Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án lịch sử 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 5: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Hãy cho biết vài nét khái quát về lịch sử Ấn Độ.

Trả lời:

- Vài nét khái quát về lịch sử Ấn Độ: 

+ Sông Ấn và sông Hằng có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển của nền văn minh sông Ấn. 

+ Hai bờ của sông Ấn, khoảng 2.500 năm TCN xuất hiện thành thị của người Ấn. Khoảng 1500 năm TCN một số thành thị hình thành trên lưu vực sông Hằng. Những thành thị – tiểu Vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa. 

+ Thế kỉ VI TCN đạo Phật ra đời. Cuối thế kỉ III TCN, A-sô-ca đưa Ma-ga-đa trở nên một đất nước hùng mạnh. 

Câu 2: Nêu nguyên nhân khiến vương triều Mô-gôn sụp đổ. 

Trả lời:

- Xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng. 

- Hoàng đế cuối cùng của Vương triều là Ao-reng-dép phải gánh chịu hậu quả đó. Vương triều tồn tại 50 năm với dầy rối ren, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, làm cho mất Bom-bay và Ma-drát. Vương triều Mô-gôn sụp đổ. 

  • Nguyên nhân khiến vương triều Mô-gôn sụp đổ. 
  1. THÔNG HIỂU

Câu 1: Đến thế kỉ bao nhiêu Ấn Độ mới thống nhất trở thành một quốc gia rộng lớn? Trình bày khái quát về lịch sử phong kiến ở Ấn Độ.

Trả lời:

- Đến thế kỉ IV dưới vương triều Gúp-ta Ấn Độ mới thống nhất thành một quốc gia rộng lớn.

- Khái quát về lịch sử phong kiến ở Ấn Độ:

+ Trải qua hàng ngàn năm tồn tại, phải đến thế kỉ IV – dưới thời Vương triều Gúp-ta, Ấn Độ mới thống nhất thành một quốc gia rộng lớn. 

+ Với sự xuất hiện và phát triển nghề rèn sắt và các nghề luyện kim khác, kinh tế Ấn Độ nhanh chóng được nâng cao và trên cơ sở đó, những quan hệ sản xuất phong kiến hình thành và thống trị. 

+ Trải qua nhiều thế kỉ tồn tại, Ấn Độ đã từng bị người Thổ Nhĩ Kì xâm lược và thống trị với Vương triều Hồi giáo Đê-li và sau đó là Vương triều Mô-gôn của người Mông Cổ. 

+ Mặc dù có một thời kì ổn định do chính sách hòa hợp tôn giáo của nhà nước, đến thế kỉ IX, Ấn Độ phong kiến suy yếu và bị thực dân Anh xâm chiếm. 

Câu 2: Sự kiện nào đã lập ra Vương triều Gúp-ta? Sự thịnh đạt của Ấn Độ dưới triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

- Sự kiện đã lập ra Vương triều Gúp-ta: 

+ Từ sau thế kỉ III TCN, Ấn Độ bị phân chia thành nhiều quốc gia nhỏ. 

+ Đến đầu thế kỉ IV, San-đra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra Vương triều Gúp-ta. 

- Sự thịnh đạt dưới thời Gúp-ta:

+ Dưới thời Vương triều Gúp-ta lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng, đến đầu thế kỉ V, đã thống nhất phần lớn bán đảo Ấn Độ. 

+ Thời Gúp-ta, kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc: Trong nông nghiệp, công cụ sản xuất bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi lớn được xây dựng. Buôn bản trong nước được đẩy mạnh. Ấn Độ có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á. 

+ Dưới Vương triều Gúp-ta đạo Phật tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng Phật bằng đá),... 

+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ ba vị thần chính: thần Sáng tạo, thần Thiện, thần Ác. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng. 

+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Bra-mi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ San-krit (chữ Phạn). Chữ viết Ấn Độ phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ và có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều quốc gia như Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia,... 

+ Văn học: Văn học Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn. Văn học Hin-đu – mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển. 

Câu 3: Nêu hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li. 

Trả lời:

- Hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li:

+ Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ. 

+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á. 

+ Cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập ra Vương triều Hồi giáo Đê-li. 

Câu 4: Vương triều Đê-li có vị trí như thế nào đối với Ấn Độ thời phong kiến?

Trả lời:

- Vị trí của vương triều Đê-li:

+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây. 

+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á. 

Câu 5: Trình bày chính sách cai trị của vương triều Mô-gôn.

Trả lời:

– Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên ra sức củng cố vương triều theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước để đến vua thứ tư A-cơ-ba đạt được bước phát triển mới. 

– Thời vua A-sô-ca của Vương triều Mô-gôn thế kỉ XV đã thi hành nhiều chính sách tích cực để đưa đất nước Ấn Độ thịnh vượng về chính trị, kinh tế, xã hội. Cụ thể: 

+ Về chính trị: Cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh. Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp. Tiến hành sửa đổi pháp luật. 

+ Về kinh tế: Đo đạc lại ruộng đất, định lại mức thuế hợp lí, thống nhất lại hệ thống đo lường,... Trong nông nghiệp, ngoài cây lương thực, nhiều loại cây mới được đưa vào trồng trọt. Các nghề thủ công truyền thống và một số nghề khác khá phát triển. Tại các thành phố hải cảng, thương mại là hoạt động chính. 

+ Về xã hội: Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo như xóa bỏ kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền của Hồi giáo,... đồng thời đề ra biện pháp nhằm ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân. Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. 

- Đến đời con, cháu của A-cơ-ba là Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han, đất nước vẫn duy trì sự phát triển, hoàng đế đã trưng tập vào ngân khố nhiều của cải và thu được nhiều châu báu làm của riêng. Nhưng tình hình đã biến đổi khác trước, đó là xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng. 

– Hoàng đế cuối cùng của Vương triều là Ao-reng-dép phải gánh chịu hậu quả đó. Vương triều tồn tại 50 năm với dầy rối ren, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, làm cho mất Bom-bay và Ma-drát. Vương triều Mô-gôn sụp đổ. 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Hoàn thành bảng thể hiện chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li?

Lĩnh vực

Chính sách cai trị

Chính trị

 

Kinh tế

 

Xã hội

 

Văn hóa

 

Kiến trúc

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Chính sách cai trị

Chính trị

+ Trong hơn 300 năm tồn tại và phát triển, Vương triều Hồi giáo Đê-li đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. 

+ Nhà vua có quyền lực cao nhất. Ấn Độ chia thành nhiều khu vực hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản. 

+ Các tín đồ Hin-đu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.  

+ Nhà vua Hồi giáo tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn với hy vọng thành lập đế quốc Hồi giáo. 

Kinh tế

+ Nông nghiệp trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển. 

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển. Nhiều thành thị mới xuất hiện, một số hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập. 

Xã hội

+ Mặc dầu các ông vua thời Vương triều Hồi giáo Đê-li đã thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên và phát triển đất nước, nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình trong nhân dân. 

+ Mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình. 

Văn hóa

Văn hóa Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ. 

Kiến trúc

Xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới. 

Câu 2: Vương triều nào là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ? Nêu hoàn cảnh ra đời của vương triều đó.

Trả lời:

- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ

- Hoàn cảnh ra đời của vương triều Mô-gôn:

+ Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, những người này tấn công lật đổ Vương triều Hồi giáo Đê-li. 

+ Người Mông Cổ lập ra Vương triều Mô-gôn. 

Câu 3: Vì sao nói thời vua A-sô-ca của Vương triều Mô-gôn thế kỉ XV đã đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triển mới? Biểu hiện của sự phát triển đó. 

Trả lời:

- Thời vua A-sô-ca của Vương triều Mô-gôn thế kỉ XV đã đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triển mới vì: thời vua A-sô-ca của Vương triều Mô-gôn thế kỉ XV đã thi hành nhiều chính sách tích cực để đưa đất nước Ấn Độ thịnh vượng về chính trị, kinh tế, xã hội. Cụ thể: 

+ Về chính trị: Cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh. Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp. Tiến hành sửa đổi pháp luật. 

+ Về kinh tế: Đo đạc lại ruộng đất, định lại mức thuế hợp lí, thống nhất lại hệ thống đo lường,... Trong nông nghiệp, ngoài cây lương thực, nhiều loại cây mới được đưa vào trồng trọt. Các nghề thủ công truyền thống và một số nghề khác khá phát triển. Tại các thành phố hải cảng, thương mại là hoạt động chính. 

+ Về xã hội: Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo như xóa bỏ kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền của Hồi giáo,... đồng thời đề ra biện pháp nhằm ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân. Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Trình bày văn hóa Ấn Độ. Em có nhận xét gì về văn hóa Ấn Độ.

Trả lời:

- Văn hóa Ấn Độ thể hiện qua các phương diện chính: tôn giáo, chữ viết, văn học

  • Về tôn giáo: 

- Đạo Bà La Môn: Dưới Vương triều Gúp-ta, đạo Bà La Môn phát triển thành đạo Hin-đu – tôn giáo thịnh hành ở Ấn Độ cho đến ngày nay. 

- Đạo Phật: Trong quá trình hình thành và phát triển có sự phân hóa thành hai giáo phải là Đại thừa và Tiểu thừa và tiếp tục phát triển mạnh trong thời Gúp-ta. 

- Đạo Hồi: Được du nhập vào Ấn Độ thời Vương triều Hồi giáo Đê-li và phát triển thành một tôn giáo ở Ấn Độ. 

  • Chữ viết văn học

– Chữ viết Ấn Độ ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính, là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay. 

– Văn học: 

+ Văn học Ấn Độ hết sức phong phú, đa dạng. Đó là nền văn học Hin-du phát triển với các thể loại: thơ ca lịch sử, kịch thơ, truyện thần thoại,... 

+ Nội dung của văn học ca ngợi tình yêu đôi lứa, chống lại sự phân biệt đẳng cấp trong chừng mực nhất định. 

– Nghệ thuật kiến trúc: 

+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo (kiến trúc Hin-đu, kiến trúc Phật giáo). 

+ Trên đất Ấn Độ tồn tại hàng vạn công trình nghệ thuật độc đáo; điều đó không chỉ phản ánh trình độ văn hóa phát triển của Ấn Độ mà còn là những mẫu mực cho nghệ thuật của các nước Đông Nam Á. 

  • Nhận xét: Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

Câu 2: Hãy tìm hiểu thêm và kể tên một số thành tựu văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.

Trả lời:

- Một số thành tựu văn hóa của Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ:

+ Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam).

+ Đền Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi-a).

+ Đền Ăng-co Vát, Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).

=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay