Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 46: Quần thể sinh vật

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 46: Quần thể sinh vật . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

 

Bài 46: Quần thể sinh vật

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Quần thể sinh vật là gì?

Giải:

Là tập hợp những các thể cùng loại, sinh sống trong một khoảng thời không gian xác định,vào một thời điểm nhất định; trong đó, các cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Câu 2: nêu đặc trưng quần thể sinh vật.

Giải:

Quần thể sinh vật có các đặc trưng cơ bản như: kích thước quần thể, tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi và sự phân bố cá thể trong quần thể,…

Câu 3: hãy nêu một số biện pháp bảo vệ quần thể sinh vật.

Giải:

Bảo tồn nguyên vị; bảo tồn chuyển vị; thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia, quốc tế về bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Dựa vào những đặc điểm nào để xác định một nhóm cá thể là quần thể sinh vật?

Giải

Những đặc điểm để xác định một nhóm cá thể là quần thể sinh vật:

- Cùng loài.

- Cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 2:  Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ, ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) số lượng muỗi nhiều hay ít?

Giải:

Khi tiết trời ấm áp và độ ẩm không khí cao (ví dụ, ví dụ vào các tháng mùa mưa trong năm) muỗi sinh sản nhanh số lượng muỗi nhiều.

Câu 3: -  Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa hay mùa khô?

- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào thời gian nào trong năm?

Giải:

- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa.

- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào những tháng có lúa chín.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy cho 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.

Giải:

Ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể.

   + Số lượng sâu giảm khi số lượng chim sâu tăng.

   + Số lượng thỏ giảm khi rừng bị cháy.

Câu 2 : Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

Giải:

Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng:

  • Mật độ quần thể không cố định mà thường thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật.
  • Khi nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, quần thể phát triển mạnh, số lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.
  • Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác khi số lượng cá thể trong quần thể cao, các sản phẩm thừa và sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm môi trường sống, quần thể phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh trở về mức độ cân bằng.

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1 : Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?

Giải:

Ngoài đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác, quần thể người còn có những đặc điểm kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác không có. Đó là do con người có hệ thần kinh phát triển cho phép con người có lao động và tư duy, có óc sáng tạo, luôn làm việc có mục đích trước, có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay