Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời ngô, đinh, tiền lê (939 – 1009) (3 tiết)

Giáo án bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời ngô, đinh, tiền lê (939 – 1009) (3 tiết) sách lịch sử 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời ngô, đinh, tiền lê (939 – 1009) (3 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV

BÀI 13: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ (939 – 1009) (3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

HS học sẽ:

  • Nêu được những nét chính về thời Ngô.
  • Trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh và sự thành lập nhà Đinh.
  • Mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê năm 981.
  • Giới thiệu được những nét chính về tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
  • Nhận biết được đời sống xã hội, văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết vấn đề: thông qua việc chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập về Việt Nam thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
  • Giao tiếp và hợp tác: thông qua sự hoạt động nhóm và trao đổi thảo luận để tìm hiểu về Việt Nam thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
  • Năng lực lịch sử:
  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua sử dụng tư liệu để nêu được những nét chính về thời Ngô, trình bày được công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh, sự thành lập nhà Đinh.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, quan sát sơ đồ giới thiệu được những nét chính về tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh, Tiền Lê; nhận biết được đời sống xã hội, văn hóa; sư dụng lược đồ để mô tả được cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê (981).
  1. Phẩm chất
  • Giáo dục học sinh truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc và lòng biết ơn đối với những người có công với đất nước, tiêu biểu là Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn.
  • Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong học tập và góp phần bảo tồn và phát huy giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 – 1009), ví dụ như tranh ảnh về khi di tích thành Cổ Loa, đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng,…
  • Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Ngô, Đinh, Tiền Lê; Lược đồ vị trí chiếm đóng của 12 sứ quân; Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê.
  • Phiếu học tập, giấy A0.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh 13.1 trong SGK cho HS quan sát và đọc thông tin về cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), sau đó sử dụng kĩ thuật KWLH để dẫn dắt vào bài mới.
  4. Sản phẩm học tập: HS quan sát, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành trả lời bảng câu hỏi KWLH.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh 13,1 trong SGK và yêu cầu HS đọc thông tin về cố đô Hoa Lư (Ninh Bỉnh) ở ngay bên cạnh.

- GV sử dụng kĩ thuật KWLH: yêu cầu HS trả lời những câu hỏi thắc mắc về nội dung bài học vào bảng sau:

(K)

(W)

(L)

(H)

Em đã biết những gì về thời Ngô, Đinh, Tiền Lê?

Em muốn biết những gì về thời Đinh, Ngô, Tiền Lê?

Em đã học được những gì về thời Đinh, Ngô, Tiền Lê?

Em có thể vận dụng kiến thức của bài học này như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin và suy nghĩ hoàn thành bảng câu hỏi KWLH.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày bảng câu hỏi KWLH.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng hợp ý kiến thống nhất bảng câu hỏi KWLH dẫn dắt vào bài học: Các em hầu như đều thắc mắc về nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê được hình thành như thế nào? Những nét chính về tình hình chính trị, xã hội, văn hóa là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939 – 1009) 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chính về thời Ngô

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về thời Ngô.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 13.2, sơ đồ 13.1 để tìm hiểu những nét chính về thời Ngô.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những nét chính về thời Ngô.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 13.2, sơ đồ 13.1 trong SGK để tìm hiểu những nét chính về thời Ngô. 

- Để HS đi đúng hướng, GV tổ chức cho các em tìm hiểu, thảo luận về các nội dung chính thông qua việc trả lời các câu hỏi như:

+ Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã làm gì để xây dựng đất nước?

+ Mô tả tổ chức chính quyền thời Ngô và rút ra nhận xét.

+ Việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô nói lên điều gì?

- GV gợi ý cho HS trả lời các câu hỏi bằng cách:

+ Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ 13.1 để thấy được: việc làm quan trọng đầu tiên của Ngô Quyền là thiết lập tổ chức bộ máy nhà nước do vua đứng đầu, giúp việc cho vua có Ban văn, Ban võ. Đây là tổ chức chính quyền còn khá đơn giản.

+ GV yêu cầu HS đọc tư liệu Đại Việt sử ký toàn thư trong khung SGK:

+ Hướng dẫn HS quan sát hình 13.2. Khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) là dấu tích kinh đô do Ngô Quyền lựa chọn.

+ GV nhấn mạnh: Việc Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô khẳng định sự tiếp nối chủ quyền quốc gia. GV hỏi thêm: Vì sao Ngô Quyền chỉ xưng vương mà không xưng đế? Đánh giá công lao của Ngô Quyền?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, thảo luận tìm hiểu những nét chính về thời Lê theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nét chính về thời Ngô.  

- GV mời HS trả lời câu hỏi thêm về Ngô Quyền:

+ Ngô Quyền xưng vương nhưng không xưng đế vì sự khôn khéo để tránh đối đầu với phong kiến phương Bắc khi nền độc lập còn non trẻ.

+ Công lao của Ngô Quyền là đánh tan giặc ngoại xâm, đặt nền móng xây dựng quốc gia độc lập.

 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Những nét chính về thời Ngô

- Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô.

- Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự và đặt các chức quan văn, quan võ.

- Ngô Quyền cử các tướng có công lao trước đây trấn giữ và quản lí các khâu quan trọng. Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KÌ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 7: Văn hóa trung quốc (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ 

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 9: Văn hóa ấn độ thời phong kiến (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KÌ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KÌ XVI

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 12: Vương quốc Lào (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KÌ XV

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 20: Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Giáo án điện tử bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu thời trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KÌ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 7: Văn hóa Trung Quốc

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ 

Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 9: Văn hóa ấn độ thời phong kiến

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KÌ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KÌ XVI

Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 12: Vương quốc Lào

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KÌ XV

Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 18: nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KÌ XVI

Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428 – 1527)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay