Kênh giáo viên » Lịch sử 10 » Giáo án Lịch sử 10 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án Lịch sử 10 kì 2 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Lịch sử lớp 10 kì 2 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 10 kì 2 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

BÀI 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức: Yêu cầu HS:

- Trình bày và phân tích được nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ

- Nắm được các sự kiện cơ bản của diễn biến. Nêu được nội dung của Tuyên ngôn độc lập, liên hệ đến bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta.

- Phân tích, rút ra được ý nghĩa lịch sử và tính chất của cuộc chiến

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện sự kiện

+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

3. Phẩm chất

- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. GV:

- Bản đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ; ảnh Bạo động ở Bô- xtơn, Gioóc giơ Oa-sinh-tơn, Đại hội lục địa...(GV có thể lựa chọn nhiều tài liệu trực quan sinh động).

  1. HS:

- Sách giáo khoa, dụng cụ học tập….

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng mục đích học tập, kích thích hứng thú của các em để bài học diễn ra sôi nổi hơn.
  3. b) Nội dung : GV cho HS xem các hình ảnh về nước Mỹ
  4. c) Sản phẩm: Sau khi HS trả lời, GV nhận xét. Sau đó dẫn dắt về cuộc chiến tranh giành

độc lập ở Bắc Mỹ

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các hình ảnh này cho các em biết về quốc gia nào?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu trên bản đồ vị trí của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và nêu câu hỏi:

13 thuộc địa của Anh được ra đời như thế nào?

GV gợi ý để HS nhớ lại kiến thức cũ làm nền cho nhận thức kiến thức mới:

+ Cuộc di dân từ châu Âu sang châu Mĩ từ sau cuộc phát kiến địa lý của Critxtop Côlôngbô.

+ Quá trình chinh phục người In-đi-an, đuổi họ về phía Tây.

+ Đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang khai phá đồn điền...

+ Nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc địa Anh phát triển như thế nào. GV? Sự phát triển kinh tế ở 13 thuộc địa đặt ra những yêu cầu gì?

Tại sao chính phủ Anh lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở thuộc địa?

Chính phủ Anh đã làm gì để kìm hãm sự phát triển kinh tế thuộc địa? Hậu quả của những chính sách đó ra sao?

GV lấy kết quả thảo luận để lý giải nguyên nhân dẫn đến việc bùng nổ cuộc chiến tranh đòi quyền độc lập của tất cả các tầng lớp nhân dân 13 thuộc địa Anh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Cá nhân HS trình bày, HS khác nhận xét

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, chốt kiến thức

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh

- Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3 triệu người)

-Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp TBCn ở đây phát triển.

-Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ

-Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.

 

Hoạt động2: Tìm hiểu diễn biến của cuộc chiến.

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu diễn biến của cuộc chiến
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát bức tranh Đại hội lục địa lần hai, chân dung Oa-sinh-tơn, nêu câu hỏi thu hút sự chú ý của HS:

Ông là ai? Em biết gì về ông?

Trong quá trình hướng dẫn HS thảo luận. cần chú ý nhấn mạnh tài thao lược quân sự của Oa-sinh-tơn (chỉnh đốn quân đội, thay đổi hình thức tác chiến...), đồng thời phân tích tác dụng của bản Tuyên ngôn độc lập đối với việc kích thích tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân thuộc địa (có thể liên hệ với bản tuyên ngôn độc lập ngày 2 - 9 - 1945 của ta). Nhờ đó tình hình thay đổi theo hướng ngày càng có lợi cho nghĩa quân.

GV sử dụng sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà nước Mĩ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách giáo khoa, thảo luận tìm ý trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi đại diện nhóm trình bày kết quả thống nhất của nhóm. HS nhóm khác bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và mở rộng, hướng dẫn hs ghi bài.

2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ

- Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9

- 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.

- Tháng 5 - 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập

+ Quyết định xây dựng quân đội lục địa

+ Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội

+ Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.

- Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.

- Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định,

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  4. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Gv nêu câu hỏi

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
  3. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập trắc nghiệm
  4. c) Sản phẩm: Đáp án của HS
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.

*HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC

- Học bài cũ, làm bài tập SGK

- Chuẩn bị trước bài mới: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII

+ Nguyên nhân của cuộc chiến tranh

+ Diễn biến

+ Kết quả. Ý nghĩa và tính chất

 

 

 

 

Ngày soạn:…/…/…

BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức : Yêu cầu học sinh

- Trình bày và phân tích được nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII.

- Nắm được các sự kiện cơ bản của diễn biến. Nêu được nội dung của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền. liên hệ đến bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta.

- Chứng minh được thời kỳ Giacobanh là đỉnh cao của cách mạng

- Phân tích, rút ra được ý nghĩa lịch sử và tính chất của cuộc chiến

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tái hiện sự kiện

+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ liên quan đến bài học.

  1. Phẩm chất

- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của dân tộc ta,

ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm lao động xây dựng quê hương đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Giáo viên: Giáo án, , máy tính, tranh ảnh liên quan
  2. Học sinh: - Chuẩn bị bài trước ở nhà

- Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu liên quan phục vụ bài học

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng mục đích học tập, kích thích hứng thú của các em để bài học diễn ra sôi nổi hơn.
b) Nội dung : GV cho HS xem các hình ảnh và đặt câu hỏi: những hình ảnh này cho các em biết về quốc gia nào?
  1. c) Sản phẩm: Cuối thế kỷ XVIII, giữa Pa-ri hoa lệ của nước Pháp - "Kinh đô châu Âu", đã bùng nổ một cuộc cách mạng "long trời lở đất". Thành quả chính của cuộc cách mạng đó được Lê-nin nhấn mạnh rằng: "Nó xứng đáng là cuộc đại cách mạng vì đã làm biết bao việc cho giai cấp của nó tức là giai cấp tư sản, để đến trọn thế kỷ XIX, thế kỷ đem lại ánh sáng và văn hóa, văn minh cho nhân loại đều diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại này". Vì sao cuộc cách mạng tư sản ở trung tâm châu Âu lại trở nên điển hình hơn bất cứ một cuộc cách mạng tư sản nào của thời kì cận đại, chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay (GV ghi tiêu đề bài học).
  2. d) Tổ chức thực hiện: Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.
  3. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1 : Tìm hiểu tình hình nước Pháp trước cách mạng

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu tình hình nước Pháp trước cách mạng
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng?

+ Nhóm 2: Tình hình xã hội nước Pháp trước cách mạng?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG

1. Tình hình kinh tế - xã hội

a. Kinh tế

- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp

+ Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.

+ Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề

+Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)

+ Công nhân đông, sống tập trung

+ Buôn bán mở rộng với nhiều nước

b. Chính trị- xã hội:

- Chính trị: Chế độ phong kiến

- Xã hội chia thành 3 đẳng cấp

+ Tăng lữ: nắm đặc quyền

+ Quí tộc: kinh tế, chính trị, giáo hội.

+ Đẳng cấp thứ ba: Gồm TS, Nông dân, bình dân. Họ làm ra của cải, phải đóng mọi thứ thuế, không được hưởng quyền lợi chính trị.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu trào lưu triết học ánh sáng.

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu trào lưu triết học ánh sáng
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu trào lưu "Triết học ánh sáng" thông qua những quan điểm tiêu biểu của Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Ru-xô. HS cần nhận thức rõ những tư tưởng đó không dừng ở việc phê phán chế độ phong kiến thối nát, giáo lí nhà thờ hủ lậu, mà quan trọng hơn là đặt cơ sở nền móng lí thuyết về việc xây dựng một chế độ xã hội mới. Nó thực sự là tư tưởng dọn đường cho cách mạng, là ngọn đuốc sáng cho nước Pháp khi vẫn còn trong đêm tối.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

2.Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng

*Thời gian: Đầu thế kỷ XVIII

* Đại biểu: Môngtexkio, Vôn-te, Rút-xô

*Nội dung: Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển.

* Ý nghĩa: dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai

Hoạt động 3: Tìm hiểu tiến trình của cách mạng tư sản Pháp

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu tiến trình của cách mạng tư sản Pháp
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê tiến trình cách mạng.

GV tường thuật trận tấn công phá ngục Ba- xti (có thể sử dụng đoạn trích trong bài thơ 14 - 7 của Tố Hữu).

GV sử dụng bản đồ phong trào nhân dânPháp (SGK), Bức tranh biếm họa Nông dân chặt vòi bạch tuột (Chính sách tô, thuế của phong kiến, Giáo hội ăn bám), nông dân đốt các lãnh địa phong kiến v.v...

GV hướng dẫn HS tìm hiểu những tư tưởng tiến bộ của Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (Có thể liên hệ với Tuyên ngôn độc lập của Mĩ, Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam).

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

II.TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG

1.Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến

-Ngày 5 - 5 - 1789 Hội nghị ba đẳng cấp

=> đẳng cấp thứ 3 phản đối.

-Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng phá ngục Ba-xti==>mở đầu cho cách mạng Pháp.

-Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).

+ Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.

+ Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.

+ Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).

 

TIẾT 2

Hoạt động 1: Tìm hiểu các chính sách của phái Giacôbanh, cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao.

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu các chính sách của phái Giacôbanh, cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu, phân tích và nhận xét các chính sách của phái Giacôbanh?

GV nêu câu hỏi: Tại sao giữa lúc cách mạng đang lên cao, phái Giacôbanh lại suy yếu?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

 

3. Nền chuyên chính Giacôbanh – đỉnh cao của cách mạng.

- Các chính sách phái Giacôbanh:

+ Trừng trị bọn phản cách mạng.

+ Giải quyết các quyền lợi cho nhân dân như: chia ruộng đất cho nông dân, quy định giá hàng hóa cho dân nghèo….

+ Ban hành lệnh tổng động viên, xây dựng quân đội mạnh.

+ Thông qua hiến pháp mới, nới rộng các quyền tự do dân chủ.

+ Xóa nạn đầu cơ tích trử.

- Phái Giacôbanh đã đánh đổ thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.

- Do mâu thuẩn nội bộ nên phái này suy yếu, sau cuộc bạo động ngày 27 – 7 – 1794, thì chính quyền rơi vào tay bọn phản động.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thời kì thoái trào

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu thời kì thoái trào
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV sử dụng sơ đồ thoái trào của cách mạng pháp để giúp HS nhận thức rõ thời kỳ thoái trào của cách mạng.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

4. Thời kỳ thoái trào.

- Sau đảo chính, Ủy ban đốc chính được thành lập. Thủ tiêu các thành quả của cách mạng.

- 11 – 1799, nền độc tài của Na Pô Lê Ông được thiết lập.

- 1815, chế độ quân chủ ở pháp được phục hồi.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.

  1. a) Mục đích: HS tìm hiểu ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.
  2. b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa suy nghĩ cá nhân trả lời các câu hỏi của giáo viên.
  3. c) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
  4. d) Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV hướng dẫn HS rút ra và đánh giá ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

Hs từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận thống nhất ý kiến.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận: Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

GV nhận xét bổ sung và chốt ý.

III. Ý nghĩa của cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII.

- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Pháp phát triển.

- Giải quyết được vấn đề dân chủ.

Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo,

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
  3. b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
  4. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Gv nêu câu hỏi : So sánh tính chất của cuộc cách mạng tư sản Pháp với các cuộc các mạng đã học.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn
  3. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập trắc nghiệm
  4. c) Sản phẩm: Đáp án của HS
  5. d) Tổ chức thực hiện:

GV cho HS làm các bài tập trắc nghiệm để củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.

*HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC

- Học bài cũ, làm bài tập SGK

- Chuẩn bị trước bài mới: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu

+ Tiền đề của cuộc cách mạng

+ Các thành tựu tiêu biểu

+ Hệ quả

Giáo án Lịch sử 10 kì 2 soạn theo công văn 5512
Giáo án Lịch sử 10 kì 2 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Lịch sử 10 kì 2 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Lịch sử 10. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới sử khối 10, lịch sử 10 kì 2 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an su 10 ki 2 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THPT

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay