Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Giáo án bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX sách lịch sử 7 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của lịch sử 7 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, giúp HS:
- Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên Ấn Độ.
- Trình bày được khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ dưới thời các Vương triều Gúp-ta, Đê-li, Mô-gôn.
- Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
- Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX dưới sự hướng dẫn của GV.
- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
- Rèn luyện kĩ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kĩ năng so sánh, đánh giá, hợp tác.
- Phẩm chất
- Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại.
- Liên hệ được ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến Việt Nam.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, SGV, Sách Bài tập Lịch sử Địa lí 7 – Phần Lịch sử.
- Giáo án, Phiếu học tập cho HS.
- Lược đồ Ấn Độ thời phong kiến, Lược đồ Ấn Độ ngày nay.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến chủ đề bài học Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình chiếu cho HS hình ảnh ngọn núi Hi-ma-lay-a; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự hiểu biết ngọn núi Hi-ma-lay-a.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh ngọn núi Hi-ma-lay-a và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em đã bao giờ nghe đến tên ngọn núi Hi-ma-lay-a?
+ Hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về ngọn núi này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
+ Hi-ma-lay-a (còn có tên âm dịch Hán-Việt là Hy Mã Lạp Sơn) là một dãy núi ở châu Á, phân chia tiểu lục địa Ấn Độ khỏi cao nguyên Tây Tạng.
+ Là dãy núi cao nhất Trái Đất và là nơi của 14 đỉnh núi cao nhất thế giới: các đỉnh cao trên 8.000 m, bao gồm cả đỉnh E-vơ-rét.
+ Có 52,7 triệu người sinh sống, trải khắp 5 quốc gia: Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan và Pa-kit-xtan.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nền văn hoá của Ấn Độ được ví như một dòng sông dài bắt nguôn từ dãy núi Hi-ma-lay-a, vượt qua những dải rừng, vùng đắt hoang vu, làng xóm và thành phố, tiếp nhận thêm nhiều chỉ lưu. Do vậy, trong dòng chảy văn hoá Án Độ có sự thống nhất trong đa dạng, có cả sự tiếp nối lẫn sự thay đôi. Từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX, lịch sử Ấn Độ trải qua nhiều vương triều, đã hoà nhập nhiều yếu tố văn hoá từ các nguồn gốc khác nhau, nhưng không đứt đoạn và vẫn giữ được bản sắc Ấn Độ. Để nắm rõ hơn, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ấn Độ dưới thời các triều đại phong kiến
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta.
- Trình bày được sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Ấn Độ thời Vương triều hồi giáo Đê-li.
- Trình bày được sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Ấn Độ thời Vương triều Mô-gôn.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục 1a, 1b, 1c, quan sát Hình 2, 3 SGK tr.30, 31, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS trình bày và ghi được vào vở sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta, Đê-li, Mô-gôn.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS quan sát Lược đồ Ấn Độ thời phong kiến và giới thiệu cho HS: + Ấn Độ là một bán đảo lớn ở Nam Á. Phía bắc bị ngăn cách với bên ngoài bởi dãy Hi-ma-lay-a, ba mặt còn lại giáp biển. + Địa hình chủ yếu là đồng bằng Ấn - Hằng ở miền Bắc, cao nguyên Đê-can rộng lớn ở miền Tây Nam. + Khí hậu rất đa dạng. à Tác động tới sự phát triển kinh tế của Ấn Độ thời phong kiến. - GV dẫn dắt: Năm 320 (thế kỉ IV), Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập nên Vương triểu Gúp-ta, mở đầu chế độ phong kiến ở Ấn Độ. - GV cho HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin trong Tư liệu 1 SGK tr.và trả lời câu hỏi: Tư liệu 1 cho em biết điều gì về Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta? - GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi: HS tìm ra những từ/cụm từ mô tả đất nước Ấn Độ như sự khoan hoà của pháp luật; đời sống sung túc, tự do của dân chúng, vẻ nguy nga, tráng lệ của thành phố, lâu đài, lập các nhà an dưỡng, bệnh xá,... - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc thông mục 1a SGK tr.30 và thảo luận: + Nhóm 1: Trình bày sự ra đời và tình hình chính trị thời Gúp-ta. + Nhóm 2: Trình bày tình hình kinh tế Ấn Độ thời Gúp-ta. + Nhóm 3: Trình bày tình hình xã hội Ấn Độ thời Gúp-ta. - GV hướng dẫn HS quan sát Hình 2 và giới thiệu cho HS: Cột sắt không gỉ được đúc vào thế kỉ V dưới thời Vương triều Gúp-ta, chống chịu được gỉ sét đến tận ngày nay dù trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đây là minh chứng cho sự phát triển của kĩ nghệ đồ sắt tinh xảo của thợ thủ công Ấn Độ.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin mục 3b, Tư liệu 2 SGk tr.30, 31 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Ấn Độ thời Vương triều Hồi giáo Đê-li. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Vì sao gọi là Vương triều Hồi giáo Đê-li? + Vì sao kinh tế Ấn Độ thời Vương triều Hồi giáo Đê-li khá phát triển, các ông vua đã cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên và phát triển đất nước mà mâu thuẫn dân tộc trong thời kì này vẫn diễn ra gay gắt? Điều đó đã dẫn đến hậu quả gì?
- GV giới thiệu: Vào thế kỉ XVI, người Hồi giáo tự nhận là dòng dõi Mông Cổ ở Ấn Độ đã lật đổ Vương triểu Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn. - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục 3c, Hình 3, sơ đồ SGK tr.31, 31 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Ấn Độ thời Vương triều Mô-gôn.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điểm khác biệt của các vị vua thời Mô-gôn với các vị vua Vương triểu Hồi giáo Đê-li là gì? (Nếu như người Thổ Nhĩ Kỳ mang theo Hồi giáo vào Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li, thực hiện chính sách phân biệt tôn giáo thì người Hồi giáo gốc Mông Cổ lại chủ trương dung hoà tôn giáo, tự hoà mình với tầng lớp thống trị người Ấn Độ, tuy vẫn giữ địa vị chủ chốt trong triều đình và tầng lớp thống trị. Do vậy, trong tầng lớp thống trị không còn phân biệt đâu là người gốc Ấn Độ với gốc Mông Cổ). - GV giới thiệu về nhà vua A-cơ-ba và câu chuyện về ông vua kiệt xuất này cũng như những chính sách của ông: + Cả nước chia thành 15 tỉnh do các tổng đốc đứng đầu; cho đo đạc, phân loại ruộng đất, phong cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại và định mức thuế thống nhất đối với nông dân cho mỗi loại ruộng. + Về tôn giáo, thực hiện đoàn kết, xoá bỏ kì thị, A-cơ-ba để ra nguyên tắc một đức vua thì chỉ một tôn giáo; thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá. + Những chính sách này của A-cơ-ba lúc đầu có làm cho đời sống nông dân dễ chịu hơn, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp, củng cố sự thống nhất và tăng cường bộ máy trung ương tập quyền. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao Vương triểu Mô-gôn đạt được đỉnh cao nhưng cuối cùng vẫn sụp đổ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 1a, 1b, 1c, quan sát Hình 2, 3 SGK tr.30, 31, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế và xã hội Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta, Đê-li, Mô-gôn. - GV mời đại diện HS khác quan sát, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Ấn Độ dưới thời các triều đại phong kiến
a) Vương triều Gúp-ta - Các vị vua thời Gúp-ta rất quan tâm, chăm lo đến sự phát triển của đất nước (pháp luật khoan hoà, lập nhà an dưỡng, bệnh viện,...). Nhân dân có cuộc sống sung túc, tự do. - Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội dưới thời Vương triều Gúp-ta: + Đầu thế kỉ IV, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta. Lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng. + Kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc. Nông nghiệp được chú trọng phát triển với nhiều công trình thuỷ lợi lớn được xây dựng. Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi,... + Đời sống nhân dân được ổn định, sung túc vì vậy thời kì này được gọi là thời hoàng kim.
b) Vương triều Hồi giáo Đê-li - Từ cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206). - Nhà vua có quyền lực cao nhất. Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản, còn các tín đồ Hin-đu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng. Nhà vua Hồi giáo tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo. - Nghề nông trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển. - Thủ công nghiệp, thương nghiệp tiếp tục phát triển. Nhiều thành thị mới xuất hiện, một số hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập. à Mặc dù các ông vua đã cố gắng thực thi nhiều chỉnh sách mềm mỏng để giữ yên và phát triển đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bìnhrong nhân dân. Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình. c) Vương triều Mô-gôn - Đầu thế kỉ XVI, người Hồi giáo tự nhận là dòng dõi Mông Cổ ở Ấn Độ đã lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn. Các vị vua đã ra sức củng cố vương triều theo hướng không phân biệt nguồn gốc và xây dựng đất nước. Ấn Độ đạt được bước phát triển mới dưới sự trị vì của vua A-cơ-ba. Ông đã thi hành các chính sách tích cực làm cho xã hội ổn định, đất nước thịnh vượng, kinh tế và văn hoá đạt nhiều thành tựu mới. - Chính trị: + Cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia đất nước thành15 tỉnh. + Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp. + Tiến hành sửa đổi luật pháp. - Kinh tế: + Nhà nước thi hành các chính sách như: đo đạc lại ruộng đất, định mức thuế hợp lí, thống nhất lại hệ thống đo lường. + Ngoài cây lương thực, nhiều loại cây mới được đưa vào trồng trọt. Các nghề thủ công truyền thống và một số nghề khác khá phát triển. + Tại các thành phố hải cảng, thương mại là hoạt động kinh tế chính. - Xã hội: + Xây dựng khối hoà hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo; có biện pháp ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân. + Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật. à Do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo lâu đời ở Ấn Độ làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng thêm sâu sắc. Các quý tộc Ấn Độ ra sức chiếm đất đai và củng cố thế lực của mình. Vì vậy, sau thời kì trị vì của vua A-cơ-ba, Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, suy yếu và trở thành miếng mồi béo bở của các nước tư bản phương Tây. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Lịch sử 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)