Kênh giáo viên » Lịch sử 10 » Giáo án Lịch sử 10 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án Lịch sử 10 kì 1 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 kì 1 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 10 kì 1 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

CHƯƠNG V. ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN

BÀI 8. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài học yêu cầu HS:

- Trình bày được những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Trình bày và phân được sự ra đời và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

Năng lực tái hiện sự kiện

Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

3. Phẩm chất

- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh và tài liệu tham khảo liên quan đến bài học.
  3. Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà

- Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng mục đích học tập, kích thích hứng thú của các em để bài học diễn ra sôi nổi hơn.
  3. b) Nội dung : GV giúp học sinh tìm hiểu về khu vục Đông Nam Á
  4. c) Sản phẩm: Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực lịch sử địa lý - văn hóa riêng biệt trên cơ sở phát triển đồ sắt và kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, từ những thế kỷ đầu của Công nguyên, các vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở Đông Nam Á; tiếp đó khoảng thế kỷ IX – X các quốc gia Đông Nam Á được xác lập và phát triển thịnh đạt vào thế kỷ X - Để hiểu điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Gv nêu câu hỏi: em biết gì về khu vực Đông Nam Á?

Hs suy nghĩ trả lời.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự ra đời của các vương quốc ỏ Đông Nam Á

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu sự ra đời của các vương quốc ỏ Đông Nam Á
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Trước hết, GV treo lược đồ các quốc gia Đông Nam Á lên bảng và yêu cầu HS chỉ trên lược đồ hiện nay khu vực gồm những nước nào.

- GV nhận xét và giới thiệu tên và vị trí trên lược đồ 11 quốc gia hiện nay.

GV? Nêu những nét chung, những điểm tương đồng của các nước trong khu vực?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận:

Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

 

1. Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

a. Điều kiện tự nhiên

- Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên ưu đãi - gió mùa, thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước và nhiều loại cây trồng khác.

- Địa hình bị chia cắt nhỏ, manh mún

b. Điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

- Đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng và làm sắt. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.

- Một số vương quốc đã được hình thành trong giai đoạn này: Chăm pa, Phù Nam,

Tumasíc, Malayu…

c. Kinh tế, xã hội

- Kỹ thuật luyện kim, trồng cây ăn quả, nông nghiệp lúa nước, dệt vải, làm đồ gốm

- Là những quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn nhỏ hẹp.

HOẠT Đ ỘNG I I : Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình bày trên lược đồ về tên gọi, vị trí tương đối và khoảng thời gian ra đời của các vương quốc Đông Nam Á.

GV chuyển ý: Các vương quốc cổ Đông Nam Á lúc đó còn nhỏ bé, phân tán trên địa bàn hẹp, sống riêng rẽ và nhiều khi còn tranh chấp nhau, đó là nguyên nhân dẫn đến sự đổ vỡ, để rồi trên cơ sở đó hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh

GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và đưa yêu cầu cho các nhóm:

Nhóm1: Tìm hiểu sự hình thành các vương quốc chính

Nhóm 2: Tìm hiểu giai đọan phát triển các quốc gia ĐNA?

Nhóm 3: Thời kì suy thoái bắt đầu vào thời gian nào? Biểu hiện?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận:

Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

GV giới thiệu bức tranh hình 19 SGK "Toàn cảnh đô thị cổ Pa- gan Mianma" đồng thời tổ chức cho HS khai thác bức tranh để thấy được sự phát triển của vương quốc Mianma, sau đó cho HS xem một số hình ảnh về thành tựu văn hóa của các quốc gia ĐNA

2.Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Sự hình thành: từ thế kỷ VII đến X, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia phong kiến dân tộc như Vương quốc Cam-pu-chia của người Khơ me, các vương quốc người Môn và người Miến ở hạ lưu sông Mê Nam, Sri-vi-giây, Ma- ta- ram ở In đô nê xi a….

- Giai đoạn phát triển: Từ khoảng nửa sau thế kỷ X đến nửa đầy thế kỷ XVIII

+ Inđônêxia thống nhất và phát triển hùng mạnh dưới vương triều Mô-giô-pa-hít (1213

- 1527)

+ Trên bán đảo Đông Dương ngoài quốc gia Đại Việt, Chăm pa, vương quốc Campuchia từ thế kỷ IX cũng bước vào thời kỳ Ăng co huy hoàng.

Trên lưu vực sông Iraoađi từ giữa thế kỷ XI, mở đầu hình thành và phát triển của vương quốc Mi-an-ma.

+ Giữa thế kỷ XIV vương quốc Lan Xang thành lập.

* Biểu hiện:

+ Kinh tế, cung cấp một khối lượng lớn lúa gạo, sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, chế phẩm kim khí), nhất là sản vật thiên nhiên, nhiều lái buôn nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.

+ Chính trị, tổ chức bộ máy chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

+ Văn hóa, các dân tộc Đông Nam Á xây dựng được một nền văn hóa riêng của mình với những nét độc đáo.

- Giai đoạn suy thoái: Từ nửa sau thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  4. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Gv nêu câu hỏi: Điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
  3. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập trắc nghiệm
  4. c) Sản phẩm: Đáp án của HS
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.

*HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC

  • Học bài cũ, đọc trước bài mới: Vương quốc Campuchia và Vương quốc Lào.
  • Sưu tầm tranh ảnh về đất nước và con người Lào, Cam-pu-chia thời phong kiến.
  • Lập niên biểu về quá trình phát triển lịch sử Lào, CPC thời phong kiến.
 
 
Ngày soạn: …/…/…

BÀI 9. VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Về kiến thức: Yêu cầu HS:

- Trình bày được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của những nước láng giềng gần gũi với Việt Nam.

- Nêu được những giai đoạn phát triển lịch sử của hai vương quốc Lào và Cam-pu-chia.

- Nhận xét được ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của hai nước này.

- Rút ra được nét tương đồng trong lịch sử và văn hóa của 3 nước: Việt Nam- Lào- Campuchia

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện sự kiện về các phát minh khoa học, kỹ thuật.

+ Năng lực thực hành bộ môn

  1. Phẩm chất

Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên: Giáo án, tranh ảnh và tài liệu tham khảo liên quan đến bài học, máy tính...
  3. Học sinh:

- Chuẩn bị bài trước ở nhà

- Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng mục đích học tập, kích thích hứng thú của các em để bài học diễn ra sôi nổi hơn.
  3. b) Nội dung : GV cho HS xem các hình ảnh về đất nước camphuchia và Lào. Yêu cầu HS nối các dữ liệu và trình bày 1 số hiểu biết về 2 quốc gia này.
  4. c) Sản phẩm: Hs suy nghĩ trả lời.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV nhận xét, dẫn dắt:

Cam-pu-chia và Lào là hai nước láng giềng gần gũi với Việt Nam, đã có truyền thốn lịch sử lâu đời và một nền văn hóa đặc sắc. Để tìm hiểu sự phát triển của vương quốc Cam-pu-chia và vương quốc Lào phát triển qua các thời kỳ như thế nào? Tình hình kinh tế, xã hội, những nét văn hóa đặc sắc ra sao? Nội dung bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Tìm hiểu Vương Quốc Cam –pu-chia

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu Vương Quốc Cam –pu-chia
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV ? Người Cam-pu-chia là ai? Họ sống ở đâu? Thời gian lập quốc ? GV? Giai đoạn nào Cam-pu-chia phát triển thịnh đạt nhất? Những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt?

GV nhận xét, trình bày và phân tích:

+ Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu-chia, họ quần cư ở bắc Biển hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển hồ (tỉnh Xiêm Riệp ngày nay).

GV chỉ trên bản đồ: Địa bàn ban đầu (thế kỷ V

- VII) ở hạ lưu sông Se-mun (Nam Cò Rạt), địa bàn quần cư ở thế kỷ X - XV địa bàn ở bắc Biển Hồ, kết hợp giới thiệu tranh ảnh về đất nước con người Cam-pu-chia . chú ý đến giới thiệu Ăng Co Vát.

GV? Nêu những nét phát triển độc đáo về văn hóa của vương quốc Cam-pu-chia?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận:

Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

1.Vương q uốc Ca m -pu-chia

Cư dân: chủ yếu là Khơ me.

Địa bàn sinh sống: ban đầu là phía bắc nước Cam-pu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và mạn trung lưu sông Mê Công;

- Thời gian thành lập: thế kỷ VI Thời kỳ Ăng-co (802 - 1432) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Cam-pu- chia, họ quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co được xây dựng ở tây bắc Biển Hồ.

- Biểu hiện:

+ Về kinh tế: nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển.

+ Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

+ Ăng-co còn chinh phục các nước láng giềng, trở thành cường quốc trong khu vưc.

- Văn hóa: Sáng tạo ra những chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ. Văn học dân gian và văn học viết với những câu chuyện có giá trị nghệ thuật.

Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc Ăng co.

Hoạt động II: Tìm hiểu Vương quốc Lào

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu Vương Quốc Lào
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV? Thời kỳ thịnh vượng của vương quốc Lào? Những biểu hiện của sự thịnh vượng?

GV trình bày: Đến đầu thế kỷ XVIII, Lan Xang suy yếu và bị Xiêm đánh chiếm biến thành một tỉnh, sau trở thành thuộc địa của Pháp 1893 GV? Nêu những nét chính về văn hóa của Vương quốc Lào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận:

Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

GV kết hợp giới thiệu hình 22 trong SGK "Tháp That Luông - Viêng Chăn (Lào)".

GV nhấn mạnh: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc.

Tuy nhiên khi tiếp thu văn hóa nước ngoài, nhất là văn hóa Ấn Độ trong quá trình giao lưu văn hóa, mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính bản sắc dân tộc là sợi dây liên kết dân tộc và thúc đẩy cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc.

2. Vương Quốc Lào

- Cư dân cổ chính là người Lào Thơng + Lào Lùm.

- Năm 1353 Pha Ngừm thống nhất các mường Lào lên ngôi đặt tên nước là Lan Xang (triệu voi). Thời kỳ thịnh vượng nhất là cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, dưới triều vua Xu- li-nha Vông-xa. Biểu hiện:

+ Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+ Buôn bán trao đổi với cả người châu Âu. Lào còn là trung tâm phật giáo.

+ Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược Miến Điện.

- Văn hóa:

+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu- chia và Mi-an-ma.

+ Đời sống văn hóa của người Lào rất phong phú, hồn nhiên.

- Kiến trúc: X Nhận xét: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc.

Song tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

ây dựng một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là That Luông ở Viêng Chăn. GV? Nêu những nét chính về văn hóa của Vương quốc Lào?

- Nhận xét: Cam-pu-chia và Lào đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc.

Song tiếp thu mỗi nước đều đem lồng nội dung của mình vào, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  4. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Gv yêu cầu hs chứng minh quá trình xuất hiện loài người(thời gian, địa điểm, bằng chứng khoa học...) trên đất nước Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
  3. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập trắc nghiệm
  4. c) Sản phẩm: Đáp án của HS
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.

*HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.

- Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Cam-pu-chia và Lào theo nội dung sau

TÊN VƯƠNG QUỐC

THỜI GIAN HÌNH THÀNH VƯƠNG QUỐC

GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN THỊNH NHẤT

BIỂU HIỆN CỦA SỤ PHÁT TRIỂN

    
Giáo án Lịch sử 10 kì 1 soạn theo công văn 5512
Giáo án Lịch sử 10 kì 1 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Lịch sử 10 kì 1 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Lịch sử 10. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới sử khối 10, lịch sử 10 kì 1 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an su 10 ki 1 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay