Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo bài 29,30: Khái quát về cơ thể người. Hệ vận động ở người
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 29,30: Khái quát về cơ thể người. Hệ vận động ở người. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 chân trời sáng tạo
Bài 29,30: Khái quát về cơ thể người + Hệ vận động ở người
1. NHẬN BIẾT
Câu 1: hãy nêu một số cơ quan trong cơ thể người.
Giải:
- Một số cơ quan trong cơ thể người: tim (co bóp, đẩy máu đi nuôi cơ thể), phổi (trao đổi khí), dạ dày (co bóp, nhào trộn thức ăn)….
Câu 2: Nêu các hệ cơ quan trong cơ thể người.
Giải:
Các hệ cơ quan trong cơ thể người gồm hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết, hệ sinh dục.
Câu 3: hệ vận động ở người bao gồm những gì?
Giải:
Hệ vận động ở người gồm bộ xương và hệ cơ, hoạt động phụ thuộc vào hệ thần kinh.
Câu 4: bộ xương được chia thành mấy phần? đó là những phần nào?
Giải:
Bộ xương người được chia làm 3 phần: xương đầu, xương thân và xương tứ chi (xương tay, xương chân).
2. THÔNG HIỂU
Câu 1: hãy nêu đặc điểm các loại khớp cơ bản.
Giải
- Khớp động (khớp khuỷu tay, khớp đầu gối,...) là khớp cử động dễ dàng.
- khớp bán động (khớp cột sống, khớp bả vai,…) là khớp cử động hạn chế.
- khớp bất động (khớp hộp sọ) là khớp không cử động được.
Câu 2: hãy nêu chức năng của bộ xương.
Giải:
Bộ xương đảm nhiệm chức năng tạo khung cơ thể, nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của cơ sở. Sự phối hợp của hệ xương và hệ cơ tạo nên mọi vận động của cơ thể.
Câu 3: hãy nêu một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động.
Giải:
Một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động thường gặp như: vẹo cột sống, loãng xương, viêm khớp, gai cột sống, thoái hóa cột sống,…
3. VẬN DỤNG
Câu 1: Những điểm khác nhau giữa xương người và xương tay?
Giải:
- Xương chi trên gắn với cột sống nhờ xương đai vai, xương chi dưới gắn với cột sống nhờ xương đai hông. Do tư thế đứng thẳng và lao động mà đai vai và đai hông phân hóa khác nhau.
- Đai vai gồm 2 xương đòn, 2 xương bả. Đai hông gồm 3 đôi xương là xương chậu, xương háng và xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc.
- Xương cổ tay, xương bàn tay, và xương cổ chân, xương bàn chân cũng phân hóa. Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt. Xưởng cổ chân có xương gót phát triển về phía sau làm cho diện tích bàn chân đế lớn, đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thẳng. Xương bàn chân hình vòm là cho bàn chân có diện tích tiếp xúc với mặt đất nhỏ hơn hơn diện tích bàn chân đế, giúp việc đi lại dễ dàng hơn.
Câu 2: Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau ra sao? Vì sao có sự khác nhau đó?
Giải:
- Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
- Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
Nêu đặc điểm của khớp bất động:
- Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được.
4. VẬN DỤNG CAO
Câu 1 : Luyện tập thường xuyên có tác dụng dụng như thế nào đến các hệ cơ quan trong cơ thể và dẫn tới kết quả gì đối với cơ thể?
Giải:
- Tăng thể tích của cơ
- Tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai. Do đó năng suất lao động cao.
- Làm xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối
- Làm tăng năng lực hoạt động của các cơ quan khác như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa
- Làm cho tinh thần sảng khoái
Câu 2: Giải thích vì sao xương động vật được hầm thì bở?
Giải:
Khi hầm xương bò, lợn…….chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy nước hầm xương thường sánh và ngọt lại. Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên bị bở.