Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Làm một bài thơ lục bát

Giáo án PowerPoint Ngữ văn 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 3: Viết Làm một bài thơ lục bát. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem video về mẫu Giáo án PowerPoint ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo bài 3: Làm một bài thơ lục bát


VIẾT

LÀM MỘT BÀI THƠ LỤC BÁT

 

KHỞI ĐỘNG

Hãy đọc một bài ca dao hoặc một bài thơ lục bát mà em đã học hoặc đã học.

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. TÌM HIỂU CHUNG

Cách đặt vấn đề của tác giả

Hãy đọc SGK trang 70,71 và trả lời câu hỏi:

- Em hiểu thế nào là một bài thơ? Thơ khác văn xuôi ở điểm nào ?

- Khi nào người ta làm thơ? Khi sáng tác thơ cần đảm bảo những yêu cầu gì?

- Nhắc lại thơ lục bát và đặc điểm thơ lục bát?

  • Thơ: Là khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng…
  • Nội dung: Thể hiện được cách nhìn, cách cảm nhận mới lạ, sâu sắc, thú vị…về cuộc sống.
  • Về nghệ thuật:

- Ngôn ngữ: hàm súc, gợi hình gợi cảm.

- Sử dụng các biện pháp tu từ để tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…).

- Sử dụng vần, nhịp một cách hợp lí để làm tang giá trị biểu đạt của ngôn từ.

  1. PHÂN TÍCH VÍ DỤ

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

CHĂN TRÂU ĐỐT LỬA

Chăn trâu đốt lửa trên đồng

Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều

   Mải mê đuổi một con diều

Củ khoai nướng để cả chiều thành tro

  1. Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?

=> Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

  1. Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra cách hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau

Tiếng/

Dòng

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

B

B

T

T

B

B

 

 

Bát

T

B

B

T

T

B

B

B

Lục

T

B

T

T

B

B

 

 

Bát

T

B

T

T

T

B

B

B

Sự hiệp vần: đồng – đông, nhiều – diều – chiều.

=>Đảm bảo sự hiệp vần và phối hợp thanh điệu của bài thơ.

  1. Phân tích ví dụ

Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?

Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người

+ Các chi tiết: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến. 

+ Tác dụng: Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

  1. Phân tích ví dụ

+ Nhóm 1, 3: Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?

+ Nhóm 2, 4: Theo em, nét độc đáo của bài thơ này là gì? Từ đó, khi làm thơ lục bát cần chú ý điều gì?

  1. Phân tích ví dụ

Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.

Nét độc đáo trong nghệ thuật:

  • Phép đối giữa ít - nhiều, rạ rơm (hữu hình) với gió đông (vô hình).
  • Sự liên tưởng độc đáo: củ khoai nướng bị cháy hồng rực đến cảnh hoàng hôn bao trùm không gian rộng lớn.

Cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu

Bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ, đảm bảo cách hiệp vần, phối thanh.

Tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

III. SÁNG TÁC THƠ LỤC BÁT

Dựa vào lí thuyết đã học về thơ lục bát, em hãy tự sáng tác một bài hoặc một cặp câu lục bát (chủ đề tùy chọn).

  1. Xác định đề tài, đối tượng, mục đích.
  2. Tìm ý tưởng cho bài thơ.

Ý tưởng có thể đến bất chợt, cũng có thể là những sự việc, con người, cảnh sắc đã diễn ra mà mình ấn tượng sâu sắc.

Suy nghĩ vể ý tưởng mà mình muốn viết (thể hiện).

Chọn một ý tưởng (sự việc, con người…) mà mình tâm đắc nhất.

  1. Tìm ý tưởng cho bài thơ.

Ý tưởng của tôi vê bài thơ sẽ viêt:

  1. Sự việc, con người, cảnh sắc thiên nhiên đã để lại cho tôi cảm xúc sâu sắc là

……………………………………………………………..............................................................

  1. Từ ngữ, hình ảnh nảy sinh trong đẩu tôi là

……………………………………………….................................................................................

  1. Tôi viết điều này ra để

……………………………………………….............................................................................

  1. Làm bài thơ lục bát.
  • Thể hiện ý tưởng ra bằng từng dòng thơ.
  • Lần lượt điền các tiếng của từng dòng thơ vào bảng quy định thanh điệu và hiệp vần của thơ lục bát.
  • Cần sử dụng các biện pháp tu từ để tăng hiệu quả nghệ thuật cho bài thơ (ẩn dụ, so sánh, nhân hóa…)
  • Chú ý giọng điệu phù hợp với nội dung, cảm xúc mình muốn thể hiện.

QUY ĐỊNH THANH VÀ HIỆP VẦN TRONG THƠ LỤC BÁT

    Tiếng

Dòng

1

 

2

3

4

5

6

7

8

Lục

 

thanh

 

thanh

 

thanh

vần

 

 

Bát

 

 

 

 

 

thanh:

vần

 

thanh:

vần:

Lục

 

thanh

 

thanh

 

thanh:

vần

 

 

Bát

 

 

 

 

 

thanh:

vần

 

thanh:

vần

  1. Chỉnh sửa và chia sẻ.

- Kiểm tra xem tiếng nào, dòng nào chưa chuẩn thì sửa lại.

- Tuy nhiên, thơ không chỉ đúng về luật mà còn cảm xúc. Câu nào chưa thể hiện cảm xúc cũng cần phải sửa (thay đổi).

- Đọc diễn cảm bài thơ bằng giọng điệu phù hợp. Sau đó dùng bảng (bên dưới) để điều chỉnh nội dung và hình thức bài thơ.

- Chia sẻ bài thơ với người thân trong gia đình hoặc bạn bè để mọi người góp ý giúp. Sau đó lại tiếp tục điều chỉnh cho đến lúc bản thân thấy thật ưng ý.

BẢNG KIỂM NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC

Phương diện

Nội dung kiểm tra

Đạt/

Chưa đạt

 

 

 Hình thức

 

Bài thơ gồm các dòng lục (6 tiếng) và các dòng bát (8 tiếng).

 

Các dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp chẵn.

 

Cách hiệp vần: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát kế nó.

 

Tiếng thứ 8 của câu bát đó lại vần với tiếng thứ 6 của câu lục kế tiếp.

 

Bài thơ sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp từ…

 

Nội dung

Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một suy nghĩ, một cách nhìn nào đó về cuộc sống.

 

LUYỆN TẬP

HS thực hành viết và tổ chức cuộc thi sáng tác thơ trong lớp.

VẬN DỤNG

HS tìm đọc một số thơ lục bát cùng chủ đề mà HS chọn viết để tham khảo cách viết, cách dùng từ ngữ, biện pháp thu từ.

VỀ NHÀ

Hoàn thành bài thơ tự sáng tác.

Chuẩn bị bài mới: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát

 

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Có đầy đủ giáo án powerpoint - điện tử các môn lớp 6

Tài liệu khác môn Ngữ văn 6

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay