Giáo án ngữ văn 8 kì 1 VNEN soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Ngữ văn 8 kì 1 VNEN theo mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Bộ giáo án kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô có đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo. GA ngu van 8 ki 1 vnen cv 5512

Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/20…

Ngày dạy: …/…/20…

BÀI 1: TÔI ĐI HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Mục tiêu
  • Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời. Trong một đoạn trích có sở dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Hiểu đc cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”. Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một vb tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
  • Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể. Chủ đề của văn bản ; những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
  1. Kỹ năng
  • Có kĩ năng đọc- hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Trình bày những suy nghĩ , tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
  • Có kĩ năng viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Đọc hiểu có khả năng bao quát toàn bộ văn bản ; trình bày một văn bản (nói ,viết) thống nhất về chủ đề.
  1. Thái độ
  • Giáo dục tình cảm, khơi dậy cảm xúc về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mỗi người.
  • HS có ý thức viết bài mạch lạc, nổi bật chủ đề.
  1. Năng lực:
  • Định hướng phát triển năng lực: NL tự học; NL hợp tác; năng lực CNTT và TT; NL giao tiếp; NL thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ; năng lực đọc hiểu; năng lực tạo lập văn bản
  1. CHUẨN BỊ TÀI LIỆU
  2. Giáo viên:
  • Máy chiếu
  • Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác; dạy học theo hợp đồng; phân tích ngữ liệu; rèn luyện theo mẫu
  • KT trình bày 1 phút; ; KT phòng tranh; KT động não
  1. Học sinh: Đọc văn bản, chia bố cục, tìm hiểu chung về văn bản và trả lời hệ thống câu hỏi sgk.

III. NỘI DUNG

TIẾT 1

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hình thức tổ chức

Nội dung

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:Phương pháp đàm thoại, Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi

- Năng lực: tự học, giao tiếp

* Tổ chức HĐ cá nhân; GV nhận xét, đánh giá

? Đọc câu văn sau (trong văn bản Tôi đi học) và trả lời câu hỏi: Câu văn trên gợi cho em cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc, ấn tượng, kỉ niệm về ngày tựu trường của mình với các bạn trong lớp.

-> GV chốt lại, chuyển ý giới thiệu bài giảng: Tôi đi học

 

 

- Gợi ý: Câu văn trên gợi cho em những cảm xúc mơn man, xao xuyến, náo nức về ngày đầu tiên đi học.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hình thức tổ chức

Nội dung

- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại

- Kĩ thuật trình bày 1 phút

- Năng lực: tự học; năng lực CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ

* Tổ chức Hđ cá nhân- KT trình bày 1 phút; máy chiếu

- Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm.

- Gv nhấn mạnh về phong cách văn chương của nhà văn.

 

 

 

 

 

 

 

 

* HĐ cả lớp

- Hướng dẫn hs đọc bài

- Yêu cầu hs đọc, nhận xét

- Yêu cầu hs đọc thầm chú thích từ khó.

 

 

* HĐ cá nhân

- GV chiếu câu hỏi

? Xác định:

- Thể loại của văn bản?

- Phương thức biểu đạt ?

- Bố cục của văn bản? Các phần được sắp xếp theo trình tự nào?

- HS xem lại nội dung đã chuẩn bị và trả lời, bổ sung

- GV chiếu đáp án, HS tự đánh giá.

 

 

1. Tác giả, tác phẩm

- Tác giả:

+ Thanh Tịnh (1911 – 1988) quê ở Huế.

+ Ông có đóng góp trong nhiều lĩnh vực: Truyện ngắn, truyện dài, thơ, bút kí…

+ Sáng tác của ông đậm chất trữ tình, vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm nhẹ nhàng, êm dịu, trong trẻo…

- Tác phẩm:

+ Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (1941)

 

2. Đọc và tìm hiểu chú thích

* Đọc: đọc chậm, nhẹ nhàng, sâu lắng; chú ý những câu nói của nhân vật “tôi”, người mẹ và ông đốc.

* Chú thích

 

3. Tìm hiểu chung

- Thể loại: Truyện ngắn

- PTBĐ: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

- Bố cục: 4 phần

+ P1(Từ đầu -> rộn rã): Khơi nguồn nỗi nhớ

+ P2 (Tiếp-> ngọn núi): Tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trên đường tới trường

+ P3 (Tiếp-> chút nào hết): Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường

+ P4 (Còn lại): Cảm giác của “tôi” trong lớp học

=> Các phần sắp xếp theo dòng hồi tưởng, theo trình tự thời gian, không gian một buổi tựu trường.

 

II. Tìm hiểu văn bản

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; đàm thoại; dạy học hợp tác

- KT phòng tranh

- Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ

* HĐ cặp đôi

- GV nêu nhiệm vụ:

Đọc phần đầu tác phẩm và trả lời câu hỏi:

- Nỗi nhớ buổi tựu trường đầu tiên của tôi được gợi lên từ không gian và thời gian nào, từ hình ảnh nào?

- Em có nhận xét gì về không gian, thời gian đó?

- Tại sao thời gian, không gian đó lại gợi tôi nhớ tới buổi tựu trường đầu tiên?

- HS xem lại bài chuẩn bị và trao đổi trong cặp -> thống nhất vào vở ghi/ vở soạn

- HS trình bày, trao đổi, phản biện

- GV đánh giá và chốt vấn đề

* Giảng tích với TLV tự sự cách viết MB

 

* HĐ cả lớp

? Tâm trạng của nhân vật”tôi ” khi nhớ lại kỉ niệm được thể hiện qua các từ ngữ nào?

? Để miêu tả tâm trạng, cảm xúc của tôi, tác giả đã sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ nào?

? Nhận xét về nhịp điệu của các câu văn?

? Qua đó em cảm nhận được gì về tâm trạng, cảm xúc của tôi mỗi khi nhớ về ngày tựu trường đầu tiên của mình

* Bình

 

* HĐ cả lớp

? Tác giả khắc họa tâm trạng, cảm giác của tôi trong ngày tựu trường đầu tiên ở mấy thời điểm? Là những thời điểm nào?

 

* HĐN- KT phòng tranh- BP- MC

- HS xác định nhiệm vụ

? Tìm câu văn diễn tả cảm giác của ”tôi” trên đường cùng mẹ tới trường?

? Cách kể chuyện của tác giả ở đây có gì đặc sắc

? NT ấy diễn tả cảm giác, tâm trạng gì của tôi? Vì sao “tôi”lại có cảm giác ấy?

- HS xem lại bài chuẩn bị và thảo luận trong nhóm, điều chỉnh bổ sung vào vở soạn và chốt kết quả trên bảng phụ

- GV chiếu kết quả -> HS nhận xét,bổ sung chéo

* Giảng cảm giác của tôi

- GV chốt vấn đề, đánh giá các nhóm và thu vở của 1-2 HS -> đánh giá, nhận xét.

 

1. Nhân vật tôi

a. Nỗi nhớ buổi tựu trường

 

- Thời gian: Cuối thu

- Không gian: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc

- Hình ảnh: Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ tới trường

-> Quen thuộc, gắn liền với những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tâm trạng “tôi”: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã

 

- Nghệ thuật: Từ láy gợi tả tâm trạng; so sánh (cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng với cánh hoa tươi mỉm cười... quang đãng)

- Nhịp điệu câu văn chậm rãi

 

=>Tâm trạng xao xuyến, bồi hồi, xúc động.

 

 

 

 

b. Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong ngày tựu trường đầu tiên

 

 

 

 

b1. Tâm trạng, cảm giác của tôi trên đường cùng mẹ đến trường

- Con đường quen ….thấy lạ, cảnh vật đều thay đổi

- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn, thèm được tự nhiên, nhí nhảnh

- Ghì chặt sách vở

- Muốn được thử sức cầm bút, thước

- Suy nghĩ: chỉ người thạo... bút thước

- Nghệ thuật:

+ Đối lập: quen-lạ

+ Động từ (thèm, bặm, ghì)

+ Giọng kể nhẹ nhàng, hình ảnh so sánh đầy chất thơ "Ý nghĩ... ngọn núi"

=> Cảm thấy cảnh vật vừa thân quen vừa xa lạ, thấy mình đã lớn

muốn khẳng định bản thân.

(.)Tôi: Hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu.

 

 

 

Hình thức tổ chức

Nội dung

II. Tìm hiểu văn bản (tiếp)

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: đọc sáng tạo; dùng lời có NT; dạy học hợp tác;

- KT mảnh ghép ;

- Năng lực: Năng lực tự học; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học và cảm thụ thẩm mĩ

* HĐ nhóm - KT mảnh ghép- BP- MC- chiếu câu hỏi hướng dẫn thảo luận

(1) GV hướng dẫn học sinh hoạt động theo KT: 6 nhóm( 3 cụm)

 

+ NV 3 nhóm số 1

? Cảm nhận của tôi về ngôi trường trước và trong ngày khai trường có gì khác nhau?

? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng khi tác giả miêu tả những cảm nhận của tôi về ngôi trường?

? NT trên làm nổi bật điều gì

? Hãy phân tích và lí giải vì sao lại có sự khác nhau đó?

 

? Trước khung cảnh đó, tôi có cảm giác và tâm trạng gì? Tìm chi tiết, từ ngữ

? Em có suy nghĩ gì về cảm giác đó

? Tìm các chi tiết nói về tâm trạng, cảm giác của tôi khi xếp hàng, nghe gọi tên và rời tay mẹ vào lớp

 

 

 

 

 

? Vì sao chú bé lại khóc? -> Giảng, bình

? Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm lí nhân vật.

? Cảm nhận chung của em về tâm trạng của tôi lúc ở sân trường

 

 

+ Nhiệm vụ 3 nhóm số 2

 

 

? Tìm chi tiết miêu tả tâm trạng, cảm giác của tôi khi bước vào lớp ?

 

 

 

 

? Em cảm nhận được gì về tâm trạng, cảm giác của tôi lúc này

? Theo em vì sao “ tôi ” lại có cảm giác ấy

 

 

? Chi tiết “ Một con chim… cánh chim”, và “ Tiếng phấn.. đọc” nói lên điều gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

? Để khắc họa tâm trạng tôi khi bước vào lớp đón nhận tiết học đầu tiên, tác giả sử dụng PTBĐ nào?

? Cảm nhận chung của em về tâm trạng của tôi khi bước vào lớp đón nhận tiết học đầu tiên?

? Ba chữ Tôi đi học được in đậm ở cuối truyện có ý nghĩa như thế nào?

* Bình

- Hướng dẫn HS đếm số trong nhóm để về 6 nhóm mới (di chuyển trong 1 cụm theo sơ đồ trên bảng)

+ N1. V1/N1( HS mang số 1).V2-> N2. V1/ N2. V2->…N6. V1/N6. V2-> N1. V1/N1. - -- V2

+ Giao nhiệm vụ:

Di chuyển đến nhóm nào thì chuyên gia của nhóm đó sẽ TB về ND mang số của nhóm đó cho các thành viên còn lại nghe( Tg: 1 phút)

+ Các nhóm sẽ di chuyển theo sơ đồ hướng dẫn của GV

- V3. GV kiểm tra: Yêu cầu HS trình bày từng nội dung.

(2) Từng cặp HS hoạt động như đã hướng dẫn.

(3) Kiểm tra bằng việc gọi từng HS trình bày về từng câu TN

(4) GV chuẩn xác, bình giảng và đánh giá.

 

* Hđ cả lớp

? Qua ba phần, em hãy khái quát lại cảm giác, tâm trạng của tôi trong ngày tựu trường đầu tiên?

? Qua những cảm giác và tâm trạng đó, em thấy tôi là người ntn

? Cảm nhận chung về tác giả

 

 

b2. Tâm trạng, cảm giác của “tôi” lúc ở sân trường

 

 

 

 

* Cảm nhận về ngôi trường:

- Trước: là nơi xa lạ, không khác mấy so với các nhà trong làng

- Hôm nay: xinh xắn, oai nghiêm như đình, sân rộng, mình cao-> Là nơi trang nghiêm, to lớn

- Nghệ thuật: So sánh, đối chiếu -> Làm nổi bật sự thay đổi trong cảm giác và tâm trạng của “tôi”

 

* Cảm nhận về bản thân

- Tôi: thấy bé nhỏ, lo sợ vẩn vơ

-> Cảm giác tự nhiên của con người khi đứng trước cái gì to lớn, thiêng liêng , bí ẩn

* Khi xếp hàng, nghe gọi tên và rời tay mẹ vào lớp

+ Đứng xếp hàng: chơ vơ, vụng về, hai chân dềnh dàng, toàn thân run run

+ Chờ gọi tên: quả tim như ngừng đập

+ Gọi đến tên: giật mình, lúng túng

+ Phải rời tay mẹ: nức nở khóc

- Chú bé khóc vì bước vào thế giới xa lạ, cảm thấy xa nhà, xa mẹ hơn bao giờ hết

- Nghệ thuật:

+ Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật

+ Sử dụng nhiều động từ, tính từ diễn tả cảm giác, tâm trạng; so sánh.

=>Hồi hộp, lúng túng, lo sợ

 

b3.Tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi bước vào lớp đón nhận tiết học đầu tiên

- Khi bước vào lớp:

- Một mùi hương lạ xông lên, trông gì cũng thấy lạ, hay hay

- Lạm nhận chỗ ngồi là của riêng

- Nhìn người bạn mới quen … không cảm thấy xa lạ

-> Vừa xa lạ, vừa gần gũi, thân thiết

 

- Tôi có cảm giác ấy vì đây là tần đầu tiên tôi bước vào lớp nhưng ý thức được chỗ ngồi ấy, người bạn ấy sẽ gắn bó với mình.

- Một con chim… bay cao, tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim.

- Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc

- > Nuối tiếc, thoáng chút buồn khi phải giã từ tuổi thơ được vui chơi thỏa thích

- Tiếng phấn đưa tôi về… vòng tay chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc ->Tự tin, nghiêm trang bước vào tiết học

-> Trưởng thành trong nhận thức về việc học của bản thân

- Nghệ thuật: Kết hợp hài hòa tự sự với miêu tả và biểu cảm

 

=> Tâm trạng tôi: Từ bâng khuâng với kỉ niệm -> tập trung vào việc học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Tâm trạng: hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ xen lẫn niềm vui

* Tôi là người: Tình cảm hồn nhiên, trong sáng, yêu thiên nhiên, yêu cả sự học hành

*Tác giả: giàu cảm xúc với tuổi thơ, mái trường, có chí ngay từ ngày đầu tiên đi học.

 

C- D. HĐ LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

ĐHNL: giao tiếp, thưởng thức cái đẹp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự nhận thức – tự học, tạo lập văn bản ( đoạn văn)

- GV kiểm tra đặt câu hỏi

(Tích hợp tiếng việt, tập làm văn)

? Chỉ ra sự đặc sắc và nêu ý nghĩa của 1 hình ảnh so sánh trong phần 2 văn bản, để thấy truyện ngắn này rất đặc sắc.

- Gọi 1 HS trình bày

- Nhận xét, bổ sung, đánh giá.

 

VD: Ý nghĩ ấy ..... ngọn núi

So sánh trạng thái cảm xúc ( trừu tượng, thiêng liêng) với hình ảnh thiên nhiên cụ thể, đẹp, thơ mộng -> vẻ đẹp trong sáng đáng yêu trong tâm hồn nhân vật.

 

  1. HĐ TÌM TÒI MỞ RỘNG – HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
  • Dùng sơ đồ vẽ lại những thay đổi trong tâm trạng nhân vật tôi trong ngày tựu trường đầu tiên ( khi trên đường cùng mẹ đến trường, Ở trên sân trường)
  • Chuẩn bị đọc soạn Tiết 3: VB Tôi đi học
  • Các nhóm thảo luận và ghi ra phiếu: phân tích nhân vật người mẹ và ông đốc:

+ Tìm các chi tiết kể về mẹ và ông đốc
+ Qua các chi tiết đó, em thấy mẹ và ông đốc là người như thế nào

+ Tổng kết những nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung của văn bản.

Giáo án ngữ văn 8 kì 1 VNEN soạn theo công văn 5512
Giáo án ngữ văn 8 kì 1 VNEN soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Ngữ văn 8 kì 1 VNEN được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Ngữ văn 8 kì 1. 

Phí tải giáo án:

  • 200.000/học kì
  • 250.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: van 8 ki 1 cv 5512, GA ngu van 8 ki 1, Giao an 5512 van 8 ki 1 vnen, giao an ngu van lop 8 ki 1

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay