Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược nhà lý (1075 – 1077) (2 tiết)
Giáo án bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược nhà lý (1075 – 1077) (2 tiết) sách lịch sử 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược nhà lý (1075 – 1077) (2 tiết)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 15: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC NHÀ LÝ (1075 – 1077) (2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Mục tiêu
HS học sẽ:
- Đánh giá được những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống.
- Đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến này.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết và sáng tạo: thông qua việc tự sưu tầm tư liệu kết hợp với SGK để chủ động giải quyết được nhiệm vụ học tập.
- Giao tiếp và hợp tác: thông qua sự hoạt động nhóm, đóng vai, trao đổi, thảo luận về cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý.
- Năng lực lịch sử:
- Tìm hiểu lịch sử: thông qua sử dụng tài liệu, khai thác lược đồ để trình bày được cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc đánh giá được những nét độc đáo của cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý và đánh giá được vai trò của Lý Thường Kiệt đối với cuộc kháng chiến và dân tộc.
- Vận dụng kiến thức và kỹ năng: thông qua khai thác tư liệu về Chiếu dời đô để đánh giá được sự kiện dời đô và đánh giá được công lao của Lý Công Uẩn đối với dân tộc.
- Phẩm chất
- Giáo dục HS truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, lòng tự hào và biết ơn đối với những người có công với đất nước, tiêu biểu là Lý Thường Kiệt.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nhà Lý (1075 – 1077).
- Lược đồ cuộc tấn công chủ động của nhà Lý sang đất Tống, lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt.
- Phiếu học tập, video clip về cuộc kháng chiến chống Tống.
- Máy tính, máy chiếu.
- Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nội dung: GV yêu cầu HS đọc bài thơ Nam quốc sơn hà và nêu ngắn gọn ý nghĩa của bài thơ đó.
- Sản phẩm học tập: HS xem video clip và cảm nhận.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc bài thơ Nam quốc sơn hà và nêu ngắn gọn ý nghĩa của bài thơ đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc bài thơ Nam quốc sơn hà và suy nghĩ về ý nghĩa của bài thơ đó.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS đọc to bài thơ Nam quốc sơn hà và nêu ngắn gọn ý nghĩa của bài thơ đó trước lớp:
+ Bài thơ Nam quốc sơn hà:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
+Ý nghĩa: Bài thơ là đòn đánh tinh thần làm cho địch hoang mang lo sợ, khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, đồng thời khẳng định chủ quyền dân tộc và chứng minh tình chính nghĩa của cuộc kháng chiến của quân và dân ta.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt vào bài học mới: Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép: "Người đời truyền rằng: [Lý] Thường Kiệt làm hàng rào theo dọc sông để cố thủ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân có tiếng đọc to rằng:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Sau đó quả nhiên như thế ". Vậy cuộc kháng chiến chống Tống có những nét độc đáo gì? Lý Thường Kiệt có vai trò như thế nào đối với cuộc kháng chiến đó? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nhà Lý (1075 – 1077).
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chủ động tiến công để tự vệ (1075)
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS đánh giá được nét độc đáo về chủ động tiến công để tự vệ trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nhà Lý.
- Nội dung: GV cho HS làm việc nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin phần mục 1 (SGK) kết hợp quan sát hình 15, khai thác nội dung mục Em có biết?, quan sát lược đồ 15.1 để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi vào vở vài nét độc đáo về chủ động tiến công để tự vệ trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc theo nhóm để thực hiện những nhiệm vụ sau: + Nhiệm vụ 1: Trình bày âm mưu và hành động xâm lược Đại Việt của nhà Tống. Hành động đó ảnh hưởng đến quốc gia Đại Việt như thế nào? + Nhiệm vụ 2: Trình bày chủ trương, hoạt động của nhà Lý để chống lại âm mưu xâm lược của nhà Tống. Nêu tác dụng của những hoạt động đó. + Nhiệm vụ 3: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến công của nhà Lý sang đất Tống. - Để thực hiện nhiệm vụ trên, GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin phần mục 1 (SGK) kết hợp quan sát hình 15, khai thác nội dung mục Em có biết?: - GV gợi ý cho HS quan sát lược đồ 15.1 để thấy được: việc chủ động tiến công sang đất Tống của nhà Lý nhằm mục đích gì, được thực hiện bằng những con đường nào, địa điểm tấn công, kết quả ra sao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS báo cáo, trình bày sản phẩm các nhiệm vụ được giao. - GV mời các nhóm khác nhận xét thông qua kĩ thuật 3-2-1. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chốt nội dung cơ bản và nhấn mạnh: + Nét độc đáo của nhà Lý trong việc tấn công sang đất Tống: mục tiêu nhằm vào kho quân lượng của địch, giành thế chủ động. + Tác dụng của kế sách "Tiên phát chế nhân": giành thế chủ động cho ta, phá thế chủ động của địch. + Việc rút quân về nước sau khi đạt mục tiêu thể hiện tính chính nghĩa của nhà Lý và sự chủ động chuẩn bị kháng chiến của nhà Lý. - GV mở rộng kiến thức trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần tiền Hậu Lê về: + Âm mưu xâm lược của nhà Tống: Vương An Thạch nhà Tống cầm quyền, tâu [với vua Tống] rằng nước ta bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm châu huyện không được mua bán với nước ta. + Lý Thường Kiệt: Thường Kiệt người phường Thái Hoà, thành Thăng Long, nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng. Khi còn ít tuổi, vì vẻ mặt tươi đẹp được tác chiến tranh của Lý Thường sung làm Hoàng môn chỉ hậu theo hầu Thái Tông, thăng dần đến chức Nội thị sảnh đô trị. Thánh Tông phong chức Thái bảo, trao cho tiết việt để đi kinh lí hỏi thăm lại dân ở Thanh Hoá, Nghệ An. Đến khi vua thân đi đánh Chiêm Thành, lấy làm tướng tiên phong, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Vì có công, được phong làm Phụ quốc thái phó, dao thụ chư trấn tiết độ, đồng trung thư môn hạ, thượng trụ quốc, thiên tử nghĩa đệ, phụ quốc thượng tướng quân, tước Khai quốc công, sau lại có công nữa, được phong làm Thái uý. + Nhà Lý chủ động tấn công sanh đất Tống: Vua biết tin, sai Lý Thường Kiệt, Tông Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân thuỷ, quân bộ đều tiến. Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Đản vây châu Ung, Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là phủ Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây à, sưu tầ của nhà Minh) phá tan được, chém Thủ Tiết tại trận. Tri Ung Châu là Tô Giám ng chỉ huy cố thủ không hàng. Quân ta đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bèn bị hạ. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Chủ động tiến công để tự vệ (1075) * Âm mưu và hành động xâm lược Đại Việt của nhà Tống: - Âm mưu: Từ giữa TK XI để giải quyết khủng hoảng trong nước. - Hành động: + Xúi giục vua Chăm-pa lên Đại Việt từ phía nam. + Ngăn cản việc buôn bán của người dân hai nước và tìm cách mua chuộc các tù trưởng miền núi ở phía bắc Đại Việt. * Chủ trương, hoạt động của nhà Lý để chống lại âm mưu xâm lược của nhà Tống: - Chủ trương: Sớm phát hiện ý đồ xâm lược thì đã chủ động ứng phó, cử thái úy Lý Thường Kiệt làm chỉ huy, tổ chức kháng chiến. - Hoạt động: + Để ốn định phía nam, vua Lý Thái Tông cùng Lý Thường Kiệt đem quân trấn áp Chăm-pa, đập tan ý đồ phối hợp với quân Tống của Chăm-pa. + Đối với nhà Tống ở phía bắc, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương "Tiên phát chế nhân". * Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc tiến công của nhà Lý sang đất Tống: - Diễn biến: + Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đường thủy, bộ bất ngờ tấn công vào đất Tống. + Sau khi phá hủy nhiều căn cứ, kho tàng của quân Tống, quân nhà Lý tiến hành bao vây thành Ung Châu – căn cứ mạnh nhất của quân Tống. - Kết quả: Sau hơn một tháng, quân nhà Lý hạ thành Ung Châu, tiêu hủy hết kho lương dự trữ cảu địch rồi chủ động rút quân về nước. - Ý nghĩa: Thể hiện tính chính nghĩa của nhà Lý và sự chủ động chuẩn bị kháng chiến của nhà Lý.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 cánh diều theo công văn mới nhất