vực khoa học; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những tình huống/bài tập nhận thức mới.
  • Góp phần hình thành và phát triển các năng lực: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng các phẩm chất như: khách quan, trung thực, chăm chỉ, có ý thức tìm tòi, khám phá lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử, Giáo án.
  • Phiếu học tập dành cho HS.
  • Một số tư liệu lịch sử gắn với nội dung bài học.
  • Tập bản đồ và tư liệu lịch sử 10.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Tri thức lịch sử và cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Kích thích HS nảy sinh nhu cầu, mong muốn tìm hiểu về những vấn đề cốt lõi của bài học mới trong quá trình học tập.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.19; HS quan sát Hình 1 và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nội dung hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát Hình 1 SGK tr.19 và yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Theo em, để vinh danh di tích – danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm những nội dung nào?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 cặp đôi trả lời: Để vinh danh di tích – danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới, hồ sơ liên quan đến di sản trình UNESCO gồm những nội dung: kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ khu Quần thể danh thắng Tràng An và đề xuất lựa chọn tiêu chí văn hóa về giá trị nổi bật toàn cầu của Tràng An; nội dung Khảo cổ học tiền sử Quần thể danh thắng Tràng An trong bối cảnh Đông Nam Á và Đông Á; kết quả khảo sát địa chất, địa mạo khu Di sản Tràng An -  Những giá trị nổi bật về tự nhiên địa mạo khu vực Di sản Tràng An (tiêu chí 7 và 8); sự tương tác giữa môi trường và văn hóa thời tiền sử ở khu Quần thể danh thắng Tràng An…

- GV mời đại diện cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam. Để chuẩn bị hồ sơ khoa học thuyết minh về di sản trình UNESCO, nhiệm vụ nghiên cứu toàn diện về giá trị lịch sử - văn hoá, địa chất địa mạo, giá trị thẩm mĩ,... của danh thắng đã được triển khai. Nhờ đó, danh thắng Tràng An đã được ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Như vậy, để khẳng định đầy đủ giá trị của một di sản văn hóa nói riêng và lịch sử nói chung cần có sự phối hợp, sử dụng thành tựu nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Vậy, các lĩnh vực khoa học có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử? Ngược lại, Sử học có đóng góp gì trong sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu và lí giải tại sao Sử học được coi là môn khoa học có tính liên ngành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết giải thích vì sao Sử học được coi là môn khoa học có tính liên ngành thông qua khai thác các tư liệu lịch sử, ví dụ cụ thể.

=> Hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 1, quan sát và tìm hiểu Tư liệu 1, 2, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở vì sao Sử học được coi là môn khoa học có tính liên ngành.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi định hướng cho HS: Dựa vào kiến thức đã học trong Chủ đề 1, theo em, trong quá trình nghiên cứu, các nhà sử học phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử nào? Có cần thiết phải sử dụng các phương pháp của các ngành khoa học khác trong nghiên cứu lịch sử không? Vì sao?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Tư liệu 1, 2, 3 SGK tr.20, 21 và trả lời câu hỏi:

+ Để có được thông tin trong các tư liệu 1, 2, 3 các nhà sử học đã sử dụng kiến thức hoặc phương pháp của những ngành khoa học nào? Các phương pháp đó có tác dụng thế nào khi nghiên cứu sự kiện, vấn đề lịch sử liên quan?

+ Khai thác các tư liệu 1, 2, 3, em có thể chỉ ra những điểm giống và khác nhau của 3 tư liệu đó.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1, khái quát và trả lời câu hỏi: Tại sao khi nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 1, quan sát và tìm hiểu Tư liệu 1, 2, thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày vì sao Sử học được coi là môn khoa học có tính liên ngành.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu và lí giải tại sao Sử học được coi là môn khoa học có tính liên ngành

- Kiến thức, phương pháp các nhà sử học sử dụng để có được thông tin trong các tư liệu 1, 2, 3:

+ Tư liệu 1: Thông qua phương pháp bản đồ học, giúp thể hiện các vị trí tìm thấy các dấu tích của người nguyên thuỷ ở khu vực Đông Nam Á.

+ Tư liệu 2: Sử dụng phương pháp của Hoá học (đồng vị cacbon phóng xạ) trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam thời kì Đông Sơn, xác định được niên đại xuất hiện của các di vật khảo cổ học, biết được dị vật đó liên quan đến thời kì lịch sử nào.

+ Tư liệu 3: Sử dụng phương pháp Toán học (phương pháp thống kê, phương pháp tính tỉ lệ của các đối tượng nghiên cứu), đưa ra những kết luận tương đối xác thực về tình hình ruộng đất nói riêng, tình hình lịch sử Việt Nam dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn nói chung.

=> Mỗi loại tư liệu chứng tỏ nhà sử học đã sử dụng kiến thức, phương pháp của một lĩnh vực khoa học khác trong nghiên cứu. Mỗi một phương pháp giúp cho việc trình bày một vấn đề lịch sử được cụ thể, thuyết phục, giúp nhận thức đúng, đủ, sinh động về một sự kiện, nội dung lịch sử trong quá trình phát sinh, phát triển của nó.

 

 

 

 

- Sử học được coi là một môn khoa học có tính liên ngành vì:

+ Là ngành khoa học nghiên cứu về tất cả các lĩnh vực đời sống của con người trong quá khứ.

+ Trong nghiên cứu cần phải có sự phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực trong quá khứ để hiểu đúng và đầy đủ hơn về lịch sử.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết phân tích mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

- Biết sử dụng và khai thác tư liệu để tìm hiểu, rút ra mối liên hệ.

=> Hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và năng lực tư duy lịch sử cho HS.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 2a, 2b, quan sát Hình 3, Tư liệu 4 SGK tr.21-23, làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh vực khoa học bao gồm toàn bộ các ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người. Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ tương tác hai chiều.

- GV yêu cầu HS khai thác thông tin mục 2a, quan sát Hình 3 SGK tr.21 và trả lời câu hỏi: Mối quan hệ giữa Sử học với các ngành thuộc khoa học xã hội và nhân văn khác có đặc điểm gì? Biểu hiện cụ thể như thế nào?

- GV hướng dẫn cho HS quan sát Hình 3: Tư liệu cho thấy giữa Sử học và Văn học có mối quan hệ khăng khít. Lịch sử chính là chất liệu cho các sáng tác văn học, ngược lại, văn học là hình thức chuyển tải sinh động về những sự kiện lịch sử đã diễn ra.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát và đọc Tư liệu 4 SGK tr.22, trả lời câu hỏi:

+ Tự liệu 4 giúp em biết đến những sự kiện lịch sử nào?

+ Hãy chỉ ra một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập trong các hồi của tác phẩm.

+ GV hướng dẫn HS: Xác định các từ khóa trong tư liệu để có những cứ liệu trả lời câu hỏi. 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục 2b SGK tr.22, 23 và trả lời câu hỏi: Giữa các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học có mối liên hệ như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 2a, 2b, quan sát Hình 3, Tư liệu 4 SGK tr.21-23, làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu về mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn

 

 

 

 

a) Mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn

Lịch sử đời sống xã hội là chất liệu và là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các tác phẩm văn học, nghệ thuật,... đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tư liệu 4 đề cập đến bối cảnh lịch sử ở Đàng Ngoài cuối thế kỉ XVIII trong cục diện vua Lê - chúa Trịnh; Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc, tiến vào kinh đô Thăng Long, đánh tan quân xâm lược (Thanh) do Tôn đốc bộ (Tôn Sĩ Nghị) chỉ huy.

- Một số bối cảnh, sự kiện lịch sử được đề cập:

+ Đặng Thị Huệ được sủng ái, có quyền hành đứng đầu hậu cung.

+ Tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm đưa quân ra Bắc.

+ Quân Tây Sơn kéo vào thành, vua Lê Chiêu Thống nhiều lần toan tính để khôi phục vương quyền, cử sứ thần sang Trung cầu cứu. Tướng nhà Thanh là Tôn Sĩ Nghị kéo quân đến ải Nam để uy hiếp.

+ Quân Tây Sơn đánh Ngọc Hồi và giành thắng lợi; quân Thanh phải rút chạy khỏi Thăng Long, Lê Chiêu Thống cũng phải bỏ trốn.

b) Mối liên hệ của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học

- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung, văn học, nghệ thuật nói

riêng lại hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng lịch sử.

- Ví dụ: Sử học sử dụng tri thức, thành tựu, phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành như: Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học.... để miêu tả, khôi phục đối tượng nghiên cứu; cung cấp những cứ liệu, cơ sở phương pháp luận vững chắc giúp cho việc phục dựng, đối chiếu, giải thích, so sánh các sự kiện, quá trình, vạch ra những bài học hay quy luật lịch sử.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với nghiên cứu lịch sử.

- Giải thích được sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

  1. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc nội dung thông tin mục 3a, 3b, quan sát Hình 4, 5 SGK tr.23-25, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở mối quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Lĩnh vực khoa học tự nhiên bao gồm một số ngành cơ bản như: Toán học, Vật lí học, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học, Tin học, công nghệ thông tin, Viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo, công nghệ 3D,...

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 4 SGK tr.23 và trả lời câu hỏi:

+ Các tác phẩm trong Hình 4 có được coi là tác phẩm lịch sử không? Vì sao?

+ Hãy chỉ ra vai trò của Sử học đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua tác phẩm đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy lấy ví dụ khác về sự đóng góp của sử học đối với sự phát triển của khoa học, công nghệ. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3b, quan sát Hình 5 SGK tr.24, 25 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hãy nêu những hiểu biết của em về mối tương tác giữa Sử học và các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ. Các ngành tự nhiên và khoa học công nghệ có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử.

+ Lấy ví dụ cụ thể thể hiện mối liên hệ đó.

- GV nhấn mạnh: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trong thời đại hiện nay đã hỗ trợ rất đặc lực và hiệu quả quá trình thu nhận, xử lí nguồn tư liệu cũng như đưa ra những kết quả nghiên cứu chính xác, khách qua, khoa học và toàn diện hơn về những điều đã xảy ra trong quá khứ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nội dung thông tin mục 3a, 3b, quan sát Hình 4, 5 SGK tr.23-25, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày mối quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

 

 

 

a) Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ

- Các tác phẩm được giới thiệu trong Hình 4 là những tác phẩm lịch sử.

=> Tác phẩm trang bị cho người đọc những hiểu biết ở các mức độ khác nhau về lịch sử phát triển ngành Toán học trên thế giới, gắn liền với những bối cảnh, điều kiện lịch sử, mốc thời gian, nhân vật lịch sử theo từng giai đoạn, về vai trò của ngành Toán học đối với sự phát triển của lịch sử xã hội; lịch sử, quá trình tìm ra các nguyên tố hoá học.

- Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:

+ Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên của Sử học: thành tựu của ngành khoa học tự nhiên và công nghệ ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào; có tác dụng, ý nghĩa ra sao đối với sự phát triển xã hội; qua đó phản ánh lịch sử xã hội đương thời thế nào?

+ Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của chính các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ để có thể kế thừa thành tựu tri thức, kinh nghiệm của người đi trước, đồng thời tránh lặp lại các sai lâm của các thế hệ đi trước.

b) Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học

- Nhà sử học cần phải sử dụng nhiều thông tin và phương pháp của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ để tái hiện đời sống của con người trong quá khứ.

- Ví dụ:

+ Sử dụng thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ.

+ Sử dụng các thông tin và phương pháp của Hoá học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học - kĩ thuật.

+ Sử dụng những tài liệu, phương pháp của các ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Y học,... để xác định tính chính xác của sự kiện, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.

+ Sử dụng công cụ và kĩ thuật máy tính để hỗ trợ cho việc sưu tầm, phân tích số liệu, lựa chọn tài liệu thuận lợi hơn, giúp làm nhẹ công việc, giảm thời gian tính toán của nhà sử học trong quá trình nghiên cứu lịch sử.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có vào việc giải quyết một số tình huống/bài tập nhận thức, thông qua đó góp phần hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho HS.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm; HS vận dụng kiến thức đã học, thực hiện các yêu cầu bài tập trước tại lớp.
  4. Sản phẩm học tập: HS chọn được đáp án đúng cho mỗi câu hỏi trắc nghiệm.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu cho HS: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Ý nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao Sử học là một khoa học có tính liên ngành?

  1. Vì Sử học là môn khoa học cơ bản, chỉ phối các môn khoa học khác.
  2. Vì Sử học nghiên cứu về đời sống của loài người trong quá khứ với nhiều lĩnh vực khác nhau.
  3. Vì Sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác trong nghiên cứu.
  4. Cần ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ để tăng cường chất lượng và hiệu quả nghiên cứu lịch sử.

Câu 2. Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn có mối quan hệ thế nào?

  1. Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, nhân văn.
  2. Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của Sử học.
  3. Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều.
  4. Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn phát triển độc lập với nhau.

Câu 3. Khai thác Tư liệu 4 (Lịch sử 70, tr. 22) và cho biết sự kiện lịch sử nào được phản ánh thông qua Hồi 14 trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái (thế kỉ XVIII)?

  1. Quân Tây Sơn tấn công ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh.
  2. Lê Chiêu Thống cầu viện nước ngoài chống lại quân Tây Sơn.
  3. Quân Tây Sơn đánh thắng trận Ngọc Hỏi, rồi tiến vào giải phóng Thăng Long; quân giặc phải rút chạy.
  4. Phong trào nông dân Tây Sơn (cuối thế kỉ XVIII).

Câu 4.  Khai thác thông tin về Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới Tràng An (Lịch sử 70, tr. 19) cho thây: Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?

 

  1. Địa chất học, Cổ sinh học, Sử học, Khảo cổ học.
  2. Văn học, Triết học, Tâm lí học.
  3. Toán học, Hoá học, Vật lí.
  4. Khảo cổ học, Toán học, Hoá học.

Câu 5. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  1. Khoa học tự nhiên và công nghệ là đối tượng nghiên cứu của Sử học.
  2. Sử học đi sâu nghiên cứu nội dung của khoa học tự nhiên, công nghệ.
  3. Sử học xem xét, làm rõ thành tựu của từng ngành ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.
  4. Sử học đánh giá ý nghĩa, tác dụng của thành tựu các ngành đó đối với xã hội đương thời.

Câu 6. Ý nào không đúng về vai trò của Sử học đối với sự ra đời của các tác phẩm được đề cập đến trong hình bên và các ngành khoa học liên quan?

  1. Các phương pháp cơ bản của Sử học được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đối tượng, hình thành nên tác phẩm.
  2. Phục dựng lịch sử phát triển một số ngành/ vấn đề khoa học tự nhiên ở các mức độ khác nhau.
  3. Sử học có vai trò quyết định sự phát triển của ngành Toán học và Hoá học.
  4. Sử học góp phần chỉ ra những thành tựu để kế thừa và phát triển, kể cả những bài học kinh nghiệm, những sai lầm cần tránh trong lịch sử nghiên cứu của ngành.

Câu 7. Ý nào không phù hợp về tác dụng của việc tái hiện lịch sử các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  1. Giúp làm rõ các vấn đề thuộc các ngành đó đã từng được đặt ra và giải quyết như thế nào.
  2. Giúp các nhà khoa học không lặp lại sai lầm của những người đi trước.
  3. Giúp các nhà khoa học có thế kế thừa thành tựu. kinh nghiệm của những người đi trước.
  4. Đưa đến sự ra đời của nhiều phát minh mới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi trước lớp:

Câu 1. Đáp án A                                            Câu 5. Đáp án B

Câu 2. Đáp án C                                            Câu 6. Đáp án C

Câu 3. Đáp án C                                            Câu 7. Đáp án D

Câu 4. Đáp án A                                          

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS rèn luyện được khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử, tự học lịch sử suốt đời cho HS.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 phần Vận dụng SGK tr.25; HS vận dụng kiến thức thực tế, vận dụng kiến thức đã học và thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập: Bài giới thiệu của HS về trường học/gia đình của em trong những năm gần đây, thể hiện rõ sự vận dụng những thông tin, phương pháp liên ngành trong tìm hiểu lịch sử.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Hãy xây dựng một bài giới thiệu về trường học/gia đình của em trong những năm gần đây (lưu ý: trong bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp liên ngành).

- GV hướng dẫn HS: Lựa chọn giới thiệu về nhà trường trong khoảng 5 năm trở lại đây:

+ Bước 1. Lập dàn ý:

  • Trường được thành lập từ bao giờ, địa điểm ở đâu?
  • Trong 5 năm gần đây, nhà trường đã đạt được một số thành tích tiêu biểu nào?
  • Về đào tạo
  • Về thể thao, văn nghệ, phong trào thiện nguyện,... trong nhà trường
  • Một số tấm gương tiêu biểu (thầy/cô giáo, HS,...).

+ Bước 2. Thu thập thông tin liên quan để xây dựng bài giới thiệu: phòng truyền thống, bộ phận lưu trữ hồ sơ của nhà trường, Ban Giám hiệu...

+ Bước 3. Viết và hoàn thiện báo cáo:

  • HS vận dụng những thông tin, phương pháp
  • mang tính liên ngành như: lập bảng số liệu, bảng thống kê, tính toán các số liệu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,... phù hợp.
  • Các bài giới thiệu có dẫn những nguồn tư liệu (viết, hình ảnh, clip phỏng vấn nhân chứng lịch sử,...) liên quan đến nhà trường trong giai đoạn mà HS tìm hiểu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS báo cáo kết quả, nộp và trình bày bài giới thiệu về trường học, gia đình em vào tiết học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.

* Hướng dẫn về nhà

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Trả lời câu hỏi 1, 2 phần Luyện tập và câu hỏi 2 phần Vận dụng SGK tr.25.

- Làm bài tập Bài 3 – Sách bài tập Lịch sử 10.

- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.

 

Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>

Từ khóa: Giáo án lịch sử 10 kì 1 kết nối tri thức, giáo án lịch sử 10 kết nối, giáo án word lịch sử 10 kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án word đủ các môn 

 
 
 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
 
Chat hỗ trợ
Chat ngay