Giáo án Ngữ văn 9 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Ngữ văn lớp 9 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Tuần 19:

Bài 18- Tiết : VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

(Chu Quang Tiềm)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Ý nghĩa tầm quan trọngcủa việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách có hiệu quả.

2.Năng lực:

-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận: bố cục, vấn đề NL, luận điểm, PPLL …

+ Đọc mở rộng văn bản NLXH, xác định vấn đề NL, luận điểm, bố cục …

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những quan điểm suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sách.

3. Phẩm chất:

-Yêu sách và tích cực đọc sách.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ, tranh minh họa.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài.

- Tìm đọc những thông tin về tác giả, văn bản.

- Sưu tầm thông tin về văn bản liên quan đến nội dung bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.

b. Nội dung

- Hoạt động cá nhân, HĐ cả lớp.

c. Sản phẩm

- Trình bày miệng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

Quan sát bức chân dung nhà văn Mác xim Gorki.

? Cho biết đây là bức chân dung nhà văn nào?

? Trình bày những hiểu biết của em về nhà văn này?

? Em có biết yếu tố nào đã giúp cho M. G trở thành đại văn hào của Nga không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, trả lời miệng.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới:

GV: Đúng vậy các em ạ. M. G là nhà văn có một tuổi thơ đầy cay đắng, bất hạnh.... Ông đã vươn lên và trở thành nhà văn vĩ đại, chính là nhỡ những cuốn sách đấy. Sách đã mở ra trước mắt ông những chân trời mới lạ, đem đến cho ông bết bao điều kỳ diệu trog cuộc đời. Vậy sách có tầm quan trọng ntn? Phải đọc sách ntn cho có hiệu quả? ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu vb “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Nhà văn Mác xim Gorki

- Nhà văn có tuổi thơ cay đắng, bất hạnh...Ông trưởng thành từ những trường đại học thực tế cs... Làm đủ thứ nghề... Nhờ sách...

 

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

 

 

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả

-(1897-1986), là nhà mỹ học, lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh, xuất xứ:

- Bài văn được trích từ sách “Danh nhân TQ bàn về niềm vui, nỗi buồn của công việc đọc sách”

b. Đọc, chú thích, bố cục:

 

Bàn về tầm quan trọng của việc đọc sách- PT nghị luận

* Kết cấu, bố cục

- 3 phần:

+ Từ đầu…phát hiện thế giới mới=> Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Tiếp..tự tiêu hao lực lượng=> Các khó khăn, nguy hại dễ gặp cuảviệc đọc sách trong tình hình hiện nay.

+ Còn lại=>Bàn về p/pháp đọc sách.

Hoạt động 1: Giới thiệu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Chu Quang Tiềm và văn bản Bàn về đọc sách

b. Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video (hoặc dự án nhóm), phiếu học tập, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày dự án nghiên cứu của nhóm về tác giả, văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: trao đổi lại, thống nhất sản phẩm, trình bày các thông tin về tác giả Chu Quang Tiềm, hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn, có tranh minh họa

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

Bước 3: Báo cáo thảo luận:

+ HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

- Ông bàn về đọc sách lần này không phải là lần đầu.

- Bài viết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bàn tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau.

? Đề xuất cách đọc văn bản?

- Đọc chậm rãi như lời tâm tình trò chuyện của 1 người đang chia sẻ kinh nghiệm thành công hay thất bại của mình trong thực tế với người khác.

* Thảo luận nhóm bàn:

? Vb bàn về vđ gì? Đc trình bày bằng ptbđ nào? Từ đó xđ kiểu vb của bài viết?

? Vđ đọc sách đc trình bày thành mấy lđ? Tóm tắt ngắn gọn nd của từng lđ?

Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu tầm quan trọng của việc đọc sách.

b. Nội dung: HS quan sát skg, thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: phiếu học tập, trả lời miệng.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Chuyển đặt câu hỏi cho HS trả lời

* Thảo luận nhóm bàn(7 phút):

? Theo tg, con đường nào để có được học vấn là gì?

? Vậy đối với con đường phát triển của nhân loại, sách có 1 ý nghĩa ntn? Tìm dẫn chứng minh họa.

? Từ những lí lẽ trên của tác giả, em hiểu gì về sách và lợi ích của việc đọc sách?

? Nhận xét về cách lập luận của nhà văn?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: đọc sgk, hđ cá nhân, trao đổi trong nhóm bàn thống nhất kết quả.

- GV: Quan sát, lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

- Dự kiến sản phẩm…

+ Đọc sách là con đ­ường quan trọng của học vấn:

+ Mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép.

+ Sách là kho tàng quí báu ghi chép, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tích luỹ được qua từng thời đại.

+ Sách có giá trị là cột mốc trên con đường phát triển học thuật của nhân loại.

+ Đọc sách là chuẩn bị để có thể làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới.

+ Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, sd hình ảnh ss thú vị,...

Bước 3. Báo cáo, thảo luận: HS lên bảng trình bày kết quả chuẩn bị của nhóm, các nhóm khác nghe.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

? Những cuốn SGK các em đang học có phải là những “di sản tinh thần” vô giá đó không? Vì sao?

*Gv: Có thể nói, cách lập luận của học giả Chu Quang Tiềm rất thấu tình đạt lí và sâu sắc. Trên con đường gian nan trau dồi học vấn của CN, đọc sách trong tình hình hiện nay vẫn là con đường quan trọng trong nhiều con đường khác.

? Theo TG, đọc sách là “hưởng thụ", là “chuẩn bị” trên con đường học vấn. Vậy, em đã “hưởng thụ” được gì từ việc đọc sách Ngữ văn để “chuẩn bị” cho học vấn của mình?

Dự kiến: Tri thức về TV, về vb giúp em có kĩ năng sd đúng và hay ngôn ngữ dân tộc trong nghe, đọc, nói và viết, kĩ năng đọc - hiểu các loại vb trong văn hoá đọc sau này của bản thân.

- Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.

*GV: Song tg không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông đã chỉ ra việc hạn chế trong việc trau dồi học vấn trong đọc sách. Đó là những thiên hướng nào? Tác hại của chúng ra sao? Thì tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

 

- Đọc sách là con đ­ường quan trọng của học vấn:

+ Mọi thành quả của nhân loại đều do sách vở ghi chép.

+ Sách là kho tàng quí báu…

+ Sách là cột mốc…

- H/a ẩn dụ thú vị; cách nói hình tg.

-> Đọc sách là con đ­ường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức; là sự chuẩn bị để làm cuộc tr­ường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới.

Muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách.

=>Ptích đúng đẵn , rõ ràng, xác thực.

 

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về phần 1 của vb để làm bài tập.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

Viết một đv trình bày suy nghĩ của em về vai trò của sách

Bước 2: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

Nghe và làm bt

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS.

IV. Luyện tập:

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.

b. Nội dung: Hs dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Hiện nay, trong thời đại kỹ thuật số con người có cần đến sách không? Vì sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

+ Nghe yêu cầu.

+ Thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vẫn cần đọc sách vì trong sách có nhiều thông tin, kiến thức hữu ích,..

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới

 

 

Tiết : NÓI VỚI CON - Y Phương

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1.Kiến thức:

- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

2.Phẩm chất:

- Yêu và tự hào về quê hương xứ sở

- Yêu và trân trọng tình cảm gia đình: tình cha con, tình mẫu tử. Phấn đấu sống và cống hiến xứng đáng với những tình cảm cao đẹp ấy.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.

+Đọc liên hệ, mở rộng nêu suy nghĩ cảm nhận.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lập kế hoạch dạy học.

- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các tài liệu về Y Phương và tình cảm gia đình,...phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu thấy được ý nghĩa thiêng liêng cao đẹp của tình cảm gia đình đặc biệt là tình phụ tử.

b) Nội dung: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Bật lời bài hát: Cám ơn cha (hoặc bài hát nào đó về cha)

Cám ơn cha(Hồ Ngọc Hà)

Giữa ánh sáng của vinh quang

Con luôn thấy thấp thoáng cha thầm lặng

Ánh mắt sáng những niềm vui khi con thành công

Cho con thêm vững vàng sải bước trên đường xa.

 

Cha cho con những giấc mơ

Bao dung cho con những khi lạc đường

Nâng đôi tay cho đời con bay cao mạnh mẽ

Con luôn tự hào khi được là con của cha.

? Em cảm nhận được điều gì sau lời bài hát?

? Em hãy kể tên những văn bản, đọc bài ca dao em biết viết về tình cảm gia đình?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe lời bài hát

+ Nghe câu hỏi và trả lời

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

HĐ 1: giới thiệu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Y Phương và bài thơ Nói với con.

b. Nội dung: HS tìm hiểu ở nhà.

c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Trình bày dự án tác giả Y Phương.

? Hãy nêu những hiểu biết về văn bản

? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

? Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản

? Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu ý từng

phần?

 

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chốt kiến thức:

GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.

- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc- nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐ 2: Tìm hiểu văn bản

NV1:

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người

b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: vở ghi HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động nhóm: 5 phút

? Chú ý bốn câu thơ đầu? Qua 4 câu đầu giúp em hình dung được điều gì?

? Từ đó giúp em cảm nhận được không khí gia đình như thế nào?

? Người cha nói với con điều gì?

? Người đồng mình được thể hiện qua những hình ảnh nào? Em hiểu hình ảnh đó như thế nào?

? Theo em từ: cài, ken ngoài thuộc từ loại nào? Ngoài ý nghĩa miêu tả còn nói lên điều gì?

? Qua đây em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người đồng mình qua lời nói của con?

? Em hiểu hai câu thơ“ Rừng cho hoa... tấm lòng” như thế nào?

? Chính vì vậy, cha mẹ đã nhắc lại cho con nhớ điều gì?

 

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

- GV giảng:

+Thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.

+ Con đang dần lớn khôn, trưởng thành trong cuộc sống lao động giữa thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình sâu nặng của người đồng mình.

+ Kỉ niệm ngày cưới, ngày đẹp nhất trên đời.

Và đây cũng là ngày đầu tiên bắt đầu xây nền móng cho gia đình hạnh phúc.

 

NV2:

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con

b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: vở ghi HS.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Hoạt động nhóm: 5 phút

? Chú ý đoạn thơ'' Người đồng mình...cực nhọc"em thấy người cha đã nói với con về những đức tính gì của người đồng mình?

? Em có nhận xét gì về cách nói của người dân miền núi? Qua cách nói ấy ta thấy người cha nói cho con biết những đức tính của người đồng mình, người cha muốn nói với con điều gì?

? Đoạn thơ tiếp tác giả tiếp tục nói tới vẻ đẹp nào của người đồng mình? Điều ấy thể hiện tập trung qua những câu thơ nào?

? Từ đó người cha muốn gợi cho con tình cảm gì đối với quê hương?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

=> GV chốt:

Người cha nói với con người đồng mình sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc lam lũ nhưng mạnh mẽ, giàu chí lớn, luôn yêu quý tự hào và gắn bó với quê hương. Người cha giáo dục con sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hương dù còn nghèo, còn gian nan vất vả. Từ đó người cha mong con biết tự hào...

 

 

 

 

 

 

a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: vở ghi HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật…

? Với những thành công về nghệ thuật làm nổi bật nội dung gì?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS thảo luận.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về thơ để phân tích, cảm thụ hình ảnh trong đoạn thơ, khổ thơ.

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Điều lớn lao nhất mà nhà thơ muốn truyền cho con là gì?

? Đặt mình là người con trong bài thơ em có suy nghĩ gì ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Nghe yêu cầu

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS.

- GV chốt: Điều lớn lao nhất mà nhà thơ muốn truyền cho con là lòng tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương và niềm tự tin để con bước vào đời.

- Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi. Bài học luôn tự hào, gắn bó với quê hương, gia đình và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn

b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

? Suy nghĩ của em về tình cảm cha mẹ dành cho mình

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe yêu cầu

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

- GV chốt: Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta vô cùng to lớn, không gì kể hết và so sánh được…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=> Tình cảm cha con

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Giới thiệu chung.

 

1. Tác giả:

 

Y Phương sinh năm 1948 tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.- quê ở Trùng Khánh Cao Bằng- dân tộc Tày. Năm 1993 ông là Chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng…

- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.

2. Văn bản:

a. Xuất xứ:

+ Bài thơ trích trong cuốn: “Thơ VN” 1945-1985.

+Đề tài: Tình cha con

 

b. Đọc, chú thích,bố cục.

+Thơ tự do, câu vần nhịp theo dòng cảm xúc

+ Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

+ Có thể chia 2 phần

Phần 1: Từ đầu đến ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời. Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ trong cuộc sống lao động của quê hương.

Phần 2: Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng với truyền thống ấy.

 

 

II- Tìm hiểu văn bản.

1. Con lớn lên trong yêu thương của cha mẹ sự đùm bọc của quê hương.

 

 

 

 

 

+ Hình dung được đứa trẻ đang tập đi từng bước chập chững trong sự chờ đón, mừng vui của cha mẹ. Từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút.

+ Không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Con lớn lên từng ngày trong sự yêu thương, nâng đỡ và mong chờ của cha mẹ

+ Người... trên đời.

+ Người đồng mình là người bản mình, quê mình.

“Đan... câu hát”

Đan bờ bắt cá, ken vách dựng nhà cùng với hoa rừng, trong câu hát sli, hát lượn.

+ Các động từ: cài, ken ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình gắn bó, quấn quýt trong lao động, làm ăn của đồng bào, quê hương.

+ Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình.

 

= > HS tự trình bày

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Những đức tính của người đồng mình và mơ ước của người cha về con.

+ Đức tính: Bền gan, vững chí “Cao... lớn”.

+ Yêu tha thiết quê hương “sống trên... nghèo đói”.

+ Mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt “Sống ...”.

+ Cách nói của người dân miền núi vừa cụ thể vừa mơ hồ->Sống vất vả mà mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc đói nghèo. Mong con phải có nghĩa tình chung thủy với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí niềm tin của mình

+“Người ... đâu con”-> Mộc mạc nhưng giàu chí khí niềm tin. Họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn và ý chí mong ước xây dựng quê hương

->Họ có thể thô sơ về da thịt, ăn mặc giản dị: áo chàm, khăn piêu nhưng họ không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí, nghị lực đặc biệt khát vọng xây dựng quê hương.

Người đồng mình tự đục đá…->Họ tự làm nên quê hương với những phong tục tập quán tốt đẹp

=>Muốn con biết tự hào về truyền thống quê hương, dặn con cần tự tin mà vững bước đi trên đường đời.

 

III- Tổng kết

Những nét nghệ thuật đặc sắc:

- Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có sức gợi cảm khái quát, cách nói mộc mạc, so sánh cụ thể thể hiện các nói đặc trưng của đồng bào miền núi.

- Lời thơ trìu mến tha thiết, điệp từ như điểm - nhấn lời dặn dò ân cần, tha thiết của người cha.

Nội dung bài thơ:

- Qua lời người cha nói với con...

- Học sinh đọc ghi nhớ sgk

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng, mở rộng

- Chuẩn bị bài mới

 

Giáo án Ngữ văn 9 soạn theo công văn 5512
Giáo án Ngữ văn 9 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án ngữ văn 9 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình tin học lớp 9. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới văn khối 9, ngữ văn 9 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an van 9 cv 5512

Tài liệu giảng dạy môn Ngữ văn THCS

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay