Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 8 » Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 sách chân trời sáng tạo. Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn KHTN 8 chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

CHÀO MỪNG CÁC EM

ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

Chúng ta dễ bắt gặp những biến đổi đơn giản của chất trong đời sống. Ví dụ kem sẽ tan chảy khi đưa ra khỏi ngăn đá một thời gian, trái cây chưa chín có vị chát nhưng khi chín cho vị ngọt. Những biến đổi này có giống nhau không? Chúng thuộc loại biến đổi nào?

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

BÀI 2: BIẾN ĐỔI VẬT LÍ VÀ

BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Sự biến đổi vật lí

Thí nghiệm về sự biến đổi vật lí

THẢO LUẬN NHÓM

  • Nhóm 1: Thực hiện thí nghiệm 1 và trả lời câu hỏi 1 sgk trang 16 vào bảng nhóm.
  • Nhóm 2: Thực hiện thí nghiệm 2 và trả lời câu hỏi 2,3 sgk trang 16 vào bảng nhóm.
  • Nhóm 3: Thực hiện thí nghiệm 3 và so sánh tự thay đổi hình dạng của dây điện trước và sau khi uốn. Chất liệu tạo nên dây điện có sự biến đổi không?

Thí nghiệm 1:

  • Làm thay đổi kích thước của vật thể.

Sau thí nghiệm 1, tờ giấy A4 bị cắt ra có sự thay đổi về kích thước so với tờ A4 còn lại. Tuy nhiên vật liệu làm nên tờ A4 không bị biến đổi.

Thí nghiệm 2: Làm biến đổi trạng thái của nước đá

Ở thí nghiệm 2 có những biến đổi xảy ra với viên nước đá là đá nước chảy lỏng và nước lỏng sôi tạo thành hơi nước. Tên của 2 quá trình đó là tan chảy và bốc hơi.

Thí nghiệm 3: Làm thay đổi hình dạng của vật thể

Dây điện ban đầu có hình dạng thẳng sau thí nghiệm có hình xoắn lò xo. Chất liệu làm nên dây điện trước và sau thí nghiệm không thay đổi.

Câu hỏi

  • Kết quả thu được từ 3 thí nghiệm trên có làm biến đổi về chất không? Vì sao?
  • Kết quả thu được từ 3 thí nghiệm trên không làm biến đổi về chất. Vì chất liệu làm nên các vật trước và sau thí nghiệm không thay đổi.
  • Dấu hiệu nào cho ta biết một chất bị biến đổi vật lí?
  • Dấu hiệu cho ta biết một chất bị biến đổi vật lí là chất bị biến đổi về hình dạng, trạng thái, kích thước,… nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu.

KẾT LUẬN

Khi một vật thể bị biến đổi hình dạng, trạng thái, kích thước,… mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu được gọi là biến đổi vật lí.

Câu luyện tập sgk trang 17:

Hãy kể các ví dụ về biến đổi vật lí trong đời sống.

Trả lời

Một số biến đổi vật lí trong đời sống là:

  • Hiện tượng băng tan.
  • Thủy tinh nóng chảy.
  • Cồn bay hơi.
  • Đập nhỏ than trước khi cho vào lò
  • Vò nát một tờ giấy,…
  1. Sự biến đổi hóa học

THẢO LUẬN NHÓM

  • Nhóm A: Thực hiện thí nghiệm 1 sgk trang 17 và trả lời câu hỏi 6,7 sgk trang 17.
  • Nhóm B: Thực hiện thí nghiệm 2 và trả lời câu hỏi 8 sgk trang 18.

Thí nghiệm 1: Làm đục nước vôi trong

Thí nghiệm 1: Làm đục nước vôi trong

Hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm (1) là xuất hiện bọt khí.

Hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm (2) là xuất hiện kết tủa.

Thí nghiệm 2: Đốt cháy kim loại magnesium (Mg)

Dấu hiệu nào cho thấy đã có sự thay đổi chất ở thí nghiệm 2?

Dấu hiệu cho ta thấy có sự biến đổi chất ở thí nghiệm này là có xuất hiện bọt khí và bọt khí này khiến nước vôi trong xuất hiện kết tủa.

Hãy mô tả hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 2 và cho biết sản phẩm sau khi mảnh magnesium đã bị đốt với mảnh magnesium ban đầu có gì khác nhau?

Hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 2: miếng magnesium bị đốt tạo ra lửa, tỏa nhiều nhiệt và xuất hiện tàn tro.

Mảnh magnesium sau khi bị đốt tạo thành tro dạng bột có màu trắng, không còn giữ được bản chất kim loại ban đầu.

KẾT LUẬN

Khi chất biến đổi tạo ra chất khác, được gọi là biến đổi hóa học.

Trong đời sống có nhiều hiện tượng về biến đổi hoá học, hãy kể thêm vài ví dụ cho biến đổi này.

Trả lời

Hiện tượng biến đổi hóa học:

  • Đốt cháy nhiên liệu.
  • Nung đá vôi thành vôi sống
  • Tôi vôi
  • Quang hợp và hô hấp
  • Quá trình hoa quả chín
  • Sắt để lâu trong không khí bị gỉ,…

LUYỆNTẬP

TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sau khi giặt quần áo, để cho nhanh khô, ta thường đem quần áo phơi dưới ánh nắng. Sự biến đổi xảy ra là

  1. Cả biến đổi hóa học và biến đổi vật lí.
  2. Biến đổi hóa học.
  3. Biến đổi vật lí.
  4. Không có sự biến đổi nào xảy ra.

Câu 2: Quá trình nước từ thể khí thành thể lỏng đã xảy ra sự biến đổi

  1. Không có sự biến đổi.
  2. Biến đổi hóa học.
  3. Cả biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
  4. Biến đổi vật lí.

Câu 3: Sulfur cháy trong không khí tạo thành chất mới là sulfur dioxide. Ở đây đã xảy ra sự biến đổi

  1. Không có sự biến đổi.
  2. Hóa học.
  3. Cả biến đổi vật lí và biến đổi hóa học.
  4. Vật lí.

Câu 4: Trong các biến đổi sau, hãy cho biết đâu là biến đổi hóa học

  1. Rơm rạ cháy tạo thành tro.
  2. Khi nấu cơm, nước bay hơi.
  3. Cô cạn dung dịch đường cho đậm đặc.
  4. Hòa tan đường vào nước.

Câu 5: Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi hóa học với biến đổi vật lí là

  1. Sự thay đổi về màu sắc của chất.
  2. Có giữ nguyên chất ban đầu hay không.
  3. Sự thay đổi về trạng thái của chất.
  4. Sự thay đổi về hình dạng của chất.

LUYỆN TẬP

TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM

Câu 6: Trong các biến đổi sau, hãy cho biết đâu là biến đổi hóa học

  1. Đốt gas để thu nhiệt.
  2. Khi nấu cơm, nước bay hơi.
  3. Cô cạn dung dịch đường cho đậm đặc.
  4. Hòa tan đường vào nước.

Câu 7: Khi trời lạnh, chúng ta thấy mỡ đóng thành tảng. Khi đun nóng, các tảng mỡ này tan chảy. Nếu đun quá lửa, thì một phần mỡ hóa hơi và một phần bị cháy đen. Hãy chỉ ra đâu là sự biến đổi hóa học

  1. Mỡ đóng tảng khi trời lạnh.
  2. Mỡ tan chảy khi đun nóng.
  3. Đun quá lửa mỡ bị cháy.
  4. Không có sự biến đổi hóa học.

TRÒ CHƠI TRẮC NGHIỆM

Câu 8: Trong các hiện tượng sau

(1) Pha loãng nước muối.

(2) Đốt cháy mẩu giấy.

(3) Nước bốc hơi.

(4) Sulfur cháy trong không khí.

Hãy cho biết đâu là sự biến đổi vật lý?

  1. (1), (2).
  2. (1), (3).
  3. (2), (3).
  4. (3), (4).

VẬN DỤNG

  • Trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập.

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1: Hãy tìm một số ví dụ để thấy được những lợi ích của biến đổi vật lí và biến đổi hóa học phục vụ cho đời sống của con người?

Câu 2: Trong quá trình quang hợp ở thực vật đã xảy ra sự

biến đổi nào? Quá trình quang hợp đã sử dụng năng lượng

ánh sáng mặt trời để biến đổi những chất nào thành những

chất nào?

Câu 3: Để thức ăn lâu ngày bị thiu, hư hỏng là hiện tượng vật lí hay hóa học. Em hãy nêu các phương pháp bảo quản thức ăn, kéo dài thời gian sử dụng chúng.

Trả lời

Câu 1:

Hãy tìm một số ví dụ để thấy được những lợi ích của biến đổi vật lí và biến đổi hóa học phục vụ cho đời sống của con người?

Một số ví dụ cho thấy lợi ích của biến đổi vật lí và biến đổi hoá học phục vụ cho cuộc sống của con người:

  • Đốt cháy khí gas dùng trong đun nấu.
  • Đốt cháy nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, luyện gang, thép…
  • Phơi khô thóc, ngô … để bảo quản được lâu hơn.
  • Chẻ nhỏ củi để nhóm bếp nhanh hơn và cháy to hơn.

Câu 2:

Trả lời

Trong quá trình quang hợp ở thực vật đã xảy ra sự biến đổi hóa học. Nước và carbon dioxide bị biến đổi thành các chất hữu cơ và giải phóng khí oxygen.

Câu 3: Để thức ăn lâu ngày bị thiu, hư hỏng là hiện tượng vật lí hay hóa học. Em hãy nêu các phương pháp bảo quản thức ăn, kéo dài thời gian sử dụng chúng.

  • Thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu, hư hỏng là hiện tượng hóa học.
  • Các phương pháp bảo quản thức ăn, kéo dài thời gian sử dụng là:
  • Bảo quản trong tủ lạnh:
  • Phơi khô, sấy khô:
  • Muối chua:
  • Ngâm siro:
  • Bảo quản trong môi trường chân không:

....

Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: Giáo án powerpoint khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo, GA trình chiếu khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo, GA điện tử khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo, bài giảng điện tử khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay