Kênh giáo viên » Địa lí 9 » Giáo án powerpoint địa lí 9

Giáo án powerpoint địa lí 9

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint địa lí 9. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn địa lí 9 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint địa lí 9
Giáo án powerpoint địa lí 9
Giáo án powerpoint địa lí 9
Giáo án powerpoint địa lí 9
Giáo án powerpoint địa lí 9
Giáo án powerpoint địa lí 9
Giáo án powerpoint địa lí 9
Giáo án powerpoint địa lí 9

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint địa lí 9

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG ĐỊA LÍ 9

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

  • Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
  • Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
  • Bài 3: Phân bố dân cư và các loại địa hình quần cư
  • Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
  • Bài 5: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 Địa lí 9 trang 18

ĐỊA LÍ KINH TẾ

  • Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam Địa lí 9 trang 19
  • Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
  • Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp
  • Bài 9: Sự phát triển và phân số lâm nghiệp, thủy sản
  • Bài 10: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
  • Bài 11: Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
  • Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
  • Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
  • Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
  • Bài 15: Thương mại và du lịch
  • Bài 16: Thực hành vẽ biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu kinh tế

SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

  • Bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ
  • Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
  • Bài 19: Thực hành đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ
  • Bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng
  • Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
  • Bài 22: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, số lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.
  • Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
  • Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (Tiếp theo)
  • Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
  • Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp)
  • Bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ
  • Bài 28: Vùng Tây Nguyên
  • Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
  • Bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
  • Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
  • Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)
  • Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)
  • Bài 34: Thực hành phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm Đông Nam Bộ
  • Bài 35: Vùng đồng bằng sông Cửu Long
  • Bài 36: Vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tiếp)
  • Bài 37: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
  • Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo (tiếp)
  • Bài 40. Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí

ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG

  • Bài 41: Địa lí tỉnh (thành phố)
  • Bài 42: Địa lí tỉnh (thành phố) (Tiếp)
  • Bài 43: Địa lí tỉnh (thành phố) (Tiếp 2)

2. GIÁO ÁN WORD BÀI

BÀI: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này:

- Trình bày được đặc điểm dân số của nước ta.

- Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta.

- Phân tích được sự chuyển biến trong cơ cấu dân số nước ta.

  1. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực chuyên biệt

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê để tìm ra đặc điểm nổi bật của dân số.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Đánh giá được tác động của đặc điểm dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

  1. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Chấp hành tốt các chính sách về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách của nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích của cộng đồng.

- Chăm chỉ: Nêu và giải thích được tình hình gia tăng dân số nước ta

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam.

- Tranh ảnh về một số hậu quả của gia tăng dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống.

  1. Học sinh

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)
  2. a) Mục đích:

- Gợi mở học sinh đến nội dung về dân số nước ta từ chính chính sách của Đảng và nhà nước

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

  1. b) Nội dung:

Dựa vào kiến thức hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

  1. c) Sản phẩm: Các khẩu hiệu tuyên truyền
  2. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước.
  3. Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc.
  4. Nam giới có trách nhiệm chia sẽ với nữ giới trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và nuôi dạy con cái.
  5. Hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn.
  6. Kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng.
  7. Không kết hôn sớm, đẻ ít, đẻ thưa để nuôi dạy con tốt.
  8. Tuổi trẻ xung kích thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.
  9. Thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
  10. Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản vì chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình.
  11. Thực hiện gia đình ít con để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
  12. Vì hạnh phúc tương lai của chính mình, hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản.
  13. Đầu tư cho công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là đầu tư cho sự phát triển đất nước bền vững.

* Giải thích tại sao ở nước ta mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt” hay Tại sao lại có khẩu hiệu “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ” Học sinh giải thích theo cách hiểu của mình.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS:

+ Cho biết số thành viên trong gia đình nhà mình (Ông bà sinh được bao nhiêu con? Ba mẹ, cô dì, chú bác sinh phổ biến là bao nhiêu con?)

+ Cho biết một số khẩu hiệu về dân số mà em đã quan sát được trong cuộc sống.

>>> GV trình chiếu hình ảnh về poster tuyên truyền dân số của Nhà nước

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi “Tại sao ở nước ta mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt” hay Tại sao lại có khẩu hiệu “Dù gái hay trai chỉ hai là đủ”

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số hs trả lời và dẫn dắt vào bài học

Dân số, tình hình gia tăng dân số và những hậu quả của gia tăng dân số đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia mà của cả cộng đồng quốc tế. Tại mỗi quốc gia chính sách dân số được xem là một trong những quốc sách hàng đầu. Sớm nhận thức rõ vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã đề ra hàng loạt các chính sách dân số như chúng ta vừa đề cập đến để thực hiện mục dân số. Vậy dân số nước ta có đặc điểm như thế nào? Những đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đối với phát triển kinh tế - xã hội, tại sao cần đưa ra chính sách dân số như trên cô mời các em tìm hiểu sang bài học hôm nay.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Số dân nước ta ( 5 phút)

  1. a) Mục đích:

- Trình bày được đặc điểm số dân ở nước ta (dân số đông, nhớ được số dân của nước ta ở thời điểm gần nhất)

  1. b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và kết hợp thông tin trên Internet để trả lời các câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm:

HS nêu được nước ta có dân số đông.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu thông tin về số dân nước ta qua tư liệu sưu tầm từ báo Đời Sống Và Pháp Luật – số ra ngày 31 tháng 1 năm 2018. Theo thông tin trên báo Đời Sống Và Pháp Luật số ra ngày 31/1/2018 thì số dân của nước ta hiện nay là khoảng 93,7 triệu người.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Kết hợp nội dung SGK cùng với số liệu sưu tầm, các em có nhận xét gì về số dân của nước ta?

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút

Bước 4: Kết luận, nhận định: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung

I. Số dân

- Dân số nước ta vào cuối năm 2017 là 93,7 triệu người.

- Việt Nam là nước đông dân xếp thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 8 châu Á và thứ 13 thế giới.

 

 

Hoạt động 2: Gia tăng dân số (20 phút)

  1. a) Mục đích:

Trình bày được quá trình gia tăng dân số nước ta.

  1. b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát tranh để trả lời các câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi nhóm
  2. d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Chuyển giao nhiệm vụ: Phân tích biểu đồ H2.1 theo nhóm

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS Hoạt động theo nhóm hoàn thành các bài tập

+ GV: quan sát và trợ giúp nếu cần

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Báo cáo, thảo luận:

+ Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

* Bước 4: Kết luận, nhận định: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Gia tăng dân số

- Gia tăng dân số nhanh.

- Từ cuối những năm 50 đến những những năm cuối thế kỉ XX, nước ta có hiện tượng "bùng nổ dân số".

- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn khác nhau giữa các vùng:

- Tỉ lệ gia tăng ở nông thôn cao hơn thành thị.

 

Nhiệm vụ 2:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS tìm hiểu thuật ngữ “bùng nổ dân số” trang 152/SGK.

GV Giới thiệu H.Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta và giao nhiệm vụ

Chia lớp ra làm 4 nhóm.

Nhóm chẵn:

+ Phân tích biểu đồ H2.1, rút ra nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta từ năm 1954 đến năm 2017 ?

+ Vì sao hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta lại diễn ra từ cuối những năm 50 đến những năm cuối TK XX ?

Nhóm lẻ:

- Phân tích biểu đồ H2.1, rút ra nhận xét tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số nước ta từ năm 1954 đến năm 2017 ?

- Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong 4 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. Hướng dẫn các nhóm trình bày sản phẩm. Tổ chức các nhóm khác bổ sung, góp ý.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài.

Mở rộng: Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?

 

Nhiệm vụ 3

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp ra làm 4 nhóm. Thực hiện nhiệm vụ

- Nhóm lẻ: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì đối với ktế, XH, môi trường ?

- Nhóm chẵn: Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta về kinh tế, xã hội và môi trường ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài.

 

Hoạt động 3: Cơ cấu dân số ( 10 phút)

  1. a) Mục đích:

Trình bày được cơ cấu dân số: Theo độ tuổi (Cơ cấu dân số trẻ), giới tính, cơ cấu dân số theo tuổi và giới đang có sự thay đổi.

  1. b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và phân tích bảng số liệu để trả lời các câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát Bảng Giao nhiệm vụ:

- Nhận xét tỉ lệ 2 nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979 - 2019?

- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979 – 2019?

- Nhận xét tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời ḱì 1979 – 2019

- Tỉ lệ nam nữ có sự khác nhau giữa các vùng như thế nào ? Giải thích .

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong 3 phút

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chuẩn xác kiến thức và cho HS ghi bài:

III. Cơ cấu dân số

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi:

+ Nước ta đang có sự thay đổi: Tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. Theo chiều hướng già đi.

- Cơ cấu dân số theo giới tính.

+ Tỷ số giới tính thấp, đang có sự thay đổi.

+ Tỉ số giới tính khác nhau giữa các địa phương.

- Cơ cấu giới tính nam tiến tới cân bằng với nữ

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
  2. a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

  1. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
  2. c) Sản phẩm: HS đưa ra đáp án.

1 – c; 2 – c; 3 – b

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và trả lời nhanh các câu hỏi sau:

  1. Đến cuối năm 2017 số dân của nước ta là
  2. 79,7triệu người. b. 80 triệu người.
  3. 93,7 triệu người. d. 94 triệu người.
  4. Hiện nay dân số Việt Nam có tỉ lệ sinh tương đối thấp là do
  5. số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm.
  6. đời sống kinh tế quá khó khăn.
  7. thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình .
  8. đời sống người dân được cải thiện, tỉ lệ sinh giảm.
  9. Cơ cấu nhóm tuổi của nước ta từ 1979- 1999 thay đổi theo hướng:
  10. Nhóm tuổi (0- 14) tăng- nhóm tuổi (15- 59) và trên 60 giảm.
  11. Nhóm tuổi (0- 14) giảm- nhóm tuổi (15- 59) và trên 60 tăng.
  12. Nhóm tuổi (0- 14) và (15- 59) tăng và trên 60 giảm.
  13. Nhóm tuổi (0- 14) giảm (15- 59) và trên 60 tăng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chốt lại kiến thức của bài.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (2 phút)
  2. a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về dân số Việt Nam
  3. b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
  4. c) Sản phẩm: Đưa ra các ý kiến
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ: Thảo luận theo bàn và chỉ ra 3 sức ép của dân số đông tới sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương em.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định: Kết luận, nhận định

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới

* RÚT KINH NGHIỆM

Giáo án powerpoint địa lí 9
Giáo án powerpoint địa lí 9

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án Địa lí 9 kì 1 soạn theo công văn 5512

Từ khóa: Giáo án powerpoint địa lí 9, GA trình địa lí 9, GA điện tử địa lí lớp 9

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay