Giáo án powerpoint địa lí 10

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint địa lí 10. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn địa lí 10 của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint địa lí 10
Giáo án powerpoint địa lí 10
Giáo án powerpoint địa lí 10
Giáo án powerpoint địa lí 10
Giáo án powerpoint địa lí 10
Giáo án powerpoint địa lí 10
Giáo án powerpoint địa lí 10
Giáo án powerpoint địa lí 10

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint địa lí 10

Một số tài liệu quan tâm khác


1. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG ĐỊA LÍ 10

CHƯƠNG 1: BẢN ĐỒ

  • Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
  • Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống
  • bài 4: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ Địa lí 10 trang 17

CHƯƠNG 2: VŨ TRỤ, HỆ QUẢ VÀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

  • Bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất Địa lí 10 trang 18
  • Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất

CHƯƠNG 3: CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC QUYỀN CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

  • Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
  • Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất
  • Bài 9 : Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiếp theo)
  • Bài 10 : Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đại động đất...
  • Bài 11: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất
  • Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
  • Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
  • Bài 14: Thực hành đọc bản đồ sự phân hóa các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu…
  • Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
  • Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
  • Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
  • Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
  • Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái đất

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

  • Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí
  • Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

CHƯƠNG 5: ĐỊA LÝ DÂN CƯ

  • Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số
  • Bài 23: Cơ cấu dân số
  • Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa
  • Bài 25: Thực hành phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới

CHƯƠNG 6: CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

  • Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế

CHƯƠNG 7: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

  • Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp...
  • Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt
  • Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi
  • Bài 30: Thực hành vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia

CHƯƠNG 8: ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

  • Bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp.
  • Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp
  • Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)
  • Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
  • Bài 34: Thực hành vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới

CHƯƠNG 9: ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

  • Bài 35: Vai trò, nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ
  • Bài 36. Vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
  • Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải
  • Bài 38: Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy – ê và kênh đào Pa –ra-ma
  • Bài 39: Địa lí ngành thông tin liên lạc
  • Bài 40: Địa lí ngành thương mại

CHƯƠNG 10: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

  • Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
  • Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững

2. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn: …. /…. /….

Tiết 5 - BÀI 6: HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.

- Chuyển động biểu kiến hàng năm của MT, h/tượng mùa, h/tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

  1. Năng lực:

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, hợp tác.

- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng bản đồ, hình ảnh.

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu.

- Các bản đồ VN

  1. Học sinh:

- Át lát địa lý VN

- SGK, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu:

- Huy động một số kiến thức, kĩ năng đã biết để tìm hiểu về bài mới.

- Tạo hứng thú học tập, giúp HS nắm được hệ quả của vận động quay quanh mặt trời của Trái Đất.

- Nhằm tạo tình huống có vấn đề để kết nối với bài mới.

  1. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  2. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 6.1 và liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi:

+ Hình 6.1 nói đến nội dung nào?

+ Vị trí Mặt trời ở mỗi sớm thức dậy và chiều tối như thế nào?

+ Hiện tượng đó có mâu thuẩn với đặc điểm trái đất trong hệ Mặt trời không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ bằng cách ghi ra giấy nháp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu C/đ biểu kiến hàng năm của MT ( 20 phút)

  1. a) Mục tiêu: HS biết được con đường đi không thật của Mặt Trời.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV đưa ra ví dụ:

- Buổi sáng, buổi chiều Mặt Trời ta nhìn thấy có vị trí khác nhau → Mặt Trời ko c/đ, do vận động của Trái Đất → c/đ này là c/đ biểu kiến.

- Hay khi ngồi xe ô tô nhìn ra ngoài ta cảm giác hàng cây ven đường c/đ, nhưng thực tế là xe c/đ.GV y/c HS cho biết:

+ Thế nào là c/đ biểu kiến của Mặt Trời trong một năm?

+ X/đ KV nào trên Trái Đất có h/tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? KV nào không có h/tượng mặt trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

HS trả lời, HS khác bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Gv kết luận.

I. C/đ biểu kiến hàng năm của MT

- Khaí niệm: Là c/đ nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.

- Ng/nh:Do trục T/Đ nghiêng và ko đổi phương khi c/đ cho ta ảo giác MT c/đ

- Hiện tượng MT lên thiên đỉnh lần lượt xuất hiện từ chí tuyến Nam (22/12) lên chí tuyến Bắc (22/6)

- KV có h/tượng MT lên thiên đỉnh 2 lần/năm: khu vực giữa hai chí tuyến

- KV có h/tượng MT lên thiên đỉnh một lần/năm: tại chí tuyến Bắc và Nam

- KV ko có h/tượng MT lên thiên đỉnh: vùng ngoại chí tuyến Bắc và Nam.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các mùa trong năm

  1. a) Mục tiêu: HS biết được đặc điểm, nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV y/c HS đọc SGK H. 6.2, hãy:

- Nêu khái niệm về mùa.

- Kể tên các mùa trong năm.

- Xác định thời gian từng mùa.

- Vì sao sinh ra mùa? Các mùa nóng lạnh khác nhau ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS thảo luận cặp đôi

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Đại diện các cặp đôi lên trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chuẩn kiến thức cho HS ghi nhớ và lưu ý HS:

- VN và một số nước châu Á dùng âm và dương lịch nên th/gian sớm hơn 1,5 tháng (45ngày) VD xuân phân là 4 - 5 tháng 2

- Mùa ở hai bán cầu ngược nhau do thời điểm ngả về phía MT hoặc chếch xa MT của hai bán cầu lệch nhau; Vị trí các ngày 21/3,22/6,23/9,22/12 là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa

II. Các mùa trong năm:

- Mùa là một phần thời gian của năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Mỗi năm có 4 mùa:

+Mùa xuân:từ 21/3→22/6.

+ Mùa hạ:từ 22/6 đến 23/9.

+ Mùa thu: từ 23/9 đến 22/12

+ Mùa đông:từ 22/12 đến 21/3.

- Mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.

- Ng/nh: do trục T/Đ nghiêng ko đổi phương khi c/đ nên BBC và NBC lần lượt ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng nhiệt khác nhau sinh ra mùa, nóng lạnh khác nhau.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ngày đêm dài ngắn khác nhau

  1. a) Mục tiêu: HS biết được đặc điểm, nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV y/c HS q/sát H.6.3 SGK và chia lớp => 4 nhóm giao n/vụ.

Nhóm 1 và 2: Tìm hiểu h/tượng ngày,đêm dài ngắn theo mùa và nêu nguyên nhân

Nhóm 3 và 4: Tìm hiểu h/tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ và nêu nguyên nhân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Đại diện nhóm trình bày GV chuẩn kiến thức cho HS ghi nhớ.

GV bổ sung: ngày 21/3 và 23/9 không có bán cầu nào ngả về phía MT=> ngày,đêm bằng nhau; ngày 22/6 tia MT vuông góc với CTB lúc 12h trưa=> mọi đia điểm ở BBC ngày dài nhất. Còn NBC là ngày 22/12.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Đại diện các nhóm lên trả lời

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV chuẩn kiến thức cho HS ghi nhớ

III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa, theo vĩ độ

Khi c/động, do trục TĐ nghiêng, nên tùy vị trí của TĐ trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

1.Theo mùa:

* Ở BBC:

- MX, mùa hạ: Có ngày dài hơn đêm

- M/Thu và M/đông: Có ngày ngắn hơn đêm

- Ngày 21/3 và 23/9 có ngày và đêm bằng nhau ở khắp nơi trên Trái đất

* Ở NBC thì ngược lại:

2. Theo vĩ độ:

- Ở x/đạo quanh năm ngày bằng đêm.

- Càng xa X/Đ thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

- Tại vòng cực đến cực ngày hoặc đêm bằng 24 giờ.

- Ở cực: Có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức, nội dung bài học
  3. b) Nội dung:

+ Phát vấn

+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp

  1. c) Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi
  2. d) Tiến trình hoạt động

1 GV yêu cầu HS nắm được ND cơ bản của bài và trả lời câu hỏi 1, 3 SGK trang 24

2.HS tính ngày MT lên thiên đỉnh ở các vị trí nằm giữa 2 chí tuyến

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Liên hệ để khắc sâu kiến thức, chuẩn bị bài mới
  3. b) Nội dung:

+ Phát vấn

+ Hoạt động cá nhân/ cả lớp

  1. c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành nhiệm vụ của GV giao
  2. d) Tiến trình hoạt động

- Quan sát vị trí mặt trời ở nước ta vào các mùa: Hạ, thu, xuân

- GV yêu cầu HS về nhà đọc bài mới.

Giáo án powerpoint địa lí 10
Giáo án powerpoint địa lí 10

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
  • Bàn giao giáo án ngay và luôn

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH ĐẶT GIÁO ÁN:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin hoặc gọi điện tới Zalo số: 0386 168 725 để thông báo: tôi đã đặt

=> Giáo án Địa lí 10 kì 1 soạn theo công văn 5512

Từ khóa: Giáo án powerpoint địa lí 10, GA trình địa lí 10, GA điện tử địa lí lớp 10

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay