Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 5: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IX ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?

  1. Người Trung Quốc
  2. Người Mông Cổ
  3. Người Ấn Độ
  4. Người Thổ Nhĩ Kì

Câu 2: Dưới vương triều hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII-XVI) cấm đoán nghiệt ngã đạo gì?

  1. Đạo Phật
  2. Đạo Thiên Chúa
  3. Đạo Hin-đu
  4. Đạo Bà La Môn

Câu 3: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?

  1. Vương triều Gup-ta
  2. Vương triều hồi giáo Đê-li
  3. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn
  4. Vương triều Mác-sa

Câu 4: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là:

  1. A-cơ-ba
  2. A-sô-ca
  3. Sa-mu-dra-gup-ta
  4. Mi-bi-ra-cu-la

Câu 5: Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li là gì?

  1. Tiến hành hàng loạt các cải cách để khôi phục đất nước
  2. Thực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử giữa người Ấn và người Hồi
  3. Thực hiện chính sách cai trị mềm dẻo để mua chuộc các quý tộc Ấn
  4. Thực hiện nhiều biện pháp để xóa bỏ sự kì thị tôn giáo giữa người Ấn và người Hồi

Câu 6: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?

  1. Đều là vương triều của người nước ngoài.
  2. Cùng theo đạo Hồi
  3. Cùng theo đạo Phật.
  4. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Câu 7: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?

  1. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
  2. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
  3. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
  4. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển

Câu 8: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gúp-ta?

  1. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m
  2. Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m
  3. Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng
  4. Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg

Câu 9: Người Ấn Độ xưa thích và hay sưu tầm đồ gì nhất?

  1. Quần áo
  2. Thức ăn
  3. Trang sức
  4. Đồ gốm

Câu 10: Chùa hang A-gian-ta được UNESCO công nhận vào năm:

  1. 1893
  2. 1983
  3. 1938
  4. 1839

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

A

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

A

C

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào?

  1. Vương triều Gup-ta
  2. Vương triều hồi giáo Đê-li
  3. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn
  4. Vương triều Mác-sa

Câu 2: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên?

  1. Người Trung Quốc
  2. Người Mông Cổ
  3. Người Ấn Độ
  4. Người Thổ Nhĩ Kì

Câu 3: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là:

  1. A-cơ-ba
  2. A-sô-ca
  3. Sa-mu-dra-gup-ta
  4. Mi-bi-ra-cu-la

Câu 4: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?

  1. Chữ Hin-đu
  2. Chữ Phạn
  3. Chữ Nho
  4. Chữ tượng hình

Câu 5: San-dra Gúp-ta I lập ra Vương triều Gúp-ta vào thế kỉ nào?

  1. Đầu thế kỉ II
  2. Đầu thế kỉ III
  3. Đầu thế kỉ IV
  4. Đầu thế kỉ V

Câu 6: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao?

  1. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ.
  2. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi.
  3. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai.
  4. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m.

Câu 7: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?

  1. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
  2. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
  3. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
  4. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển

Câu 8: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?

  1. Đều là vương triều của người nước ngoài.
  2. Cùng theo đạo Hồi
  3. Cùng theo đạo Phật.
  4. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.

Câu 9: Kiến trúc Phật giáo điển hình ở Ấn Độ là:

  1. Đền tháp
  2. Chùa hang
  3. Tượng Phật
  4. Nhà thờ

Câu 10: Chùa hang A-gian-ta được UNESCO công nhận vào năm:

  1. 1893
  2. 1983
  3. 1938
  4. 1839

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

A

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

D

A

B

B

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Hãy cho biết vài nét khái quát về lịch sử Ấn Độ.

Câu 2: Nêu nguyên nhân khiến vương triều Mô-gôn sụp đổ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

+ Sông Ấn và sông Hằng có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển của nền văn minh sông Ấn.

+ Hai bờ của sông Ấn, khoảng 2.500 năm TCN xuất hiện thành thị của người Ấn. Khoảng 1500 năm TCN một số thành thị hình thành trên lưu vực sông Hằng. Những thành thị – tiểu Vương quốc này dần dần liên kết với nhau thành nhà nước rộng lớn – nước Ma-ga-đa.

+ Thế kỉ VI TCN đạo Phật ra đời. Cuối thế kỉ III TCN, A-sô-ca đưa Ma-ga-đa trở nên một đất nước hùng mạnh.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.

- Hoàng đế cuối cùng của Vương triều là Ao-reng-dép phải gánh chịu hậu quả đó. Vương triều tồn tại 50 năm với dầy rối ren, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, làm cho mất Bom-bay và Ma-drát. Vương triều Mô-gôn sụp đổ.

2 điểm

2 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời của vương triều Hồi giáo Đê-li.

Câu 2: Trình bày văn học Ấn Độ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

+ Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập nên vương triều Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á.

+ Cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập ra Vương triều Hồi giáo Đê-li.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

+ Văn học Ấn Độ hết sức phong phú, đa dạng. Đó là nền văn học Hin-du phát triển với các thể loại: thơ ca lịch sử, kịch thơ, truyện thần thoại, ...

+ Nội dung của văn học ca ngợi tình yêu đôi lứa, chống lại sự phân biệt đẳng cấp trong chừng mực nhất định.

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?

  1. Chữ Hin-đu
  2. Chữ Phạn
  3. Chữ Nho
  4. Chữ tượng hình

Câu 2: Vua A-cơ-ba đã chia đất nước thành bao nhiêu tỉnh?

  1. 14
  2. 15
  3. 16
  4. 17

Câu 3: Sự ra đời của chữ viết không mang lại ý nghĩa nào đối với sự phát triển của văn minh Ấn Độ?

  1. Là thước đo đánh giá trình độ phát triển của nền văn minh Ấn Độ
  2. Tạo điều kiện để phát triển, lưu giữ những thành tựu văn minh
  3. Là công cụ để truyền bá văn minh Ấn Độ ra bên ngoài
  4. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển

Câu 4: Khu vực nào trên thế giới chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ?

  1. Bắc Á
  2. Tây Á
  3. Đông Nam Á
  4. Trung Á
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu nguyên nhân khiến vương triều Mô-gôn sụp đổ.

Câu 2: Vì sao nói thời vua A-sô-ca của Vương triều Mô-gôn thế kỉ XV đã đưa Ấn Độ đạt đến bước phát triển mới? Biểu hiện của sự phát triển về chính trị.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

D

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.

- Hoàng đế cuối cùng của Vương triều là Ao-reng-dép phải gánh chịu hậu quả đó. Vương triều tồn tại 50 năm với dầy rối ren, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, làm cho mất Bom-bay và Ma-drát. Vương triều Mô-gôn sụp đổ.

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Thời vua A-sô-ca của Vương triều Mô-gôn thế kỉ XV đã thi hành nhiều chính sách tích cực để đưa đất nước Ấn Độ thịnh vượng về chính trị, kinh tế, xã hội.

+ Về chính trị: Cải cách bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh. Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp. Tiến hành sửa đổi pháp luật.

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuối thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước nào?

  1. Pháp
  2. Anh
  3. Tây Ban Nha
  4. Đức

Câu 2: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì?

  1. Chữ Hin-đu
  2. Chữ Phạn
  3. Chữ Nho
  4. Chữ tượng hình

Câu 3: Đâu là điểm giống nhau cơ bản giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn?

  1. Đều thi hành các chính sách tiến bộ.
  2. Đều theo đạo Hindu.
  3. Đều là các vương triều hồi giáo ngoại tộc.
  4. Đều được nhân dân Ấn Độ ủng hộ.

Câu 4: Chùa hang A-gian-ta được UNESCO công nhận vào năm:

  1. 1893
  2. 1983
  3. 1938
  4. 1839
  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Vương triều nào là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ? Nêu hoàn cảnh ra đời của vương triều đó.

Câu 2: Vương triều Đê-li có vị trí như thế nào đối với Ấn Độ thời phong kiến?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ

- Hoàn cảnh ra đời của vương triều Mô-gôn:

+ Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, những người này tấn công lật đổ Vương triều Hồi giáo Đê-li.

+ Người Mông Cổ lập ra Vương triều Mô-gôn.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Vị trí của vương triều Đê-li:

+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông – Tây.

+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

1,5 điểm

1,5 điểm

=> Giáo án lịch sử 7 kết nối bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay