Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 2:các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ xv đến thế kỉ XVI (1 tiết)

Giáo án bài 2:các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ xv đến thế kỉ XVI (1 tiết) sách lịch sử 7 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 7 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 2:các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ xv đến thế kỉ XVI (1 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN THẾ KỈ XVI

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

HS học sẽ:

  • Giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn.
  • Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: khai thác và sử dụng tư liệu Hình 2.1 – 2.2, Lược đồ 2 để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
  • Giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm và trao đổi thảo luận để tìm hiểu về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
  • Năng lực lịch sử:
  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua việc sử dụng lược đồ, tư liệu để giới thiệu những nét chính hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức trân trọng những nõ lực khám phá của các nhà phát kiện địa lí, qua đó có sự phấn đấu trong học tập, lao động.

 

  • Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm trong việc đấu tranh chóng lại sự áp bức, bóc lột và sự bất bình đẳng trong xã hội.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Lược đồ, tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI (Lược đồ các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVI, ảnh cư dân châu Phi bị bắt đưa sang châu Mỹ,…)
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh về Cô-lôm-bô; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trình bày một vài hiểu biết về Cô-lôm-bô.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy cho biết đây là ai?

+ Ông có đóng góp gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời: Đó là Cô-lôm-bô, nhà phát kiến vĩ đại, người đã tìm ra châu lục mới - châu Mỹ.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Từ năm 1792, ngày Cô-lôm-bô (12 -10) được ăn mừng ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ và trở thành ngày kỉ niệm cho đến tận bây giờ. Vậy Cô-lôm-bô đã có những đóng góp gì cho lịch sử mà được tôn vinh như vậy? Những nhà phát kiến địa lí khác, với tinh thần quả cảm và lòng kiên trung, đã khám phá ra những con đường hàng hải mới, những đại dương mới, tạo ra bước ngoặt trong lịch sử nhân loại. Vậy những phát kiến đó là gì? Hệ quả của nó ra sao? Chủ nghĩa tư bản đã được hình thành trong lòng xã hội phong kiến như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu về một cuộc phát kiến địa lí dựa vào thông tin trong bài và quan sát lược đồ 2, bảng 2 để trình bày những nét chính về hành trình của một cuộc phát kiến địa lí lớn.
  3. Sản phẩm học tập: HS nắm và ghi được vào vở hành trình của các cuộc phát kiến địa lí.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm học tập

- GV dẫn dắt:

+ Ở Tây Âu thời hậu kì trung đại, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có điều kiện

thuận lợi hơn cả để thực hiện các cuộc phát kiến địa lí, tìm đường sang phương Đông.

+ Còn các nước khác như Anh, Pháp, Hà Lan,... đang bận rộn với công việc

nội trị, hàn gắn vết thương chiến tranh.

+ Các vua Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vốn rất sành sỏi tiêu dùng hàng xa xỉ phương Đông nên rất nhiệt tình ủng hộ, tài trợ cho các đoàn thám hiểm,...

- GV chia HS làm 4 nhóm, yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bài và quan sát lược đồ 2, bảng 2 SGK tr.9, 10 để trình bày những nét chính về hành trình của một cuộc phát kiến địa lí lớn.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu cuộc thám hiểm đi qua  mũi cực Nam châu Phi của B.Đi-a-xơ năm 1487.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu cuộc hành trình đi về phía Tây, sang Ca-ri-bê (thuộc châu Mĩ ngày nay) của C.Cô-lôm-bô năm 1492.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu cuộc hành trình vòng quanh châu Phi đến Ca-li-út (Ấn Độ) của Va-xco đơ Ga-ma năm 1497-1498.

+ Nhóm 4: Tìm hiểu chuyến đi vòng quanh Trái đất bằng đường biển của Ph.Ma-gien-lăng năm 1519-1522. 

- GV gợi ý cho HS cách khai thác lược đồ, tìm hành trình của các cuộc phát kiến địa lí:

+ Điểm xuất phát.

+ Đi theo hướng nào.

+ Qua các biển, đại dương nào.

- Gv khuyến khích HS trình bày chi tiết về các cuộc phát kiến địa lí, sử dụng phương pháp kể chuyện, sử dụng câu chuyện trên các cuộc hành trình của các nhà phát kiến địa lí.

- GV mở rộng kiến thức cho HS, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những phát kiến của người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có những điểm giống và khác nhau như thế nào?

(Gợi ý:

+ Giống nhau: đều là những phát kiến địa lí quan trọng, đều thể hiện khát vọng khám phá thế giới của các nhà hàng hải, đều được khám phá bằng đường biến.

+ Khác nhau:

·        Người Bồ Đào Nha đi về phía động, vòng qua châu Phi, người Tây Ban Nha đi về phía tây qua châu Mỹ.

·        Người Bồ Đào Nha đem về nhiều vàng bạc, hương liệu, gia vị..., hơn người Tay Ban Nha).

- GV mở rộng kiến thức, giới thiệu cho HS:

+ Đài tưởng niệm những nhà phát kiến địa lí Bồ Đào Nha ở thành phố Li-xbon được xây dựng tại Li-xbon để vinh danh Hoàng tử Hen-ri vĩ đại, người đã dẫn dắt các cuộc thám hiểm khám phá của người Bồ Đào Nha, mở ra thời kì hoàng kim của đất nước vào thế kỉ XV.

+ Đài tưởng niệm bao gồm hơn 30 bức tượng của những người đóng vai trò lịch sử quan trọng trong các cuộc khám phá, dẫn dắt bởi chính Hen-ri.

+ Ngày nay, Đài tưởng niệm này đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo 4 nhóm, dựa vào thông tin trong bài và quan sát lược đồ 2, bảng 2 SGK tr.9, 10 để trình bày những nét chính về hành trình của một cuộc phát kiến địa lí lớn.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm HS trình bày trước lớp:

+ Cuộc thám hiểm đi qua  mũi cực Nam châu Phi của B.Đi-a-xơ năm 1487.

+ Cuộc hành trình đi về phía Tây, sang Ca-ri-bê (thuộc châu Mĩ ngày nay) của C.Cô-lôm-bô năm 1492.

+ Cuộc hành trình vòng quanh châu Phi đến Ca-li-út (Ấn Độ) của Va-xco đơ Ga-ma năm 1497-1498.

+ Chuyến đi vòng quanh Trái đất bằng đường biển của Ph.Ma-gien-lăng năm 1519-1522. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

- Thám hiểm đi qua mũi cực Nam của châu Phi của B.Đi-a-xơ năm 1487:

 

 

 

 

 

 

 

+ Đi-a-xơ là một thành viên trong đoàn hàng hải Bồ Đào Nha, đi dọc theo bờ biển châu Phi.

+ Ngày 3-2-1487, Đi-a-xơ đã tới mỏm cực Nam châu Phi. Ông đặt tên mũi đất cực Nam châu Phi này là mũi "Bão Táp". Vua Bồ Đào Nha Gioan II đã đổi tên thành mũi "Hải Vọng" (hi vọng tốt đẹp). Con đường "hi vọng" tốt đẹp sang ấn Độ đã mở ra trước mắt người Bồ Đào Nha.

- Hành trình đi về phía Tây, sang Ca-ri-bê (thuộc châu Mĩ ngày nay) của C.Cô-lôm-bô năm 1492:

 

 

 

 

 

 

+ Cô-lôm-bô là nhà hàng hải nổi tiếng người Ý, những chuyến vượt Đại Tây Dương của ông đã mở ra những cuộc thám hiểm Châu Mỹ cũng như quá trình thực dân hoá Châu Âu.

+ Đoàn thám hiểm do C.Cô-lôm-bô dẫn đầu đã đặt chân đến châu Mỹ vào ngày 12/10/1492. Theo lệnh của vua Fernando và nữ vương Isabel. Sau khi vượt qua biển Đại Tây Dương, đoàn thám hiểm đã đặt chân đến một hòn đảo của lục địa châu Mỹ, nhưng lại nhầm tưởng là Ấn Độ. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại, là sự tiếp xúc giữa hai thế giới vốn phát triển tách biệt nhau kể từ buổi bình minh của loài người.

- Hành trình vòng quanh châu Phi đến Ca-li-út (Ấn Độ) của Va-xco đơ Ga-ma năm 1497-1498:

 

 

 

 

 

 

+ Va-xco đơ Ga-ma là một nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, một trong những nhà hàng hải châu Âu thành công nhất của kỷ nguyên khám phá và là thuyền trưởng hạm đội đầu tiên đi thẳng từ châu Âu đến Ca-li-cút tây nam Ấn Độ.

+ Chuyến thám hiểm nhằm tìm một con đường biển thuận lợi hơn để tiếp cận được những của cải quý báu của Ấn Độ (chủ yếu là hồ tiêu đen và các loại hương liệu khác).

- Chuyến đi vòng quanh Trái đất bằng đường biển của Ph.Ma-gien-lăng năm 1519-1522. 

 

 

 

 

 

 

+ Ph Ma-gien-lan là nhà hàng hải nổi tiếng, thực hiện chuyến thám hiểm đầu tiên vòng quanh trái đất (1519 - 1522).

+ Cuộc thám hiểm đã khẳng định là Trái Đất hình tròn.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở tây âu (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KÌ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 7: Văn hóa trung quốc (2 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ 

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 9: Văn hóa ấn độ thời phong kiến (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KÌ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KÌ XVI

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 12: Vương quốc Lào (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KÌ XV

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài 20: Việt Nam thời Lê sơ (1428-1527)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

Giáo án điện tử bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu thời trung đại

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: TRUNG QUỐC TỪ THẾ KÌ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 7: Văn hóa Trung Quốc

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ 

Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 9: Văn hóa ấn độ thời phong kiến

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KÌ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KÌ XVI

Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 12: Vương quốc Lào

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KÌ XV

Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 18: nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ XV ĐẾN ĐẦU THẾ KÌ XVI

Giáo án điện tử lịch sử 7 cánh diều bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428 – 1527)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KÌ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay