Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 32: Hệ tiêu hóa ở người
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 32: Hệ tiêu hóa ở người. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Bài 32: Hệ tiêu hóa ở người
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: nêu cấu tạo hệ tiêu hóa ở người.
Giải:
Hệ tiêu hóa bao gồm các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa.
Câu 2: Nêu chức năng của hệ tiêu hóa.
Giải:
Hệ tiêu hóa có chức năng biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và loại các chất thải ra khỏi cơ thể.
Câu 3: Tác dụng khi xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học là?
Giải:
Giúp bảo vệ sức khỏe, phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa (sâu răng, viêm dạ dày)
Câu 4: các chất nào trong thức ăn không bi biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa
Giải
Nước, vitamin, muối khoáng.
- THÔNG HIỂU
Câu 1: Quá trình tiêu hóa gồm những hoạt động nào?
Giải
– Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động: ăn và uống; chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa; tiêu hóa thức ăn (biến đổi lí học và hóa học); hấp thu chất dinh dưỡng và thải phân.
Câu 2: Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
Giải:
Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic.
Câu 3: Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa?
Giải:
Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hóa học qua quá trình tiêu hóa: vitamin, muối khoáng, nước.
3. VẬN DỤNG
Câu 1: khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là? Vì sao?
Giải:
Vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt biển đổi một phần thành đường mantozo, đường này đã tác dụng vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
Câu 2: thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lí học và hóa học không?
Giải:
Thời gian đi qua thực quản rất nhanh (chỉ 2 – 4 giây) nên có thể xem như thức ăn không được biến đổi gì về mặt hóa học và lí học.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1 : Vì sao protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng protein của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?
Giải:
- Protein trong thức ăn bị dicht vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
Câu 2: Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với những loại chất nào trong thức ăn? Biểu hiện như thế nào?
Giải:
- Sự biến đổi hóa học ở ruột non được thực hiện đối với: tinh bột và đường đôi, lipit, protein
- Tinh bột và đường đôi được enzim amilaza phân giải thành đường mantozo, đường mantozo tiep tục được enzim mantaza phân giải thành đường glucozo (đường đơn)
- Protein được enzim pepsin và trypsin phân cắt thành peptit, peptit tiếp tục được enzim chymotrysin phân giải thành axit amin
- Lipit được các muối mật trong dịch mật tách chúng thành các giọt lipit nhỏ, từ các giọt lipit nhỏ, chúng được enzim lipaza phân giải thành aixt béo và glixerin.