Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 1: Thánh Gióng

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Cánh diều. Giáo án Bài 1: Thánh Gióng. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Cánh diều Bài 1: Thánh Gióng


BÀI 1: THÁNH GIÓNG

THỬ TÀI ĐOÁN TRANH

Hình ảnh sau gợi em nhớ đến nhân vật nào trong truyền thuyết? Hãy nêu những hiểu biết của em về nhân vật này?

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU CHUNG
  • Thể loại
  • Đọc, tóm tắt văn bản
  • Bố cục văn bản
  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
    • Sự ra đời của Gióng
    • Sự trưởng thành của Gióng
    • Gióng đáng giặc và bay về trời
    • Những dấu tích còn lại

III. TỔNG KẾT

  • Nội dung – ý nghĩa
  • Nghệ thuật
  1. Tìm hiểu chung

Dựa vào mục Kiến thức ngữ văn, hãy nêu khái niệm, chi tiết, cốt truyện, nhân vật của thể loại truyền thuyết?

  • Khái niệm: là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân
  • Chi tiết: Là những sự việc nhỏ trong văn bản, tạo nên sự sinh động của tác phẩm
  • Cốt truyền: Là một hệ thống sự kiện được sắp xếp theo một ý đồ nhất định nhằm thể hiện nội dung, ý nghĩa của tác phẩm
  • Nhân vật: Là người, con vật, đồ vật… được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học.

HƯỚNG DẪN ĐỌC TRUYỆN

  • Đoạn Gióng ra đời: ngạc nhiên, hồi hộp.
  • Đoạn Gióng trả lời sứ giả: dõng dạc, trang nghiêm.
  • Đoạn cả làng nuôi Gióng: háo hức, phấn khởi.
  • Đoạn Gióng đánh giặc: cần đọc với giọng khẩn trương, mạnh mẽ.
  • Đoạn cuối: chậm, nhẹ, mang màu sắc huyền thoại.

? Hãy sắp xếp những hình ảnh trên và liệt kê những sự việc chính của truyện theo đúng trình tự diễn biến?

Phần 1: Từ đầu đến “đặt đâu thì nằm đấy”: Sự ra đời của Gióng

Phần 2: Tiếp theo đến “bay lên trời”: Gióng đánh giặc cứu nước và bay về trời

Phần 3: Đoạn còn lại: Những dấu tích còn lại

  1. Đọc hiểu văn bản
  2. Sự ra đời của Gióng

Yêu cầu: Thảo luận cặp đôi

Nhiệm vụ:

  1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
  2. nêu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh diễn ra các sự việc trong câu chuyện.
  3. Hãy tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng? Có những chi tiết nào là chi tiết hoang đường? Qua đó, con có nhận xét gì?

Những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng

  1. Đọc hiểu văn bản
  2. Sự ra đời của Gióng
  • Vợ chồng ông lão phúc đức, hiếm muộn
  • Bà mẹ ướm vào vết chân lạ -> thụ thai
  • Mang thai 12 tháng mới sinh
  • Gióng lên ba: không biết nói, cười, không biết đi.

=> Sự ra đời kì lạ, báo hiệu một con người phi thường

LUYỆN TẬP

Hãy quan sát tranh và tóm tắt ngắn gọn truyện Thánh Gióng

  1. Sự trưởng thành của Gióng

Sự kiện già đã xảy ra? Cậu bé Gióng đã có phản ứng gì?

  • Gióng cất tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.
  • Bà con xóm làng vui lòng góp gạo nuôi Gióng.
  • Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

THẢO LUẬN NHÓM

  • - ThờI gian: 5 phút
  • - Nhiệm vụ: Hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết đặc sắc trong truyện
  • Nhóm 1: Tiếng  nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc
  • Nhóm 2: Bà con xóm làng vui lòng góp gạo nuôi Gióng.
  • Nhóm 3: Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.

NHÓM 1

  • Chi tiết: Tiếng nói đầu tiên:
    • “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”
    • “Ta sẽ phá tan lũ giặc này”
  • Ý nghĩa: Gióng là hình ảnh của nhân dân, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước.

=> Đó là nhiệm vụ, sứ mệnh cao cả của Gióng là bảo vệ đất nước. Đáp ứng tiếng goi cứu nước khi Tổ quốc lâm nguy.

NHÓM 2

  • Chi tiết: Bà con góp gạo nuôi chú bé.
  • Ý nghĩa:
    • Gióng lớn lên bằng thức ăn, đồ mặc của nhân dân, nuôi dưỡng bằng những cái bình thường, giản dị.
    • Chi tiết còn nói lên truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta từ thuở xưa. Nhan dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh ra trận đánh giặc.

à Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của toàn dân. Một người không thể cứu nước, toàn dân hợp sức thì công cuộc đánh giặc cứu nước mới trở lên mau chóng.

NHÓM 3:

  • Chi tiết: Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ:
  • Ý nghĩa:
    • Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ nhân dân ta quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công.
    • Sự lớn lên của Gióng đã đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ cứu nước. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc ta vụt lớn dậy như Thánh Gióng, tự mình thay đổi tư thế tầm vóc của mình.
  1. Sự trưởng thành của Gióng
  • Hoàn cảnh: Giặc Ân xâm lược.
  • Gióng cất tiếng nói muốn đi đánh giặc cứu nước.

=> Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

  • Sau khi gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi à sự trưởng thành để đáp ứng nhiệm vụ cao cả.
  • Bà con góp gạo nuôi chú bé.

=> thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân. Gióng là người anh hùng của nhân dân, được dân nuôi lớn, mang theo sức mạnh của toàn dân.

  1. Gióng đánh giặc và bay về trời

Theo dõi văn bản và hình ảnh, cho biết chiến công phi thường mà Gióng đã làm nên là gì?

  • Gióng phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu, giết hết lớp này đến lớp khác
  • Roi sắt gãy, Gióng nhổ những cụm tre cạnh đường quật giặc tan vỡ.
  • Tráng sĩ đánh giặc xong, cởi giáp sắt bỏ lại và bay thẳng lên trời.

THẢO LUẬN NHÓM: Nhóm 1,2

(thời gian: 1 phút 30 giây)

Con hãy tìm ra những dấu hiệu nghệ thuật  mà nhân dân ta sử dụng trong đoạn trích?  Qua đó, con có suy nghĩ gì về hình tượng  Thánh Gióng khi ra trận?

THẢO LUẬN NHÓM: Nhóm 3,4

(thời gian: 1 phút 30 giây)

Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay về trời. (Con có đồng tình với cách kết thúc truyện như trên không? Vì sao?)

  • KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM

- Roi sắt gãy. Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc:

  • + Sự sáng tạo, nhanh trí của Gióng
  • + Thể hiện quyết tâm giết giặc đến cùng.

- Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay về trời:

  • + Sự trung thực, không vụ lợi
  • + Gióng về với cõi vô biên, bất tử, sống mãi trong lòng dân tộc.

? Sau khi Gióng bay về trời, những dấu tích lịch sử nào còn sót lại? Qua đó, con có nhận xét gì về thái độ của nhân dân ta?

  1. Những dấu tích còn lại
  • Đền thờ Phù Đổng Thiên Vương
  • Bụi tre đằng ngà
  • Ao hồ liên tiếp
  • Làng Cháy

=> Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân.

III. Tổng kết

  • Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộc ta.
  • Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.
  • Nghệ thuật
  • - Chi tiết tưởng tượng kì ảo
  • - Khéo kết hợp huyền thoại và thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường)

LUYỆN TẬP

Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

- Tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân

- Biểu tượng về lòng yêu nước, sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

- Ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm thời kì đầu dựng nước.

Trong truyện Thánh Gióng, cậu bé Gióng cất tiếng nói đầu tiên khi nào?

Khi nghe sứ giả của nhà vua đi loan truyền tìm người tài giỏi cứu nước, phá giặc Ân.

Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?

Phù Đổng Thiên Vương.

Nêu ý nghĩa của truyện truyền thuyết Thánh Gióng?

Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.

Những di tích còn để lại của Thánh Gióng thể hiện thái độ gì của nhân dân ta?

Thể hiện sự trân trọng, biết ơn, niềm tự hào và ước muốn về một người anh hùng cứu nước giúp dân.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về lễ hội Gióng?

HỘI GIÓNG

  • Thời gian tổ chức: ngày 9 và 10 tháng 4 (Âm lịch) được ví như “một bảo tàng văn hóa, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa - tín ngưỡng”.
  • Năm 2010, Hội Gióng được UNESCO tôn vinh và công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
  • Lễ hội Thánh Gióng ở xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) là lễ hội ở nơi sinh, lễ hội đền Sóc ở huyện Sóc Sơn là lễ hội ở nơi một nhân vật huyền thoại đã được lịch sử hóa, thành một nhân vật tín ngưỡng, một anh hùng dân tộc.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ

  1. Bài cũ
  • Học bài

- Tìm đọc các bài viết về Thánh Gióng

  1. Soạn tiếp văn bản

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay