Giáo án ngữ văn 9 kì 1 VNEN soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Ngữ văn 9 kì 1 VNEN theo mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Bộ giáo án kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô có đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo. GA ngu van 9 ki 1 vnen cv 5512

Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/20…

Ngày dạy: …/…/20…

BÀI 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu:
  • Chỉ ra và phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh; nhận xét được về nghệ thuật của văn bản.
  • Hiểu và biết vận dụng một số phương châm hội thoại (phương châm về lượng, phương châm về chất) trong giao tiếp.
  • Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
  1. Kĩ năng:
  • Rèn kĩ năng đọc,tìm hiểu,phân tích văn bản nhật dụng.
  • Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và về chất trong 1 tình huống giao tiếp cụ thể, vận dụng 2 phương châm này trong hoạt động giao tiếp.
  • Nhận ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh.
  1. Thái độ:
  • Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập rèn luyện theo gương Bác.
  • Có ý thức sử dụng tuân thủ phương châm hội thoại khi giao tiếp.
  • Giáo dục ý thức học môn tập làm văn.
  1. Phẩm chất và năng lực:
  • Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ; sống trách nhiệm
  • Năng lực: tự học; hợp tác; sử dụng CNTT và TT; năng lực giao tiếp; năng lực thưởng thức văn học; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

CHUẨN BỊ

  1. Giáo viên:
  • Máy chiếu, bảng phụ
  • Phương pháp đọc sáng tạo; dùng lời có NT; vấn đáp, gợi tìm; trực quan; thảo luận nhóm ; nêu và giải quyết vấn đề; quan sát và phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu
  • Kĩ thuật trình bày một phút, kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật động não; kĩ thuật bản đồ tư duy; KT đọc tích cực, KT viết tích cực
  1. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV.

III. NỘI DUNG

Tiết 1

Hình thức tổ chức

Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Phương pháp: trực quan; vấn đáp

- Năng lực: tự học, giao tiếp

* cá nhân; KT trình bày một phút, máy chiếu

- Chiếu, giới thiệu (tích hợp GDANQP) một số hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

? Những hình ảnh trên gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống, sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Hãy chia sẻ cảm nhận của em với các bạn.

 

-> Giới thiệu bài học mới

 

 

Ví dụ:

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch HCM luôn là tấm gương sáng cho mọi thế hệ con người VN.Phong cách sống của bác được thể hiện rất chân thực trong văn bản. Khi tìm hiểu văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” chúng ta sẽ hiểu rõ hơn phong cách sống và làm việc đáng khâm phục của Người.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Phương pháp: đọc sáng tạo; vấn đáp; trực quan; dùng lời có NT

- NL: tự học, giao tiếp, hợp tác

* Hoạt động cá nhân

- Nêu câu hỏi

 

? Nêu xuất xứ của văn bản?

 

- HS trả lời, bổ sung, nhận xét

- GV nhận xét

 

* Hoạt động cả lớp

- Hướng dẫn đọc

- Đọc mẫu, y/c hs đọc, nhận xét

- Y/c hs đọc thầm chú thích từ khó.

 

* Hoạt động cá nhân, máy chiếu

- GV chiếu câu hỏi

? PTBĐ chính của văn bản là gì?

? Vấn đề nghị luận là gì?

? Xét về tính chất nội dung, VB được xếp vào cụm VB nào?

? Bố cục của văn bản

 

- HS suy nghĩ, trả lời

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

* Dạy học cả lớp, KT đọc tích cực, máy chiếu

- Gv đưa ra câu hỏi.

? Bác Hồ tiếp xúc với văn hóa các nước trong hoàn cảnh nào?

 

? Điều đó đã tạo cho Người một vốn văn hóa như thế nào? Tìm chi tiết

? Nghĩa là Bác có một vốn tri thức văn hóa như thế nào?

- Hs trao đổi, trả lời

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

* Hoạt động cặp , KT động não, máy chiếu

- GV chiếu câu hỏi

? Vì sao Người lại có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng ?

 

? Từ đó, em hiểu gì về Bác?

- HS HĐCN, trao đổi, thảo luận

- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện

- GV chuẩn xác, HS tự nhận xét, đánh giá

 

* Dạy học cả lớp, máy chiếu

? Lời văn nào diễn tả cách tiếp nhận văn hóa của Bác?

- Giảng về cách tiếp thu

 

? Em hãy nhận xét cách tiếp thu đó?

? Nhờ thế, Bác đã thu được kết quả gì?

 

? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ, cách lập luận ở phần đầu của VB

 

? Từ nội dung phân tích trên, em hãy khái quát vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh?

* Bình

? Thái độ của tác giả

I. Tìm hiểu chung

1. Tác phẩm

 

- Xuất xứ: Trích từ bài Phong cách Hồ Chí Minh - cái vĩ đại gắn với cái giản dị in trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam của Lê Anh Trà

 

 

2. Đọc, chú thích

Chú ý đọc: đọc chậm, nhẹ nhàng, sâu lắng; chú ý những danh từ riêng, từ Hán Việt,

 

 

3. Tìm hiểu chung văn bản

 

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

- Vấn đề nghị luận: Phong cách Hồ Chí Minh

- Cụm văn bản nhật dụng

- Bố cục: chia làm 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác

+ Phần 2: Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác

 

1. Vẻ đẹp trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh

 

- Hoàn cảnh: Hoạt động cách mạng “đầy truân chuyên", đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa từ Đông sang Tây

- Điều đó giúp: Bác am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc -> Bác có một vốn tri thức văn hóa sâu rộng

 

 

 

 

 

 

 

- Để có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng ấy, Bác đã:

+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ ( Bác nói và viết thạo nhiều thứ tiếng)

+ Qua công việc, lao động mà học hỏi

+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc

-> Bác là người ham học hỏi, có nhu cầu cao trong việc mở rộng tri thức văn hóa.

 

 

- Cách tiếp thu:

+ Tiếp thu cái hay, cái đẹp, phê phán cái tiêu cực

+ Ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc

-> Tiếp thu chủ động, chọn lọc

- Bác trở thành một nhân cách rất Việt Nam... rất hiện đại

(+) NT: Ngôn ngữ giản dị; kết hợp kể và bình luận

=> K/q vẻ đẹp HCM: Vốn tri thức văn hóa sâu rộng, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại

 

 

- Tác giả: ca ngợi, tự hào

 

Tiết 2

Hình thức tổ chức

Nội dung

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- PP: vấn đáp;trực quan, dùng lời có NT

- NL: giao tiếp, hợp tác, thưởng thức VH

 

* HĐ cá nhân, máy chiếu, KT đọc tích cực

- GV chiếu câu hỏi

? Tác giả nhắc đến những phương diện nào trong phong cách sinh hoạt, lối sống của Bác? Mỗi phương diện ấy được diễn tả cụ thể qua các chi tiết nào?

 

- HS tìm chi tiết

- HS trả lời, bổ sung

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

* HĐ cả lớp, máy chiếu

? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ của tác giả?

? Cách lập luận có gì đáng chú ý?

- Giảng

? Từ đó, em có cảm nhận gì về phong cách sinh hoạt của Bác?

 

* Hoạt động cặp, máy chiếu

- GV chiếu câu hỏi

? Lối sống của Bác khiến tác giả liên tưởng tới điều gì?

 

? Cách viết của tác giả ở đây có gì đặc sắc? Qua đó, em có suy nghĩ gì về lối sống của Bác

 

- HS HĐCN, trao đổi, thảo luận

- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

* Hoạt động cá nhân, KT đọc tích cực, máy chiếu

- GV chiếu câu hỏi, HS xác định nhiệm vụ

? Tác giả lí giải như thế nào về lối sống giản dị của Bác cũng như các vị danh nho xưa.

? Vậy, em có thêm nhận xét gì về lối sống của Bác.

 

- HS trả lời, nhận xét

- GV chuẩn xác

 

* Dạy học cả lớp

? Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả ở phần 2.

 

 

 

? Cảm nhận chung về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.

 

? Qua đó, tác giả bày tỏ tình cảm, thái độ gì.

 

Bình

* HĐ cả lớp, KT trình bày một phút, máy chiếu

? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn?

? Qua đó, em hiểu gì về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?

 

- Hs trả lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức.

II. Tìm hiểu văn bản (Tiếp)

2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác

 

- Sinh hoạt, lối sống:

+ Nơi ở, làm việc đơn sơ: Chiếc nhà sàn... vài phòng

+Trang phục giản dị: áo bà ba, áo trấn thủ, dép lốp

+ Ăn uống đạm bạc: Rau luộc, cá kho, cháo hoa...

+ Tư trang ít ỏi: va li con

 

 

- Từ ngữ: Ngôn ngữ giản dị, dân dã; nhiều số từ, lượng từ chỉ số lượng ít ỏi

- Cách lập luận: Kết hợp giữa kể và bình luận; dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện; đối lập

-> Giản dị, thanh đạm, gần gũi

 

 

 

 

- Liên tưởng tới:

+ Những nguyên thủ quốc gia khác

+ Cuộc sống của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Cách viết: Lối viết so sánh, liên tưởng, dùng nhiều từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, dẫn thơ -> Bác gần gũi với các bậc hiền triết xưa, gắn với những thú quê đạm bạc mà thanh tao

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lối sống giản dị của Bác:

+ "Không phải là cách tự thần thánh hóa, làm cho khác đời, hơn người

+ Đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên

-> Giản dị, đạm bạc mà lại vô cùng thanh

cao, sang trọng

 

- Nghệ thuật:

+ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục bằng những dc xác thực,toàn diện

+ Kết hợp các phương thức tự sự, biểu cảm, nghị luận; sử dụng NT so sánh, đối lập

 

- Cảm nhận: Một lối sống đẹp, giản dị mà thanh cao

 

- Tình cảm, thái độ: ngợi ca, ngưỡng mộ.

 

 

3. Tổng kết

a. Nghệ thuật

+ Sử dụng ngôn ngữ trang trọng

+ Kết hợp nghị luận với tự sự và biểu cảm

+ Lối viết so sánh, liên tưởng; đối lập

b. Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- PP: thuyết trình, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- NL: giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo

* HĐ cả lớp

- Yêu cầu HS trả lời ý 1.a phần C.

 

? Theo em, giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?

- GV định hướng, hs trả lời, gv nhận xét, đánh giá.

* HĐ cá nhân, KT viết tích cực

- Hướng dẫn HS viết đoạn văn (mục 1.b phần C.)

 

? Hãy viết đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của em về nếp sống thanh cao và giản dị của Bác Hồ gợi ra từ văn bản.

 

* Yêu cầu:

+ Hình thức: có câu chủ đề, đảm bảo sự liên kết các câu, ung lượng hợp lí (khoảng nửa trang giấy), dẫn chứng tiêu biểu, xác thực.

+ Nội dung: nêu được cảm xúc, suy nghĩ về nếp sống thanh cao, giản dị của Bác

- Gọi đọc, sửa chữa

Bài tập 1

 

a. Giá trị cốt lõi và cao đẹp nhất trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.

 

 

b. Viết đoạn văn

Nếp sống thanh cao và giản dị là một trong những vẻ đẹp cao cả, đáng quý trong phong cách của Hồ Chí Minh. Là lãnh tụ của cả một đất nước, một dân tộc nhưng Bác chẳng yêu cầu, ham muốn những thứ cao sang, bóng bẩy. Từ nơi ăn chốn ở, trang phục hay ăn uống, Bác đều thực hiện đơn sơ, đạm bạc và giản dị hết mức. Tuy Bác sống giản dị là vậy nhưng lại không hề kham khổ. Trái lại, cách sống giản dị, đạm bạc của Chu tịch Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng. Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, lại càng không phải là “cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”, mà là một cách sống có văn hóa đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Phong cách sống của Bác có nét gần gũi với các vị hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… - thanh cao từ trong tâm hồn đến thể xác.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- PP: thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề

- NL: hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo

* Hoạt động cặp, KT động não

- HS xác định yêu cầu: BT 1/D

 

? Nêu một số bài học sau khi đọc văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.

 

- HS HĐCN, trao đổi, thảo luận

- HS trình bày kết quả, nhận xét, phản biện

- GV chuẩn xác, HS tự nhận xét, đánh giá

- GV tích hợp với cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Bài tập 1

- Bài học rút ra:

+ Bài học về lối sống giản dị, không xa hoa, phung phí.

+ Bài học về ý thức gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc khi giao lưu văn hóa với quốc tế, nhất là trong thời đại hội nhập hiện nay.

+ Rèn lối sống giản dị.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

- Hướng dẫn HS thực hiện mục 1 ở nhà và chia sẻ cùng các bạn trong lớp.

? Tìm đọc và kể lại 1 – 2 câu chuyện về lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh

* Hướng dẫn học tập

- Học và nhớ được nội dung bài học

- Hiểu được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

- Hoàn thành các bài tập

- Chuẩn bị mục 3, C.2, D.2

+ Đọc ngữ liệu

+ Trả lời các câu hỏi

+ Sưu tầm các mẩu chuyện

     
Giáo án ngữ văn 9 kì 1 VNEN soạn theo công văn 5512
Giáo án ngữ văn 9 kì 1 VNEN soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Ngữ văn 9 kì 1 VNEN được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Ngữ văn 9 kì 1. 

Phí tải giáo án:

  • 200.000/học kì
  • 250.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: van 9 ki 1 cv 5512, GA ngu van 9 ki 1, Giao an 5512 van 9 ki 1 vnen, giao an ngu van lop 9 ki 1

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay